[Funland] Cuộc sống ở Mỹ của một người lao động gốc Việt qua ảnh.

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Em đã từng làm xây dựng và bán hàng phụ kiện nội thất, xây dựng sang Mỹ nên khá tò mò cách người Mỹ xây nhà. Đọc hết thớt thì thấy mọi người toàn mua nhà xây sẵn, không ai tự xây. Nếu mình tự mua nguyên vật liệu về thuê thợ xây nhà đc không cụ?
Không được tự xây như VN nhé! Phải thuê công ty có giấy phép đàng hoàng. Thậm chí 1 số nơi muốn sửa chữa 1 số thiết bị điện trong nhà( đi lại hệ thống dây điện, ổ cắm, bla, bla..) đều phải thuê ngừoi có chuyên môn ( được cấp giấy phép hành nghề về làm).
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,712
Động cơ
542,208 Mã lực
Ở VN cũng miễn học phí ( cấp 3 có cũng không đáng là bao). Nếu chấp nhận đóng thuế bất động sản hằng năm( 1-3%) giá trị bất động sản thì nhà trường bao thêm 2 bữa ăn miễn phí chắc cũng không có vấn đề gì lớn lắm đâu.
Cũng tùy tiểu bang, tùy trường mà được ăn miễn phí hay không. Chỗ em ở thì chỉ miễn phí tiền ăn với gia đình có thu nhập thấp thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ở VN cũng miễn học phí ( cấp 3 có cũng không đáng là bao). Nếu chấp nhận đóng thuế bất động sản hằng năm( 1-3%) giá trị bất động sản thì nhà trường bao thêm 2 bữa ăn miễn phí chắc cũng không có vấn đề gì lớn lắm đâu.
Miễn trên TV à cụ?

 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,870
Động cơ
564,650 Mã lực
Theo em thì yếu tố quan trọng nhất mà ở Mỹ họ sử dụng cột điện gỗ, hoặc ở các nước châu Âu, Úc, châu Phi... dùng gỗ nhiều ở không gian ngoài trời (như ghế công viên, khu nướng thịt, đường đi...) là yếu tố thời tiết. Chứ ở VN dùng gỗ ngoài trời sẽ không bền được vì khí hậu ở ta ẩm, mốc; ở các nước kia khí hậu nó khô nên gỗ bền
Lưới điện miền Nam trước đây chủ yếu dùng cột gỗ nhập khẩu ( đã xử lý ) , rất ok . Vấn đề là ta không có đủ gỗ để làm cột điện thôi.
 

cadilac30

Xe tăng
Biển số
OF-25723
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
1,602
Động cơ
507,043 Mã lực
Không được tự xây như VN nhé! Phải thuê công ty có giấy phép đàng hoàng. Thậm chí 1 số nơi muốn sửa chữa 1 số thiết bị điện trong nhà( đi lại hệ thống dây điện, ổ cắm, bla, bla..) đều phải thuê ngừoi có chuyên môn ( được cấp giấy phép hành nghề về làm).
Tôi tự xây lấy 10 năm trước
Điện nước gas thì thuê bằng, Rồi tự làm xong phần nào mình đăng ký Ngày nó xuống xem , mình phải trả lệ phí, thấy đúng cost là ok thôi , máy đào, xúc, ủi cần thì thuê về tự lái, cũng không khó khăn gì
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,968
Động cơ
965,124 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Nhân tiện cụ chủ thớt cho em hỏi mức lương hưu tối thiểu và tối đa bên Mỹ ntn nhỉ? Cái khoản 401 ấy có dc rút 1 cục như Vn không?
 

bluebird123

Xe buýt
Biển số
OF-161735
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
703
Động cơ
357,652 Mã lực
Nơi ở
White House
Cũng tùy tiểu bang, tùy trường mà được ăn miễn phí hay không. Chỗ em ở thì chỉ miễn phí tiền ăn với gia đình có thu nhập thấp thôi.
Chỗ em ở lúc chưa dịch thì cũng vậy, sau dịch thì miễn phí các bữa ăn (theo con em nói thì dở hơn lúc đóng tiền) và được phát mỗi đứa một Chromebook để học đến giờ. Công nhận con nít đi học ở Mỹ sướng thiệt. Học trường công thì thỉnh thoảng chỉ tốn các khoản đóng góp tự nguyện này nọ. Còn giấy bút sách vở trường phát.
 

springtime

Xe container
Biển số
OF-709628
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
7,391
Động cơ
3,286,347 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Nhật Nguyệt

Xe tăng
Biển số
OF-308366
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
1,051
Động cơ
241,878 Mã lực
Nếu tính lương trung bình tại USA là 80 K/ Năm vậy 10 năm không tiêu mua được căn nhà;
Tại VN lương bình quân được 200 Tr/ năm (?) vậy 10 năm không tiêu là 2 tỷ và chưa mua nổi căn nhà - và phải ít nhất 20 năm không tiêu mới mua được căn hộ (?)
2 tỉ không mua được căn nhà? Nhìn rộng ra đi bác.
 

bluebird123

Xe buýt
Biển số
OF-161735
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
703
Động cơ
357,652 Mã lực
Nơi ở
White House
Em chia sẻ cccm về tp nơi e tá túc.
Thành phố được thành lập cách đây khoảng hơn 150 năm trước dân số khoảng 90 ngàn, diện tích hơn 70 ngàn km2.

lm.PNG

Hoạt động như một doanh nghiêp
Cơ cấu bộ máy (thằng dân nằm trên thot)

lm2.PNG


Bản báo cáo tài chính của thành phố nam 2022 được chia sẻ trên web.

Tổng doanh thu là 148,3 triệu USD. Thành phần lớn nhất trong tổng doanh thu là thuế ở mức
99,1 triệu USD, chiếm 66,9% tổng doanh thu. Như được trình bày trong bảng ở trang trước, 38,9 triệu USD, hoặc 26,2 phần trăm doanh thu của Thành phố trong năm hiện tại đến từ doanh thu của chương trình, trong đó phí dịch vụ chiếm 10,9% tổng doanh thu của chính phủ trong khi Tài trợ vốn và hoạt động chiếm 15,3% tổng thu ngân sách.

lm3.PNG

Tổng chi là 134,8 triệu USD, giảm 4,0 triệu USD so với năm trước. Các mức giảm lớn nhất là về an toàn công cộng đối với Cảnh sát và Cứu hỏa với 3,7 triệu USD, trong khi mức tăng lớn nhất là ở lĩnh vực công cộng. Công trình và Phát triển Cộng đồng lần lượt là 2,1 triệu USD và 1,8 triệu USD. Biểu đồ chi ở trên cho thấy Cảnh sát và Cứu hỏa chiếm 44,6% tổng chi tiêu. Chi trong khi Phát triển cộng đồng chiếm 19,6%, Công trình công cộng 17,7% và các chi phí khác 18,1 phần trăm.

Chi tiết hơn.
lm4.PNG

lm5.PNG
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,478
Động cơ
126,210 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,478
Động cơ
126,210 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Nhân tiện cụ chủ thớt cho em hỏi mức lương hưu tối thiểu và tối đa bên Mỹ ntn nhỉ? Cái khoản 401 ấy có dc rút 1 cục như Vn không?
Mức tối đa là gần $3000. Mức tối thiểu là không có.... Nhưng nếu như ít hơn $900 thì người ta sẽ được lãnh trợ cấp xã hội cho mọi người già ở Mỹ là $914 cho cá nhân hoặc $1317 cho một cặp vợ chồng.
Tiền 401(k) không phải là lương hưu, nó chính xác là tiền tiết kiệm của mình cộng với tiền cho thêm của công ty. Mình có quyền rút ra một lần tùy ý (thậm chí rút trước khi về hưu), nhưng lưu ý rút ra một lần số tiền nhiều thì sẽ bị đóng thuế thu nhập với tỷ lệ cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,478
Động cơ
126,210 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Tỷ lệ cây xanh trên đầu người ở đây rất là cao. Trong giữa khu đô thị vẫn có nhiều khu công viên, hồ nước. Nổi tiếng nhất là Miles Square Park. Công viên này hình vuông với chiều dài mỗi cạnh là 1 mile (1.6 km).

DSC00069-3.jpg




DSC00257.jpg



DSC00314-3.jpg
DSC00301-4.jpg
DSC00030.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,478
Động cơ
126,210 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Cũng tùy tiểu bang, tùy trường mà được ăn miễn phí hay không. Chỗ em ở thì chỉ miễn phí tiền ăn với gia đình có thu nhập thấp thôi.
Việc ăn uống miễn phí đối với trẻ em gia đình thu nhập thấp là qui định chung cho toàn nước Mỹ.
Trước kia các trường học ở khu vực em ở cũng vậy, trẻ em nhà thu nhập cao thì phải đóng tiền, nhưng sau này học khu chỗ em ở thấy làm như vậy gây ra sự phân biệt không tốt trong học sinh, cộng thêm ngân sách dành cho học khu cũng dồi dào nên họ cho tất cả cùng ăn như nhau. Học sinh nào gia đình giàu có muốn đóng góp thì nhà trường cũng nhận nhưng không bắt buộc.
Nói thêm là qui định của quốc hội bang Cali là sẽ dành 1/3 ngân sách chung của tiểu bang cho việc giáo dục. Coi trọng việc giáo dục là một trong những yếu tố quyết định đưa bang Cali trở thành tiểu bang giàu nhất nước Mỹ. Học sinh các bang khác thường đổ về học ở hệ thống Đại học California, sau khi ra trường sẽ kiếm việc làm ở California.

1703786555984.png


1703788090632.png


1703788312423.png


Chỉ riêng một trường Đại học Berkeley ở California đã đào tạo hơn 100 sinh viên đoạt giải Nobel, nhiều hơn giải Nobel của một số quốc gia ở Châu Âu. Đa phần các giải Nobel này là các giải Nobel thuộc về khoa học.

1703787055146.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
88
Động cơ
6,779 Mã lực
Tuổi
124
Tôi đi học tiếng Anh.
Chân ướt chân ráo sang tới Mỹ là tôi đi học lại ngay. Lớp học đầu tiên của một đứa dốt tiếng Anh như tôi dĩ nhiên là lớp bổ túc tiếng Anh ESL, tức English As Second Language ( tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai). Buổi chiều hôm đó , đứa anh họ chở tôi đến cổng trường rồi đẩy tôi vào một mình vì nó cũng phải đi làm ca đêm.
Tôi áo thun trắng, quần jean xanh, tay cầm tập ra vẻ học sinh hiên ngang bước vào. Trời đất ơi, ngôi trường quá lớn, gấp mấy lần các trường Đại học ở Sài Gòn, tôi hoang mang cùng cực, nhưng cũng tự nhủ : đường ở trong miệng mình....
Đứng ngắm nghía chán chê mấy mươi người xuôi ngược ra vào, tôi chặn một ông Á Đông dáng vẻ đạo mạo và hỏi :
- Are you Vietnamese?
Ổng lắc đầu và xổ ra một tràng tiếng Nhật, tôi hiểu ngay vì có mấy chữ harikiri, ajino moto gì đó. Không chút thất vọng, tôi quay đi và thấy một anh chàng Việt Nam đi tới, đúng là Việt Nam không thể lầm được. Tôi cười xã giao:
- Are you Vietnamese?
Một tràng tiếng Tàu đáp lại. Tôi hiểu hết vì có mấy chữ nị, ngộ xí xô xí xào, tôi đã từng nghe ở Chợ Lớn.
Tôi nhủ thầm, đừng tuyệt vọng.... Lần này tôi chặn một cô bé cở mười chín, hai mươi da trắng trẻo và quyết định chơi tiếng Việt.
- Em người Việt hả?
- Dạ, cũng người Việt Nam ha. Em mừng quá, nãy giờ em đi kiếm văn phòng ghi danh học ESL mà không biết ở đâu.
Tôi chưng hửng và tiếp tục thất vọng, thân mình lo chưa xong lại phải cưu mang thêm một người nữa. Nhưng bản năng hay làm tàng trong tôi trỗi dậy :
- Em đừng lo, đi theo tôi.
Tôi nghĩ tiếng Anh của mình dở ẹt, nói không ai hiểu nhưng điệu bộ, nét mặt của tôi thì ai cũng có thể hiểu. Tôi đi trước, cô bé lúp xúp theo sau. Tôi không thèm hỏi ai nữa, mà rảo bước đi kiếm người security trong bộ đồng phục đang đứng chắp tay sau lưng ngắm người qua kẻ lại.
- Sorry. Can you please help me?
Câu này tôi đã học nằm lòng từ trên máy bay.
- Yes, of course.
Thế là tôi và cô bé được người bảo vệ nhà trường dẫn đến nơi cần đến.... Vaă phòng ghi danh.
Chuyện tôi đi học còn dài...tới 5, 6 năm khi nào rảnh sẽ kể tiếp...

Hình một lớp dạy tiếng Anh ESL cho người mới tới Mỹ.
Cụ/mợ có thể kể thêm về những ngày đầu cụ/mợ qua Mỹ được không, để em nhìn vào mà có thêm động lực.
Ngoài lề một chút, em với cụ Policeman vẫn tranh cãi nhau bấy lâu nay về việc em thì cho rằng nick của cụ là lẻ úa (lẻ loi, héo úa) còn cụ Policeman thì cho là lệ ứa, không ai chịu ai.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,014
Động cơ
396,201 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Nhà mình mà hàng năm đóng 1 khoản này cũng thốn phết nhỉ.
thốn cái gì .

thuế đó để vận hành trường học dịch vụ công ích các kiểu .

không có con đi học thì dạt ra ngoại ô , thuế rẻ bèo ngay .

còn vũng trũng đông nam á đóng theo kiểu như vậy thì giá xe hơi giảm ngay .
có vậy thoai , không vặt ở chỗ này thì vặt ở chỗ khác .

Lưới điện miền Nam trước đây chủ yếu dùng cột gỗ nhập khẩu ( đã xử lý ) , rất ok . Vấn đề là ta không có đủ gỗ để làm cột điện thôi.
gỗ thì nuôi đội ngũ đi chăm sóc mối mọt cũng chết tiền .
làm cột bê tông li tâm là đúng rồi .
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,478
Động cơ
126,210 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Cụ/mợ có thể kể thêm về những ngày đầu cụ/mợ qua Mỹ được không, để em nhìn vào mà có thêm động lực.
Ngoài lề một chút, em với cụ Policeman vẫn tranh cãi nhau bấy lâu nay về việc em thì cho rằng nick của cụ là lẻ úa (lẻ loi, héo úa) còn cụ Policeman thì cho là lệ ứa, không ai chịu ai.
Cám ơn các cụ đã quan tâm.
Em sẽ viết về những ngày đầu khi mới qua Mỹ, có lẽ là trong dịp nghỉ tết Dương Lịch, hôm nay em vẫn còn phải đi làm.
Nick của em là Lệ úa, lấy từ tên bài hát " Lệ úa" của nhạc sĩ Huy Phương.

Mời các cụ nghe bài hát này.

 
Chỉnh sửa cuối:

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,712
Động cơ
542,208 Mã lực
Việc ăn uống miễn phí đối với trẻ em gia đình thu nhập thấp là qui định chung cho toàn nước Mỹ.
Trước kia các trường học ở khu vực em ở cũng vậy, trẻ em nhà thu nhập cao thì phải đóng tiền, nhưng sau này học khu chổ em ở thấy làm như vậy gây ra sự phân biệt không tốt trong học sinh, cộng thêm ngân sách dành cho học khu cũng dồi dào nên họ cho tất cả cùng ăn như nhau. Học sinh nào gia đình giàu có muốn đóng góp thì nhà trường cũng nhận nhưng không bắt buộc.
Nói thêm là qui định của quốc hội bang Cali là sẽ dành 1/3 ngân sách chung của tiểu bang cho việc giáo dục. Coi trọng việc giáo dục là một trong những yếu tố quyết định đưa bang Cali trở thành tiểu bang giàu nhất nước Mỹ. Học sinh các bang khác thường đổ về học ở hệ thống Đại học California, sau khi ra trường sẽ kiếm việc làm ở California.



View attachment 8286756


View attachment 8286758


View attachment 8286759



Chỉ riêng một trường Đại học Berkeley ở California đã đào tạo hơn 100 sinh viên đoạt giải Nobel, nhiều hơn giải Nobel của một số quốc gia ở Châu Âu. Đa phần các giải Nobel này là các giải Nobel thuộc về khoa học.



View attachment 8286757
Trường con nhà em học thì học sinh có thẻ, và dùng thẻ để mua đồ ăn. Dù học sinh thuộc diện miễn tiền ăn hay không thì vẫn dùng chung 1 loại thẻ, khác nhau ở chỗ một bên thì bố mẹ nạp tiền vào food account, một bên thì do county trả. Thế nên chả ai biết là học sinh đó được miễn hay không, trừ khi tự học sinh hay bố mẹ nói ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top