[TT Hữu ích] Cuộc sống thường ngày ở Laval, tỉnh Québec, Canada qua ảnh!

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
CENTRE DE FORMATION DES ADULTES (FGA)

hay là Centre d'éducation des adultes

Dịch nôm na là trung tâm giáo dục dành cho người lớn, từ 18+

+ Thứ nhất, hệ thống giáo dục ở đây đúng nghĩa là dành cho việc học tập suốt đời, miễn phí cho hết bậc phổ thông.

+ Thứ hai, những trung tâm này dành cho ai?


1, Dành cho tụi học sinh đến tuổi 18 những vẫn chưa lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông. Nhiều đứa học kém, học lười nên không thể lấy bằng phổ thông được. Sau 18 là không thể ở lại trường phổ thông mà phải chuyển về các trung tâm này.

2, Vì bên này dân bản xứ được đi làm hợp pháp từ tuổi 14, đa phần chúng bắt đầu làm kiếm tiền bằng những việc tay chân từ khi 16 nên nhiều đứa nó sẽ chọn đi làm, rồi ra ở riêng vì nó thấy đi làm có tiền, được tự do, khỏi học này....Rồi đi làm vài năm, lương thì cứ cơ bản, mỗi năm tăng được 1 đến 1.25$ nên nhìn bạn mình học cao đẳng hay đại học ra trường phát làm chuyên môn lương gấp mấy lần cơ bản, nên ức. Vậy thì quay lại con đường học thôi, vào trung tâm này.

3, Dành cho những người lớn tuổi, đi làm mãi rồi chán cái nghề đang làm, hoặc thấy muốn đổi nghề mà trường cao đẳng nó yêu cầu phải học qua môn này, môn kia thì đăng ký học ở đâu? Ở các trung tâm dành cho 18+ chứ ở đâu.

4, Dành cho bọn nhập cư mà chưa được học hành đến nơi đến chốn ở quê nhà. Đứa nào chưa biết chữ thì đi học lớp xóa mù Alphabetisation, đứa nào xóa mù xong thì đi học lớp Pre-secondaire tức là lớp bổ túc kiến thức trước bậc phổ thông, rồi chuyển sang bậc phổ thông để lấy đủ môn để vào cao đẳng (cegep).

Tiếp theo, vậy cách học ở các trung tâm này là gì?

1, Bộ giáo dục có nguyên nhiều bộ sách giáo khoa viết cho tụi 18+ này, kiểu sách dành cho việc tự học. Lý thuyết có giải thích, bài tập áp dụng trực tiếp, bài tập nâng cao, củng cố, bài test rồi những bài tập lớn tổng hợp, có lời giải ngắn gọn hoặc đáp số đằng sau sách. Mỗi môn ở mỗi lớp từ secondaire 1 đến secondaire 5 được chia thành 3-4 quyển sách, cứ học xong mỗi quyển sách là sẽ có bài kiểm tra thử rồi sẽ làm bài thi, đạt 60% trở lên thì xong quyển đó, chuyển sang quyển tiếp theo. Mỗi quyển dày khoảng 300 đến 400 trang. Học xong 3-4 quyển đó là xong 1 lớp trong 5 lớp.

2, Cách học? Tên nào cũng có sách rồi, đến giờ thì vào lớp, tự ngồi xuống mà mở sách ra đọc, rồi tự làm bài tập, khó thì mang lên hỏi giáo viên chứ giáo viên khỏi cần giảng cho cả lớp. Chỉ có ngồi xem học sinh có hỏi gì thì trả lời. Rảnh quá thì em hay tóm những đứa nó lơ ngơ, lười lười lên bàn em rồi em giảng cho nó để nó lấy động lực học tiếp. Chắc có mỗi em làm như vậy vì giáo viên khác họ chỉ làm đúng quy trình, tụi mày hỏi thì tao trả lời.

Rồi giờ đến thi thì thi thế nào?

1, Mỗi trung tâm có 1 phòng thi riêng, hoạt động tấp nập mọi ngày luôn vì học sinh thi tại chỗ, khỏi cần đi đâu.

2, Khi nào giáo viên thấy học sinh học ổn, đủ khả năng thi thì viết giấy cho nó đi thi, ngày đó, giờ đó đến phòng thi, có người chuyên trực ở phòng thi, còn có cả một anh bảo vệ canh vòng ngoài. Học sinh nhận đề, ngồi làm, hết giờ thì nộp bài. Có những học sinh thuộc diện gặp khó khăn thì được cho thêm 15 hay 30 phút cho mỗi bài thi.

3, Ngày hôm sau, bài thi sẽ được gửi đến cho giáo viên dạy trực tiếp. Giáo viên sẽ chấm và cho điểm. Sau đó giáo viên sẽ để bài chấm vào cái ô quy định, bài chấm này sẽ được Bộ lưu giữ đến khi nào thì em chưa hỏi. Rồi giáo viên sẽ gọi học sinh lên, nói về bài thi, chỗ nào làm được, chỗ nào chưa làm được, báo điểm qua hay không qua mà không cho học sinh xem lại bài làm đâu nhé. Qua thì đưa giấy cho học sinh đi mua quyển sách kế tiếp, mà trượt thì động viên nó về ôn lại để thi lại.

4, Quy trình này rất rõ ràng, nghiêm ngặt và không có giáo viên nào ưu tiên học sinh nào mà dám chấm thiên vị cả. Có điều tỉ lệ trượt môn thi sẽ ảnh hưởng đến thành thích của trường, của Sở và cả sự tự tin của học sinh nên chỉ khi nào học sinh ôn thật kỹ thì giáo viên mới cho đi thi.

Hình ảnh một lớp học cho 18+, học sinh tự quản lý việc học của mình, đa số là vừa học vừa làm nên đôi khi cũng có mệt mỏi, có nghỉ sớm để về đi làm.

1677825730540.png
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,245
Động cơ
692,709 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học có bao giờ là dễ dàng?

Câu trả lời đương nhiên là không rồi. Em chia sẻ vài dòng với các bác vì đến giờ thì em ghét những người nói trước mặt hay sau lưng em là Cô thì giỏi rồi! Kiểu trong suy nghĩ của họ là em học mọi thứ dễ dàng nên em không hiểu được sự khó khăn của họ trong học hành. Và thế là họ xếp em ở vị trí khác, vị trí không có quyền lên tiếng khi mà họ không học được.

+ Em nói thật luôn là đến tận 2017 thì em chả có biết thứ tiếng nào, Anh hay Pháp, thạo mỗi tiếng Việt thôi. Có chị bên đây nói em là Nói tiếng Anh thì như người Pháp mà nói tiếng Pháp lại ra cái giọng Anh. Ý nói chê đó ạ, chả cái gì ra hồn.

+ Việc đi du học được cũng là nhờ cái chứng chỉ A4 của chương trình song ngữ từ 1999, vô tình mà em thử gửi và hỏi trường là tao có cái này, chứ ban đầu hỏi master giảng dạy thì nó đòi C2, mà chuyển sang master toán thì nó đòi C1 nên gần như là em đã tịt đường xuất ngoại.

+ Khi sang bên này mới nhục á, mọi liên hệ chỉ dám dùng email, vì nhờ anh Google Dịch đới, chứ tuyệt nhiên rất rất sợ điện thoại vì họ nói mình không nghe được. Ví dụ vụ làm thẻ tín dụng Credit, cả hơn 1 năm trời em không thể kích hoạt được vì nó yêu cầu gọi điện kích hoạt mà cứ bấm gọi rồi hệ thống nó trả lời tự động yêu cầu nọ kia là em cúp máy. Dù sau này em mới biết là nó chỉ yêu cầu mình những thông tin cá nhân để xác nhận nhưng hồi đó có nghe được gì đâu.

+ Đi học, đi thi thì các bác biết rồi, mặt lơ ngơ, vào phòng thi mà 10 phút sau khi giáo viên bảo bắt đầu làm bài mà em còn run không viết được.

+ Thời gian làm trợ giảng vẫn còn ám ảnh khi bị sinh viên ngồi dưới nó đặt câu hỏi á. Nếu chỉ giảng thì okie vì em nắm bài rất rõ, nhưng khi sinh viên hỏi là em phải nhanh chóng tiến lại gần đứa hỏi, lắng nghe xem nó hỏi gì, nhiều lúc phải đoán, rồi có khi phải hỏi lại là có phải mày hỏi thế này không để trả lời. Một phần do sinh viên đại học có nhiều đứa nó đến từ các nước nên đôi khi tiếng Pháp của nó cũng í ẹ, nhưng đa phần là chúng nó bản xứ nên chúng nó nói nhanh, mà đôi khi chính nó cũng không biết diễn đạt thế nào cho cái vấn đề nó thắc mắc nên mới nghe thì chưa hiểu (chứ mà em dạy toán ở VN thì hs mở miệng là em biết chúng nó định hỏi gì). Quan trọng nhất là do khả năng nghe của mình nó kém nên mỗi lần như thế là sợ lắm luôn.

+ Còn học thì toàn chuyên môn toán nên cũng không dùng từ nhiều nhưng đến khi viết báo cáo thực tập nghiên cứu mới cười ra nước mắt. Hì hục viết xong mang lên cho thầy, thầy xem mà còn không dám cười (em đoán vậy) rồi thầy bảo H ơi, mày viết đều đúng, kết quả của mày rất đẹp rồi (thầy khen trước á) NHƯNG cái kiểu hành văn của mày là level thấp lắm, chưa ra dáng hàn lâm đâu nên là viết lại đi, thầy nhờ một bạn giúp sửa lại cách viết. Đó, kể ra cho các bác thấy, viết báo cáo nghiên cứu tiếng Việt có khi còn khó nếu văn phong chưa ổn, nói gì đến viết tiếng Pháp mà lại còn trước mặt ông thầy thuộc loại siêu sao của khoa (ông ấy có nhiều bài báo chất lượng, có quỹ đầu tư nghiên cứu cao nhất cái khoa đó) để thấy đằng sau cái bằng master 1 năm của em cũng bầm dập lắm cơ. Cũng gọi là rũ bùn đứng dậy sáng lòa, vì sau đó hội đồng cho em A+ cho cái báo cáo mà không phải sửa chữ nào luôn.

Thôi em dừng, chứ em mà luyên thuyên nữa chắc hết đêm luôn.
Có điều chia sẻ cho các bác thấy là việc học chả bao giờ dễ dàng, chỉ cần mình cứ lỳ ra mà tìm cách thì mới qua được. Chứ nhiều người dè bỉu em để lấp liếm việc họ không học được là em không phục nhá.

Ảnh mùa thu em chụp trong vườn hồi ở nhà thuê.

View attachment 7704824
Đừng dừng mà mợ ơi, em muốn nghe tiếp ạ.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
nghe mợ kể thật khó mà tin được, tiếng của mợ như vậy làm sao mợ có thể xin học bổng? lại còn có thể đưa cả 2 con theo, mợ một mình thì không sao, đưa con theo là cả một vấn đề.
Ủa, sao bác không tin?

Bác đọc thớt cũ thì em có chia sẻ đó. Trường nó chấp nhận chỉ vì vô tình em hết cách nên gửi cái tờ chứng chỉ A4 được cấp từ 1999 mà ai ngờ nó nhận mà không cần chứng minh ngoại ngữ.

Học bổng nào có ai dám ho he xin, chắc chúng nó nhìn bảng điểm của em hồi đại học, cao học ở Việt Nam nên nó cấp học bổng C là loại học bổng miễn học phí cứng, khoảng hơn 7k mỗi kỳ đó. Nó tự cấp chứ em không có dám xin đâu.

Đưa con đi là vì để con ở nhà thì chắc chắn chả ai chăm lo, từ lúc đẻ đã vậy mà, nên em chỉ đi khi cả con cùng đi dù biết cực kỳ khó khăn.

Tại nhiều người cũng không tin như bác nên em mới hé hé chút để mọi người cũng thấy là không có gì là không thể, bác nào còn đang trong thời gian quyết định thì cứ nhìn em mà thêm tý quyết tâm.

1677826104204.png



Cái giấy A4 mà có nó là đời đời ấm no của em đây này.


Sans titre.png
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,372
Động cơ
286,605 Mã lực
Mợ gửi thông tin chi tiết quá. Bên Việt Nam mà mua/bán theo trình tự này thì người mua đỡ rủi ro bao nhiêu nhưng cũng đồng nghĩa với cơ hội của người buôn bds sẽ hẹp lại rất nhiều. Bên ta có khi vẫn bán vịt trời đc mợ ạ. Kiểu vẽ ra cả trăm lô trên giấy rồi bán hay lôi ra đám ruộng chỉ đấy, đất đây giá này ok không? Có khi đặt cọc khoảng 100tr xong tìm chủ đất phải lên chùa con chim. =))
Nó cũng chỉ vào 1 giai đoạn nhất định (khi cung ít hơn cầu), khi 10 năm vừa rồi kinh tế lên, nhu cầu cải thiện và nâng cấp chỗ ở lên nhanh chóng mà cung chưa đáp ứng được, còn em nghĩ sau này cung cầu cân bằng thì sẽ ổn và các bước sẽ như Tây. Em nhớ hồi em mua cái nhà đầu tiên, lúc đó đúng kiểu ai cũng lùng sục mua nhà mà có rất ít lựa chọn.

Nhưng theo các hình thức của Tây nó cũng có điểm dở, phụ thuộc nhiều vào agents và gần như cuộc chơi do property developer set giá (hoặc là em thấy như mấy bộ phim tài liệu thực tế thấy vậy).

Thực tế thì ngày xưa em đi thuê nhà bên kia, nhất là giai đoạn cũng thị trường BĐS tăng trưởng nóng, nó cũng ko coi trọng người mua/thuê lắm đâu, đặc biệt là người thuê nhập cư.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,372
Động cơ
286,605 Mã lực
Ủa, sao bác không tin?

Bác đọc thớt cũ thì em có chia sẻ đó. Trường nó chấp nhận chỉ vì vô tình em hết cách nên gửi cái tờ chứng chỉ A4 được cấp từ 1999 mà ai ngờ nó nhận mà không cần chứng minh ngoại ngữ.

Học bổng nào có ai dám ho he xin, chắc chúng nó nhìn bảng điểm của em hồi đại học, cao học ở Việt Nam nên nó cấp học bổng C là loại học bổng miễn học phí cứng, khoảng hơn 7k mỗi kỳ đó. Nó tự cấp chứ em không có dám xin đâu.

Đưa con đi là vì để con ở nhà thì chắc chắn chả ai chăm lo, từ lúc đẻ đã vậy mà, nên em chỉ đi khi cả con cùng đi dù biết cực kỳ khó khăn.

Tại nhiều người cũng không tin như bác nên em mới hé hé chút để mọi người cũng thấy là không có gì là không thể, bác nào còn đang trong thời gian quyết định thì cứ nhìn em mà thêm tý quyết tâm.

View attachment 7704851


Cái giấy A4 mà có nó là đời đời ấm no của em đây này.


Sans titre.png
Giấy này em cũng có nhưng kém mợ 1 số năm. Nhưng vì em ko dùng nữa nên bản chính em còn vứt luôn ko thèm lấy lại.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,898
Động cơ
246,824 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Mợ thread có cái may mắn thật đúng lúc. Các cụ nói không sai...và mợ cũng giỏi nữa
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Giấy này em cũng có nhưng kém mợ 1 số năm. Nhưng vì em ko dùng nữa nên bản chính em còn vứt luôn ko thèm lấy lại.
Thì đa phần lớp song ngữ của em khi ra trường đều về dạy ở quê hết nên cũng nhiều người để thất lạc cái tờ này, em cũng chả để ý đến nó gần 20 năm á. May có mẹ em gom giữ hộ chứ không thì làm gì có cơ hội mà ngồi đây tán phét với các bác. Bạn em cũng bị mất giấy này, có đợt định đi du học mà còn cày toét mắt mới thi được B2, chứ đừng nói đến C1.

Cũng là vô tình khi em thấy học master toán nó cũng đòi C1 thì coi như cửa đi của em đóng hẳn. Em cũng có đợt ôn thi ilets mà có ăn thua gì đâu vì vừa đi dạy 2 trường lại thêm con cái nên chả học tập trung được. Tự nhiên nảy ra ý định gửi thử cái A4 này cho trường hỏi là tao có cái này đó, mày thấy sao thì thấy nó bảo Ừ, khỏi cần chứng minh tiếng Pháp.

Đúng là may hơn khôn ạ!

Chứ không thằng cu nhà em nào được ngắm và trèo lên cái tháp này.

1677828438173.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Mợ thread có cái may mắn thật đúng lúc. Các cụ nói không sai...và mợ cũng giỏi nữa
Bác thấy có đúng không, đúng là may hơn khôn ấy.

Nên là lần sau có cái giấy tờ gì thì nhớ scan rồi lưu trữ lại kẻo mất cơ hội ấm no.

Mùa thu đầu tiên năm 2018 đây ạ.


1677828599854.png
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,372
Động cơ
286,605 Mã lực
Thì đa phần lớp song ngữ của em khi ra trường đều về dạy ở quê hết nên cũng nhiều người để thất lạc cái tờ này, em cũng chả để ý đến nó gần 20 năm á. May có mẹ em gom giữ hộ chứ không thì làm gì có cơ hội mà ngồi đây tán phét với các bác. Bạn em cũng bị mất giấy này, có đợt định đi du học mà còn cày toét mắt mới thi được B2, chứ đừng nói đến C1.

Cũng là vô tình khi em thấy học master toán nó cũng đòi C1 thì coi như cửa đi của em đóng hẳn. Em cũng có đợt ôn thi ilets mà có ăn thua gì đâu vì vừa đi dạy 2 trường lại thêm con cái nên chả học tập trung được. Tự nhiên nảy ra ý định gửi thử cái A4 này cho trường hỏi là tao có cái này đó, mày thấy sao thì thấy nó bảo Ừ, khỏi cần chứng minh tiếng Pháp.

Đúng là may hơn khôn ạ!

Chứ không thằng cu nhà em nào được ngắm và trèo lên cái tháp này.

View attachment 7704908
Trên đời này cái gì xảy ra là do số phận. Mợ làm mất, khéo cháu h ko nhìn cái tháp đấy lại nhìn những thứ khác cũng to đẹp không kém chẳng hạn. Đôi khi đời ko biết thế nào mà lần, mợ nhỉ.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Nó cũng chỉ vào 1 giai đoạn nhất định (khi cung ít hơn cầu), khi 10 năm vừa rồi kinh tế lên, nhu cầu cải thiện và nâng cấp chỗ ở lên nhanh chóng mà cung chưa đáp ứng được, còn em nghĩ sau này cung cầu cân bằng thì sẽ ổn và các bước sẽ như Tây. Em nhớ hồi em mua cái nhà đầu tiên, lúc đó đúng kiểu ai cũng lùng sục mua nhà mà có rất ít lựa chọn.

Nhưng theo các hình thức của Tây nó cũng có điểm dở, phụ thuộc nhiều vào agents và gần như cuộc chơi do property developer set giá (hoặc là em thấy như mấy bộ phim tài liệu thực tế thấy vậy).

Thực tế thì ngày xưa em đi thuê nhà bên kia, nhất là giai đoạn cũng thị trường BĐS tăng trưởng nóng, nó cũng ko coi trọng người mua/thuê lắm đâu, đặc biệt là người thuê nhập cư.
Vâng bác,

Về giá nhà nó do cái gì quyết định thì em chưa tìm hiểu nên chưa dám phán nhưng với tư cách mình đi mua nhà thì cứ tìm được cái nào ưng ý và có thể trong khả năng của mình thì cố gắng.

Khi em mua nhà thì nhiều người chê cười, kiểu tự nhiên lại khoác cái cục nợ vào mình, kể cả người ở Việt Nam lẫn ở Mỹ nhưng em kệ, quan trọng nhất là mình và con được sống thoải mái, có một mái ấm để mình chăm sóc. Con em từ ngày mua nhà nó cũng vất hơn về cắt cỏ, dọn tuyết rồi chăm lo các hư hỏng nhỏ trong nhà nhưng nó sống có trách nhiệm hơn nhiều vì nó biết đó là nhà của nó.

Còn em cũng thế, lúc trước đi thuê nhà thì giá thuê từ 2018 là 800$ cho cái căn hộ 4 1/2 có 2 phòng ngủ, không bao gì thì em cũng chỉ đi làm hoặc đi học và thu nhập được khoảng trên dưới 2000 là thấy cũng sống tạm, không đến nỗi. Nhưng đến khi mua nhà, có nhiều cái phải tiêu, nhiều nhu cầu hơn lại thêm cục nợ to đùng thì cái đầu lại đặt vào chế độ hoạt động cao để tìm cách kiếm tiền. Lúc đó hoặc nợ nó đè mình hoặc mình chén nợ, thế thôi.

Còn vụ coi trọng thì cũng không hẳn, bọn Tây nó ngại phiền phức nên khi nó cho thuê nhà thì nó xét rất kỹ về tài chính xem có trả được tiền nhà không hoặc nó có nhà cho thuê thì nó thuê công ty quản lý luôn, mất phí nhưng nhẹ đầu. Tuy nhiên người thuê cứ giữ nhà sạch sẽ, an toàn và trả tiền đều đặn là ổn, chả có chủ nhà nào nó chê.

Dân nhập cư mới đến, chưa có việc, chưa có giấy tờ, có ít tiền trong ngân hàng thì khó mà thuê nhà được nên chắc bác có cảm giác không được coi trọng.

1677829194404.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Trên đời này cái gì xảy ra là do số phận. Mợ làm mất, khéo cháu h ko nhìn cái tháp đấy lại nhìn những thứ khác cũng to đẹp không kém chẳng hạn. Đôi khi đời ko biết thế nào mà lần, mợ nhỉ.
Vâng, thêm khả năng nữa là có khi cháu nó cũng chả nhìn thấy cái gì to đẹp như thế hoặc hơn thế mà toàn nhìn những cái kém thế.

Con trai em vào năm 15 tuổi có nói với em: Ở bên này con thấy con có thể làm nhiều thứ hơn là nếu con ở Việt Nam. Con cảm ơn mẹ đã đưa con đến đây. Mẹ kệ người ta nói gì thì nói nhưng con tin là mẹ đã làm đúng.

Những điều thằng cu nhà em nói tuy chỉ là suy nghĩ ngây ngô nhưng nó đã nói được một trong 3 mục tiêu đào tạo của giáo dục Quebec. Đó chính là phát triển khả năng hành động (Développement du pouvoir d'action).

1677829487485.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Không đâu cụ ạ, mợ ấy làm được như vậy là cả một sự cố gắng lớn (mà em còn không dám tin sao mợ ấy có thể làm được) và em chắc chắn rằng điều đó tốt cho con mợ ấy hơn.
Em nói tiếp bác rồi em đi khò, sáng mai em lại đi cày sớm.

Nhiều người nói Ủa đi định cư thế là mất gốc à, thế là bỏ quê à?

Trời ơi, có sang đây mới thấy đâu phải một mình mình bỏ xứ ra đi, dân ở nước nào cũng có hết á, người Ý có mặt ở đây lâu lắm rồi nên họ để lại dấu ấn ở kiến trúc Ý cực kỳ tiện lợi trong từng ngôi nhà. Ông chủ nhà cũ của em là người Bồ Đào Nha, bố mẹ qua đây khi ông ấy mới 2 tuổi. Cu học sinh mấy hôm nay em kèm nó nhiều ở trên lớp người Philipin đẻ tại đây luôn. Nó trò chuyện với em bảo là tôi quý cô lắm vì cô như là mẹ tôi vậy. Còn nhiều bạn bè, người em biết đến từ khắp nơi trên thế giới.

Còn em thì sao, đơn giản lắm thôi. Em nghĩ mình có cơ hội cho con một tấm hộ chiếu mới, một nền giáo dục được công nhận, một tư cách công dân của nước tiên tiến thì mình cố gắng, vậy thôi. Chứ đừng như mẹ chúng, rõ ràng là giáo viên gần 20 năm mà chìa bằng sư phạm ra chả có nơi nào ở Canada công nhận.

Còn sau này, chúng nó sống ở đâu trên thế giới này là quyền và khả năng của chúng, chứ bố mẹ em từ hồi đẻ em ra còn chưa bao giờ biết đưa con đi du lịch (30 Tết em còn ngồi góc sân khóc ấm ức vì mẹ mải bán hàng khô mà quên mua thịt) chứ đừng nói đến chuyện nghĩ đến khả năng con gái mình đi xa đến thế.

1677830561869.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Nhân tiện tặng các bác bài viết cũ của em


Once upon a Cow!!
Ngày xưa có một con BÒ!
Mới năm ngoái còn say mê kể cho 12 Hóa về câu chuyện ngụ ngôn này!!


Đánh giá từ Tiki:

Dù muốn dù không thì trong mỗi người chúng ta đều đang nuôi ít nhất là 1 con bò và thậm chí là cả đàn bò. Đó là những con bò: bao biện, viện cớ, đổ lỗi, ỷ lại, mãi tự hào với quá khứ…
Nhiều khi ta nghĩ ta đã làm tốt rồi, học giỏi rồi, xinh đẹp rồi nên cứ dựa vào thành quả đó để ỷ lại, không cố gắng nữa và sa vào bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng mình ít nhất đang có cái gì đó: Một học sinh giỏi luôn ỷ lại rằng ta giỏi rồi, không cần cố gắng nữa; một cô giáo từ năm này qua năm khác không chịu thay đổi, cập nhật giáo án của mình vì cho rằng kiến thức trong giáo án đó đã quá chuẩn; cô gái luôn tự hào hớp hồn bạn trai mình ngay từ cái nhìn đầu tiên cứ tự tin rằng mình đủ hoàn hảo để bạn trai yêu mà không bao giờ muốn tự làm mới mình, một nhân viên tự cho rằng ta làm dự án vừa rồi quá thành công và sếp đã thấy được năng lực của ta rồi, ta không cần thể hiện nữa; một nhà văn viết được 1 cuốn sách best-sellers nhưng không chịu đổi mới ngòi bút vì cho rằng ta đã viết hay rồi, cuốn sách của ta được mọi người khen ngợi đó thôi…

Có hàng ngàn, hàng vạn loại bò đang chi phối, hạn chế sức bật của chúng ta nhưng đang được chúng ta bao bọc, bảo vệ trong lớp vỏ mang tên Chỗ Dựa. Nếu Chỗ Dựa vô hình đó mất đi, ta sẽ sụp đổ???

Nếu bạn vẫn muốn nuôi bò, vẫn muốn “ăn mày quá khứ” thì có lẽ cuốn sách này không dành cho bạn. Cuốn sách này chỉ dành cho những người đang nuôi bò và mong muốn được tiêu diệt con bò của chính mình.

Hãy sống một cuộc sống Không-Có-Bò!


Bo 1.jpg


Bo 2.jpg
 

funfunfun

Xe buýt
Biển số
OF-66349
Ngày cấp bằng
15/6/10
Số km
737
Động cơ
435,727 Mã lực
Quebec thì có mấy tháng lạnh mợ nhỉ
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,687
Động cơ
115,602 Mã lực
CENTRE DE FORMATION DES ADULTES (FGA)

hay là Centre d'éducation des adultes

Dịch nôm na là trung tâm giáo dục dành cho người lớn, từ 18+

+ Thứ nhất, hệ thống giáo dục ở đây đúng nghĩa là dành cho việc học tập suốt đời, miễn phí cho hết bậc phổ thông.

+ Thứ hai, những trung tâm này dành cho ai?


1, Dành cho tụi học sinh đến tuổi 18 những vẫn chưa lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông. Nhiều đứa học kém, học lười nên không thể lấy bằng phổ thông được. Sau 18 là không thể ở lại trường phổ thông mà phải chuyển về các trung tâm này.

2, Vì bên này dân bản xứ được đi làm hợp pháp từ tuổi 14, đa phần chúng bắt đầu làm kiếm tiền bằng những việc tay chân từ khi 16 nên nhiều đứa nó sẽ chọn đi làm, rồi ra ở riêng vì nó thấy đi làm có tiền, được tự do, khỏi học này....Rồi đi làm vài năm, lương thì cứ cơ bản, mỗi năm tăng được 1 đến 1.25$ nên nhìn bạn mình học cao đẳng hay đại học ra trường phát làm chuyên môn lương gấp mấy lần cơ bản, nên ức. Vậy thì quay lại con đường học thôi, vào trung tâm này.

3, Dành cho những người lớn tuổi, đi làm mãi rồi chán cái nghề đang làm, hoặc thấy muốn đổi nghề mà trường cao đẳng nó yêu cầu phải học qua môn này, môn kia thì đăng ký học ở đâu? Ở các trung tâm dành cho 18+ chứ ở đâu.

4, Dành cho bọn nhập cư mà chưa được học hành đến nơi đến chốn ở quê nhà. Đứa nào chưa biết chữ thì đi học lớp xóa mù Alphabetisation, đứa nào xóa mù xong thì đi học lớp Pre-secondaire tức là lớp bổ túc kiến thức trước bậc phổ thông, rồi chuyển sang bậc phổ thông để lấy đủ môn để vào cao đẳng (cegep).

Tiếp theo, vậy cách học ở các trung tâm này là gì?

1, Bộ giáo dục có nguyên nhiều bộ sách giáo khoa viết cho tụi 18+ này, kiểu sách dành cho việc tự học. Lý thuyết có giải thích, bài tập áp dụng trực tiếp, bài tập nâng cao, củng cố, bài test rồi những bài tập lớn tổng hợp, có lời giải ngắn gọn hoặc đáp số đằng sau sách. Mỗi môn ở mỗi lớp từ secondaire 1 đến secondaire 5 được chia thành 3-4 quyển sách, cứ học xong mỗi quyển sách là sẽ có bài kiểm tra thử rồi sẽ làm bài thi, đạt 60% trở lên thì xong quyển đó, chuyển sang quyển tiếp theo. Mỗi quyển dày khoảng 300 đến 400 trang. Học xong 3-4 quyển đó là xong 1 lớp trong 5 lớp.

2, Cách học? Tên nào cũng có sách rồi, đến giờ thì vào lớp, tự ngồi xuống mà mở sách ra đọc, rồi tự làm bài tập, khó thì mang lên hỏi giáo viên chứ giáo viên khỏi cần giảng cho cả lớp. Chỉ có ngồi xem học sinh có hỏi gì thì trả lời. Rảnh quá thì em hay tóm những đứa nó lơ ngơ, lười lười lên bàn em rồi em giảng cho nó để nó lấy động lực học tiếp. Chắc có mỗi em làm như vậy vì giáo viên khác họ chỉ làm đúng quy trình, tụi mày hỏi thì tao trả lời.

Rồi giờ đến thi thì thi thế nào?

1, Mỗi trung tâm có 1 phòng thi riêng, hoạt động tấp nập mọi ngày luôn vì học sinh thi tại chỗ, khỏi cần đi đâu.

2, Khi nào giáo viên thấy học sinh học ổn, đủ khả năng thi thì viết giấy cho nó đi thi, ngày đó, giờ đó đến phòng thi, có người chuyên trực ở phòng thi, còn có cả một anh bảo vệ canh vòng ngoài. Học sinh nhận đề, ngồi làm, hết giờ thì nộp bài. Có những học sinh thuộc diện gặp khó khăn thì được cho thêm 15 hay 30 phút cho mỗi bài thi.

3, Ngày hôm sau, bài thi sẽ được gửi đến cho giáo viên dạy trực tiếp. Giáo viên sẽ chấm và cho điểm. Sau đó giáo viên sẽ để bài chấm vào cái ô quy định, bài chấm này sẽ được Bộ lưu giữ đến khi nào thì em chưa hỏi. Rồi giáo viên sẽ gọi học sinh lên, nói về bài thi, chỗ nào làm được, chỗ nào chưa làm được, báo điểm qua hay không qua mà không cho học sinh xem lại bài làm đâu nhé. Qua thì đưa giấy cho học sinh đi mua quyển sách kế tiếp, mà trượt thì động viên nó về ôn lại để thi lại.

4, Quy trình này rất rõ ràng, nghiêm ngặt và không có giáo viên nào ưu tiên học sinh nào mà dám chấm thiên vị cả. Có điều tỉ lệ trượt môn thi sẽ ảnh hưởng đến thành thích của trường, của Sở và cả sự tự tin của học sinh nên chỉ khi nào học sinh ôn thật kỹ thì giáo viên mới cho đi thi.

Hình ảnh một lớp học cho 18+, học sinh tự quản lý việc học của mình, đa số là vừa học vừa làm nên đôi khi cũng có mệt mỏi, có nghỉ sớm để về đi làm.

View attachment 7704843
"Rảnh quá thì em hay tóm những đứa nó lơ ngơ, lười lười lên bàn em rồi em giảng cho nó để nó lấy động lực học tiếp. Chắc có mỗi em làm như vậy vì giáo viên khác họ chỉ làm đúng quy trình, tụi mày hỏi thì tao trả lời. ": Ơ, tưởng Huệ dạy trường cấp 2 cấp 3 gì đó chứ?

Ở ta, ta gọi cái ni là trường Bổ túc văn hóa.

Tôi chỉ ngạc nhiên là, 14 tuổi đã được đi làm và đã có thể bỏ học đi làm.
Ở EU là 16 tuổi trở lên.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Quebec thì có mấy tháng lạnh mợ nhỉ
Bác hỏi có tuyết thì từ cuối tháng 11 đến giữa đầu tháng 4.

Bác hỏi lạnh thì nhiệt độ bao nhiêu được coi là lạnh ạ? Sống bên này quen rồi thì lạnh là khi dưới âm 10 độ chứ trên mức ấy thì bên này mẹ con em bảo là trời mát. Tuy nhiên có nhiều hôm trời 1-2 độ nhưng mưa thì em còn thấy nó lạnh hơn cả âm 7-8 độ mà trời khô ráo, do cái độ ẩm cao nó khiến mình cảm giác lạnh hơn.

1677851442900.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
"Rảnh quá thì em hay tóm những đứa nó lơ ngơ, lười lười lên bàn em rồi em giảng cho nó để nó lấy động lực học tiếp. Chắc có mỗi em làm như vậy vì giáo viên khác họ chỉ làm đúng quy trình, tụi mày hỏi thì tao trả lời. ": Ơ, tưởng Huệ dạy trường cấp 2 cấp 3 gì đó chứ?

Ở ta, ta gọi cái ni là trường Bổ túc văn hóa.

Tôi chỉ ngạc nhiên là, 14 tuổi đã được đi làm và đã có thể bỏ học đi làm.
Ở EU là 16 tuổi trở lên.
Em dạy toán phổ thông mà, bên này thì bậc phố thông là sau tiểu học (tương ứng với hết lớp 6 của mình) nên từ secondaire 1 đến secondaire 5 là đủ cả cấp 2 và 3 đấy ạ.

Hi, nhưng nó nghiêm túc gấp cả nghìn lần cái Bổ túc văn hóa của mình, kết quả của nó tương đương với bằng phổ thông trong các trường secondaire. Đúng kiểu học thật, thi thật và kết quả thật.

Em dịch cho bác nhé, vụ đi làm.

Ở tuổi nào bạn có thể làm việc ở Quebec?

Ở Canada, mỗi tỉnh có các quy định khác nhau về độ tuổi hợp pháp mà những người trẻ tuổi có thể bắt đầu làm việc. Ở Quebec, thật tốt khi biết rằng không có độ tuổi tối thiểu, nhưng có 3 quy tắc để tôn trọng hạnh phúc của những người trẻ tuổi.

Sự đồng ý của cha mẹ
Trước 14 tuổi, một thanh niên không thể làm việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của họ. Người sử dụng lao động phải giữ lại giấy phép này trong thời hạn ba năm. Tuy nhiên, tài liệu này không bắt buộc đối với công việc trông trẻ.

Giáo dục là ưu tiên số 1
Ở Quebec, trường học đến trước khi làm việc. Luật buộc thanh niên phải đi học cho đến ngày cuối cùng của năm học, khi họ đủ 16 tuổi. Trong mọi trường hợp, học sinh không được nghỉ học vì phải đi làm. Do đó, người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng lịch trình làm việc của thanh niên không ảnh hưởng đến giờ học của anh ta.

Ngoài ra, trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi không được làm việc vào ban đêm. Anh ấy được yêu cầu phải ở nhà từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

Các trường hợp ngoại lệ áp dụng nếu:
giao báo, sáng tạo hoặc tham gia vào các tác phẩm nghệ thuật, trông trẻ, làm việc trong trại nghỉ dưỡng và điều kiện làm việc của anh ấy yêu cầu anh ấy phải ở lại nơi làm việc của mình. Quy tắc này chỉ áp dụng nếu anh ấy không đi học vào ngày hôm sau.

Một công việc an toàn
Có thể làm việc ở Quebec khi bạn dưới 18 tuổi, nhưng công việc phải đảm bảo. Theo luật, người sử dụng lao động không được giao một vị trí vượt quá khả năng của người trẻ tuổi. Anh ta cũng không nên làm tổn hại đến việc học hành của mình hoặc làm tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất hoặc đạo đức của mình.

Nguồn đây ạ: https://agencecarrieres.ca/a-quel-age-peut-on-travailler-au-quebec/

Đó là nói dân ở đây, thường trú nhân hoặc dân Canada, còn học sinh và sinh viên nước ngoài thì khi có giấy phép học tập, tức là study permit, thì cũng chỉ được làm 20h mỗi tuần thôi.

Nhiều ngành học nghề, hoặc học cao đẳng nó chỉ cần những điều kiện khác nhau: ví dụ chỉ cần toán 4, tức là học hết môn toán ở secondaire 4 là đạt nên lên secondaire 5 thì nó không cần học toán nữa, đứa nào đi theo những ngành yêu cầu toán 5 thì nó mới chọn, những môn ở secondaire 5 đa phần là lựa chọn phù hợp với yêu cầu của học sinh.

Ví dụ, để lấy được cái bằng phổ thông DES thì học sinh phải tích lũy ít nhất 54 tín chỉ, tức là credits, trong đó có những môn bắt buộc như thể dục, toán, tiếng Pháp, lịch sử, tiếng Anh.... Con em ở secondaire 4 thì nó đã tích lũy được 38 credits rồi nên nếu nó chỉ cần 54 credits thì nó chỉ cần học thêm 16 credits cho năm secondaire 5, tương ứng khoảng 5-6 môn. Tuy nhiên em giúp con chọn nhiều môn nhất có thế nên thằng cu nhà em học xong secondaire 5 thì nó tích lũy được 78 credits. Với số credits này thì profile của nó rất mạnh.

Vậy nên với nhiều học sinh, nó chỉ cần đảm bảo 54 credits thì nó sẽ có nhiều thời gian đi làm thêm.

Thích nhất cảnh này khi đợi metro, hai bên đi hai hướng ngược nhau và tàu chưa đến thì ta ngắm nhau!

1677852250525.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,154 Mã lực
Nơi ở
Laval
Con đường hôm nay tôi đi!

Ka ka, các bác đã sợ chưa?

Để hôm nào em chạy ra chỗ tập kết tuyết để chụp mấy quả núi tuyết.


85026110_2892673660755455_1499084396806799360_n.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top