[Funland] Cuộc sống ở Perth - Tây Úc

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,180
Động cơ
162,581 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Quan trọng là vị trí và địa điểm ạ. Chứ các suburb nó thực sự xa nhau và xa trung tâm đấy cụ ạ. Còn lấy 1 đất nước to như Úc với số dân ít như Úc, xong so với quận trung tâm ở HN hay HCM thì nó ko tương đương.
Giá cả thì bác cứ vào domain.com.au hay realestate.com.au là ra mà.
Như đây thì họ cũng nói, median là căn 2 phòng ngủ khoảng 490k, căn 3 ngủ khoảng 800k
View attachment 7673653
Median house thì khac Median unit như thế nào ạ
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
______________
NGU NGHĨ của em thì cũng... tùy mặt hàng, cũng giống như trên OF có cụ chạy G63, nhưng như em chạy "mui trần, 2 chỗ".
Anh bạn em, kỹ sư IT Bách khoa HN, master IT tại 1 trường ĐH ở Melbourne năm 2013, (hai vợ chồng) sang "định cư" ở bang Nam Úc (Adelaide) 2018 theo con đường "đi theo visa của con du học", cũng ấp ủ hy vọng với bằng cấp ấy + khả năng tiếng Anh sẽ kiếm được việc IT ở Adelaide (nơi không có sự canh tranh lớn như Sydney, Melbourne hay Brisbane). Cơ mà thực tế, job chính của bác ấy là... làm farm + bỏ báo + dọn vệ sinh siêu thị (nhánh này lương lớn nhất, đâu những 25AUD/h, ngày cỡ 4h khung giờ 20-24h).
Kỳ lạ bác nhỉ, chả lẽ ở Adelaide thừa dân IT đến thế?

Anh bạn tôi, 2 vợ chồng có thẻ xanh, nhưng muốn con ăn theo thì bố mẹ phải sang.
Vậy là 2 vợ chồng sang, cũng đem theo được 1 valy VND; và phải bỏ thu nhập hiện tại, đang ngon, tính bằng ngàn đô. Vẫn bỏ.
Giờ sang đó, vợ dạy tiếng Việt; chồng chạy taxi.

Không phải tụi nó đói: Theo quy định gì đó, tụi nó bắt buộc phải có 1 job, có thu nhập, để hoàn thiện CV cho nó đẹp.
Cũng vất vả.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Người Việt mới sang như em, ko tính những người xuất sắc, người ko có gì ngoài tiền và hoàn cảnh đặc biệt, thì đều mong muốn có một việc làm ở xứ người. Cho tới khi đi làm, em mới thực sự có được cảm giác thực sự hòa nhập với xã hội và làm chủ cuộc sống mới.

Mơ ước luôn là tìm được công việc tương tự công việc mình từng làm. Nhưng mới chân ướt chân ráo sang một đất nước khác, ko phải ai cũng đủ may mắn để có ngay công việc như vậy. Nên mơ ước thường bắt đầu bằng “một công việc”. Trên các hội nhóm người Việt ở đây, ko thiếu người từng làm kỹ sư, giảng viên, ngân hàng, quản lý ở Việt Nam, bắt đầu bằng các công việc gọi là vớ vẩn, như làm nhà hàng, siêu thị, dọn văn phòng, làm móng, nối mi. Ai ko tự tin về tiếng Anh thì làm cho người Việt, chấp nhận bị trả lương thấp hơn mức lương quy định tối thiểu. Phần lớn những ai vượt qua được định kiến việc chân tay - ngày xưa, bây giờ, tiếp tục cố gắng và kiên định với mơ ước ban đầu sẽ tìm được công việc tốt hơn ko sớm thì muộn. Như câu nói “you don’t have to see the whole staircase, just take the first step.”

Em cũng bắt đầu bằng công việc thu ngân siêu thị. Em sang được mấy tháng thì đẻ. Ở nhà chồng nuôi đến khi con 2,5 tuổi thì em đi học. Ở nhà hơn 2 năm em ko còn tự tin như trước nên quyết định đi học. Em học 2 chứng chỉ ngắn hạn ở TAFE hết 1 năm rưỡi về hành chính kế toán. Đi học rồi em tự tin hơn nhiều. Việc đầu tiên em apply là làm hành chính cho council (chính quyền địa phương) gần nhà với mơ ước được đi bộ đi làm. Ko được nhận. Bà hàng xóm làm ban kế hoạch của hội đồng động viên em chờ cơ hội lần sau. Em viết mail hỏi làm thực tập ko lương, cũng ko hồi đáp. Vẫn mong muốn đi làm gần nhà vì em mới có bằng lái xe ko lâu, lái xe ko tự tin, nên em nhắm tới siêu thị Coles cách nhà 7 phút đi bộ. Đồng thời gửi tiếp hồ sơ cho việc được đăng tuyển trên blackboard của trường, là nơi em đang làm bây giờ. Lúc đó em gần học xong khóa thứ 2. Coles em được nhận. Thế là em thành thu ngân siêu thị. Em nhớ cảm giác khi anh phỏng vấn em gọi điện thông báo, em vui ko thể tả. Đấy là công việc đầu tiên ở Úc của em. Em gọi điện cho chồng, bố mẹ chồng, chị chồng, bố mẹ em ở nhà, rồi sang nhà bà hàng xóm khoe vì bà sang trông con cho em đi phỏng vấn, sau đó lên khoe với giảng viên và các bạn em chơi trong lớp. Ai cũng chúc mừng em có công việc đầu tiên, ko ai nói đó là công việc chân tay sao mà vui thế cả 😊

Lương em casual được $27/h ngày thường, $33/h ngày thứ 7, $39 CN, $52 ngày lễ. Casual là lao động phù động, khi cần họ gọi, ko được hưởng quyền lợi nghỉ ốm, nghỉ phép năm vẫn có lương nên lương cao hơn 25% so với lao động ký hợp đồng part time - full time. Em làm phù động được 2 tháng thì sếp bảo cho em vào part time vì em làm tốt, thực ra các sếp đều được khuyến khích đưa nhân viên vào hợp đồng part time để tiết kiệm quỹ lương. Ký hợp đồng ngoài các quyền lợi về nghỉ phép còn được chọn ngày giờ mình thích đi làm, đồng thời siêu thị có trách nhiệm bố trí tối thiểu 15 giờ / tuần nên mặc dù lương thấp hơn em vẫn nhận.

Làm thu ngân siêu thị ở Coles rất bận. Bên em lương cao nên họ tận dụng nhân lực hết công suất. Bất cứ khi nào vắng khách họ sẽ chỉ để 1-2 quầy mở, thu ngân ở các quầy đóng sẽ được điều đi xếp lại hàng khách bỏ lại ko mua hoặc đi thu hộp giấy rỗng ở các kệ. Nhân viên thu ngân cũng được xếp lịch rất sát, ko khi nào thừa người. Đến giờ cao điểm, sếp quản lý cả siêu thị cũng xuống làm thu ngân như thường để tận dụng nhân lực. Nên em vào làm là luôn tay luôn chân, rất hiếm khi được nghỉ đứng chơi ko vài phút. Hồi đó mới đi làm, lần đầu kiếm được tiền nên em rất ham. Ca 7-10 tiếng em nhận đều, đứng cả buổi đến giữa tuần nhận lương lại quên hết mệt mỏi.

Ở Úc hay ở đâu cũng vậy, làm retail là làm dâu trăm họ. Em làm thu ngân, ngày phục vụ bao nhiêu lượt khách nên tiếp xúc với đủ loại người. Nhiều khách rất dễ thương, cũng ko it khách thương ko dễ. 6 tháng làm thu ngân siêu thị Coles em ko hề hối tiếc hay xấu hổ mà luôn biết ơn nơi cho em công việc đầu tiên và kể về thời gian này với tất cả mọi người em biết và quen sau này. Từ 6 tháng làm thu ngân, em hiểu hơn về văn hóa Úc, người Úc, giao tiếp và đoán ý người khác tốt hơn, năng động hơn, nhẫn nại, bao dung, tử tế và khiêm nhường hơn. Dù vậy đây cũng là công việc vất vả cả về tinh thần và thể chất, em cũng xác định ko làm mãi được nên sau 1 tháng làm part time việc văn phòng ở chỗ làm mới, em viết mail cho sếp lớn báo em sẽ nghỉ việc ở siêu thị và available cả tuần, nếu sếp cần em luôn sẵn sàng nhận việc, sếp mail lại offer luôn hợp đồng full time nên sau 6 tháng ở Coles, đến 31/12/2021 - sau khi ở lại làm nốt mùa bận rộn nhất năm của ngành bán lẻ em nghỉ việc ở siêu thị.

Em sẽ viết tiếp về siêu thị, hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng ở Úc ở bài sau.
“giao tiếp và đoán ý người khác tốt hơn, năng động hơn, nhẫn nại, bao dung, tử tế và khiêm nhường hơn”

Chứ không hề “ngu người “ đi như còm trên kia

nể mợ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,629 Mã lực
Was

Thank cụ. Em sẽ tìm đơn vị tư vấn định cư xem sao. Thực ra em tính run business để đủ đk nhập cư chứ ko có áp lực tài chính. Em thì ko có chuyên môn gì sâu nên chắc ngoài con đường đầu tư thì khó.
Giờ em mới biết thớt này. Đọc đến đây muốn hỏi cụ đã đạt mong muốn chưa . Có gì pm em với nhé.
 

butchidentrang

Xe tải
Biển số
OF-720752
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
219
Động cơ
79,462 Mã lực
Tuổi
41
Em xin giới thiệu sơ lược về các bang và thành phố thủ phủ của từng bang ở Úc như sau:

Úc có 6 bang và 2 vùng lãnh thổ. 6 bang gồm:

- New South Wales (NSW) / Sydney
- Victoria (Vic.) / Melbourne
- Queensland (Qld) / Brisbane
- Western Australia (WA) / Perth
- South Australia (SA) / Adelaide
- Tasmania (Tas.) / Hobart

Hai vùng lãnh thổ gồm:

- Australia Capital Territory (ACT) / Canberra, cũng là thủ đô của Úc
- Northern Territory (NT) / Darwin

Trong đó bang em ở - WA, Tây Úc là bang lớn nhất, cũng là bang có GDP bình quân đầu người cao nhất. Nếu coi WA là một quốc gia thì GDP sẽ đứng sát sau Việt Nam theo số liệu cách đây 2 năm. GDP - VN $224 tỉ vs WA $220 tỉ. GDP bình quân đầu người VN $2,366 - WA $83,434. Tuy nhiên WA giàu chủ yếu nhờ công nghiệp khai khoáng (mining) nên sự giàu xét theo tính ổn định không bằng được NSW là bang phát triển đa dạng hơn các ngành nghề. Nếu một ngày khoáng sản và quặng sắt biến mất thì bang em sẽ thành bang nghèo nhất hội.

Về bất động sản, tính trung bình tiền mua 1 nhà ở Sydney có thể mua được 2-3 nhà ở Perth. Từ đợt lãi suất ngân hàng tăng, nhiều người ko chịu nổi nhiệt phải bán nên ngoài nhà đầu tư trong bang còn có thêm làn sóng các nhà đầu tư ở các bang khác đổ về Perth mua nhà nên giá nhà vẫn ko thấy giảm. Nhưng nếu tranh thủ mua đúng thời điểm thì lại mua được giá hời, cụ thể là hồi giữa năm 2019, bà hàng xóm đầu đường nhà em bán vội nhà để có tiền vào viện dưỡng lão, nhà bà 2 mặt đường (dân ở đây nhiều người ko thích nhà 2 mặt đường), 3 phòng ngủ, diện tích đất 790m2, nhà thiết kế thông minh, cây cối vườn tược đẹp, bán giá rẻ bất ngờ $285K. 2 năm rưỡi sau, bà bên cạnh nhà em, 850m2, bán 650K. Đấy là khu em ko phải khu nhà giàu. Nếu ở South Perth, nhà mấy triệu $ cũng có.

Về chi phí sinh hoạt, Perth ko đắt đỏ bằng Sydney hay Melbourne. Em chưa sống ở các bang khác nên chỉ biết theo số liệu. Như nhà em, khoản cao nhất là tiền học của con. Trước khi con em vào tiểu học, tiền gửi con ở nhà trẻ là $120 một ngày, mỗi năm lại tăng 1 đến 2 lần, năm ngoái lên $131 một ngày. Child Care Subsidy là khoản hỗ trợ tiền gửi trẻ của chính phủ, tùy thu nhập của các gia đình mà được hưởng từ 85% - 50%, thu nhập càng cao, mức hỗ trợ càng thấp. Như nhà em được hỗ trợ 50%, giới hạn 50 giờ một tuần, gửi con 5 ngày vẫn tốn nhiều. Đến khi con vào tiểu học, vẫn cần gửi con vào before - after school care ($36 - $26 / session) vì giờ học bên này là từ 9h sáng đến 3h chiều, nếu ai đi làm full time giờ hành chính sẽ bắt buộc phải gửi. Xong tụi nhỏ cứ học khoảng 2 tháng là nghỉ 2 tuần. Đến kỳ nghỉ hè từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 là nghỉ tháng rưỡi, nên trong những kỳ nghỉ này lại gửi con vào vacation care ($76/ ngày + $22 / $44 ngoại khóa). Ngoài ra còn đầu tư cho con đi học bơi, học võ nên cũng tốn kém. Sau đó là tiền chợ, trước khi em đi làm, chồng nuôi, nên em co kéo tiền chợ một tuần khoảng $300. Trước em mua sữa Coles $2 / can 2 lít chả sao. Sau khi đi làm, em mua sữa A2, $6.5 / can 2 lít mới thấy ngon. Nên giờ tiền chợ nhà em, vừa tăng do lạm phát, vừa tăng do xài sang, sẽ rơi vào khoảng trên dưới $500 / tuần tính cả ăn ngoài. Đấy là em còn tranh thủ chỉ mua dầu gội, sữa tắm, bột giặt, gạo, gia vị vv lúc siêu thị có khuyến mại giảm giá 50%. Về mua hàng siêu thị em sẽ viết riêng.

Sau tiền chợ sẽ là điện nước, phí lưu thông xe và thuế phí đóng cho council là chính quyền sở tại. Điện nước khoảng 2-3 tháng mới có bill về một lần, điện nhà em khoảng $300, nước khoảng $250 một kỳ bill. Mùa đông điện sẽ tăng nhiều hơn vì ko đủ nắng cho tấm thu năng lượng mặt trời trên mái nhà. Hai phí còn lại nhà em đóng theo năm. Khoảng $4000 một năm tổng cộng.

Tiền xăng, em thường đổ 2 tuần rưỡi / lần. Xe em chạy dầu, mỗi lần đổ 53 lít - $105.

Tiếp đó là đối nội đối ngoại, ăn hàng. 7 năm ở đây em đi 2 đám cưới, 2 đám ma. Đám cưới em mừng tiền như phong tục Việt Nam, $200 - $500 tùy độ thân thiết. Đám ma theo phong tục ở đây, mua hoa / sách / thiệp tặng người ở lại. Em sẽ viết bài riêng về sự khác biệt giữa đám ma ở Việt Nam và ở Úc. Dịp tặng quà nhiều nhất là Giáng sinh. Giống như Tết ở mình. Em thường dự trù riêng một khoản cho 2 đợt này, tiết kiệm từ giữa năm.

Ngoài ra là tiền khám chữa răng, thuốc men, tiền mua sắm trang trí nhà cửa, làm vườn, giải trí khác.

Với những nhà chưa có nhà hoặc còn nợ nhà sẽ có thêm tiền thuê nhà / trả nợ nhà.

Cá nhân em thấy chi phí so với thu nhập khá thoải mái. Kể cả trong 10 tháng em thưởng cho chồng nghỉ chơi ở nhà sau khi trả hết nợ nhà, một mình em đi làm, lương $34/ giờ vẫn nuôi tốt 3 người + mua thêm đồ dùng + về VN chơi.

Giờ muộn rồi em đi ngủ mai đi làm. Em sẽ viết tiếp sau 😊
Nghe nói bên úc nhiều trăn với nhện độc là thế nào cụ nhỉ
 

Quynhcko

Xe đạp
Biển số
OF-696718
Ngày cấp bằng
31/8/19
Số km
49
Động cơ
98,885 Mã lực
Tuổi
36
Xin phép chủ thớt cho e 1 dằm ở bài viết. Cho e hỏi muốn sang úc làm việc giờ có dễ không ạ
E cảm ơn và chúc CCCM bên ấy mạnh khỏe thành đạt
 

K.P.T 74

Xe buýt
Biển số
OF-154080
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
725
Động cơ
370,441 Mã lực
Em note lại thi thoảng rảnh đọc về nc Úc. F1 nhà em cũng muốn du học Úc
 

winnghiepdu

Xe điện
Biển số
OF-192662
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
4,187
Động cơ
332,291 Mã lực
Các cụ cho em hỏi một chút, là người nhà em muốn đi làm nông nghiệp môi giới đang chào chi phí 300 triệu, lương môi giới nói cũng kiếm được 60 triệu một tháng, theo các cụ thì thông tin như thế có chính xác không? Liệu đi làm như vậy thì ba năm có để ra được 1 .5tỷ không nêú tiết kiệm.
Liệu có lừa đảo hay có khăn gì ở đây không các cụ tư vấn cho em với vì em cũng chưa đi Úc bao giờ.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,176
Động cơ
1,065,264 Mã lực
Úc giờ mở cửa cho dân Việt vào thì đảm bảo ko phải lo lợn rừng hay trâu phá hoại nữa. :D
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,916
Động cơ
175,326 Mã lực
Úc với cá nhân em , 96 làm hồ sơ du học ( mà thực ra là đi cầy) bị trượt, cũng quên luôn, giờ thì thành mơ ước mất rồi, ghét nhất là quả tay lái nghịch thôi ( e cũng chưa lái bao giờ)
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,257
Động cơ
688,169 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho em hỏi một chút, là người nhà em muốn đi làm nông nghiệp môi giới đang chào chi phí 300 triệu, lương môi giới nói cũng kiếm được 60 triệu một tháng, theo các cụ thì thông tin như thế có chính xác không? Liệu đi làm như vậy thì ba năm có để ra được 1 .5tỷ không nêú tiết kiệm.
Liệu có lừa đảo hay có khăn gì ở đây không các cụ tư vấn cho em với vì em cũng chưa đi Úc bao giờ.
Em ngửi thấy mùi thịt lừa. Cái visa 462 gì đó tuyển số lượng lao động hạn chế, qua những đơn vị được Úc chỉ định, phí có vài chục triệu. Còn chương trình xuất khẩu lao động nông nghiệp thì đã đàm phán xong đâu ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top