Ở vùng khác thì đúng là như cụ nói, nhưng còn ở khu vực Little Saigon thì thế hệ người Việt thứ nhất đã sang hơn 40 năm đã truyền dạy cho những thế hệ sang sau câu nói :
Chỉ lo bọn trẻ quên tiếng Việt, đừng sợ chúng không giỏi tiếng Anh.
Con của em từ bé mới sinh ra, là cả nhà đã qui ước không sử dụng tiếng Anh trong nhà, không mở TV nói tiếng Anh...cho đến khi bé lên 6 tuổi vẫn chưa biết tiếng Anh ( xanh là green, đỏ là red..) khi vào mẫu giáo, cô giáo mới dạy cho tiếng Anh. Mà ghê thật, chỉ hơn nữa năm đo học nó đã có khuynh hướng thích sử dung tiếng Anh. Lúc này gia đình mới đặt ra 1 qui ước mới với nhau là nếu như bé nói tiếng Anh thì người lớn giả vờ như không hiểu bé nói gì, để bé phải sử dụng tiếng Việt.
Ở Little Saigon có rất nhiều chùa và các chùa này đều có mỗ lớp dạy đọc, viết tiếng Việt vào cuối tuần. Gia đình cho bé tới học viết mỗi tuần. Ngoài ra cũng nhờ người thân ở Việt Nam mua các băng video ca nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình ở Sài Gòn gởi sang để bắt bé xem. Nhờ vậy mà hiện nay bé 15 tuổi, vẫn nói, viết tiếng Việt tốt tuy giọng nói có âm sắc Mỹ. Hỏi bé thì nó nói thật sự nó cảm thấy thoải mái hơn khi dùng tiếng Anh nhưng nếu sữ dụng tiếng Việt cũng không thấy gì khó khăn.
Trẻ con người Việt ở ngoài vùng Little Saigon thì có lẽ không có sự thuận lợi như vậy.
Nói thêm là sống ở Little Saigon có thể hoàn toàn không sử dụng tiếng Anh cũng ok. Thị trưởng thành phố, nghị viên là người Việt trên đường phố Bolsa 100 % cửa hiệu là của người Việt với bảng hiệu tiếng Việt. Bác sĩ, luật sư người Việt hành nghề khắp vùng. Thậm chí đường Bolsa còn được chính thức gắn tên Việt là đường Trần Hưng Đạo. Trong trường học rất nhiều trẻ em gốc Việt. Do vậy nhiều người Việt từ các tiểu bang khác, vùng khác rất thích về Little Saigon sinh sống vì không khí chợ búa, hàng quán rất giống quê hương Sài Gòn. Chỉ có điều là giá nhà ở Little Sài Gòn là rào cản vì quá cao với thu nhập của họ.