[TT Hữu ích] Cuộc sống ở Mỹ của một người lao động gốc Việt qua ảnh.

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Chính trị đúng là mỗi người 1 quan điểm và khó trao đổi về cái này, trong gia đình mà nói chuyện về nó chắc thành cãi nhau luôn.
Cám ơn cụ nhiều.
Có những cặp vợ chồng Mỹ đã cãi vã rồi dẫn đến ly hôn, mọi chuyện bắt nguồn từ bàn luận đảng phái chính trị ( đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ).
Có những ông bố Mỹ không thèm nhìn con vì bất đồng quan điểm chính trị.


1000004028.jpg
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,358 Mã lực
Có những cặp vợ chồng Mỹ đã cãi vã rồi dẫn đến ly hôn, mọi chuyện bắt nguồn từ bàn luận đảng phái chính trị ( đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ).
Có những ông bố Mỹ không thèm nhìn con vì bất đồng quan điểm chính trị.


1000004028.jpg
Nói chuyện với hội Tây tốt nhất là né 2 chủ đề: chính trị và tôn giáo.

Hình như đã có nghiên cứu nói việc đi bầu của 1 cá nhân là vô nghĩa, vì nó không làm thay đổi kết quả bầu cử. Số người tin tưởng và thực hiện quyền bầu cử của mình thường đủ lớn để những người còn lại dù có đi bầu hay không sẽ chả can hệ gì đến kết quả bầu cử.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,427 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
PS: nói chuyện bầu cử chính trị khô quá. Em up một tấm ảnh của trường dự bị quân đội ở thành phố Tustin, nơi con gái em học mỗi thứ Bảy cuối tuần.


1000003434.jpg

Bác cho em hỏi việc con gái học trường dự bị quân đội là lựa chọn hay là bắt buộc vậy? Vì em thấy con theo học mỗi thứ bảy cuối tuần, đầu tư thời gian như thế có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tương lai chăng?
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Bác cho em hỏi việc con gái học trường dự bị quân đội là lựa chọn hay là bắt buộc vậy? Vì em thấy con theo học mỗi thứ bảy cuối tuần, đầu tư thời gian như thế có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tương lai chăng?
1/ Ở Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch từ lâu. Toàn bộ quân đội Mỹ hiện tại là lính tình nguyện.
Việc học trường này là lựa chọn. Em cho nó đi học từ năm 12 tuổi để rèn luyện tính kỷ luật của quân đội. Hồi cấp 1 nó rất ham chơi và không chịu khó học bài, không chịu dọn dẹp đồ đạc trong phòng ngủ của nó.

2/ Việc học trường quân đội từ nhỏ có những điều lợi như :
- Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân trẻ em, việc này giúp ích cho việc học hành của cháu ở trường cấp 2, cấp 3 bên này. Cháu biết sắp xếp giờ giấc tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, đôn đốc. Năm nay mới học lớp 11 nhưng cháu đã học gần hết những lớp học của chương trình phổ thông cấp 3 và hiện đang lấy những lớp AP (Advanced Placement) của đại học. Tất cả đều là tự học không có người dạy thêm.
- Tự giác dậy sớm chạy bộ, học bơi, kéo xà để rèn luyện thể lực theo yêu cầu của trường quân đội.
- Khi tới 18 tuổi nếu như cháu vẫn yêu binh nghiệp thì đăng ký vào quân đội và chọn ngành để phục vụ quân đội ( kỹ sư, bác sĩ, y tá, IT...) Quân đội Mỹ sẽ cấp toàn bộ chi phí học hành cho tới khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ra trường phục vụ trong quân đội theo một thời gian qui định. Hết thời gian qui định thì trở lại dân sự nhưng vẫn giữ qui chế sĩ quan dự bị cho quân đội.
- Nếu như tới 18 tuổi, cháu không thích binh nghiệp thì không cần thiết đăng ký vào quân đội. Nhưng toàn bộ quá trình học tập ở trường quân đội sẽ là một điểm cộng rất đẹp cho hồ sơ tuyển sinh vào các trường Đại học lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,427 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
1/ Ở Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch từ lâu. Toàn bộ quân đội Mỹ hiện tại là lính tình nguyện.
Việc học trường này là lựa chọn. Em cho nó đi học từ năm 12 tuổi để rèn luyện tính kỷ luật của quân đội. Hồi cấp 1 nó rất ham chơi và không chịu khó học bài, không chịu dọn dẹp đồ đạc trong phòng ngủ của nó.

2/ Việc học trường quân đội từ nhỏ có những điều lợi như :
- Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân trẻ em, việc này giúp ích cho việc học hành của cháu ở trường cấp 2, cấp 3 bên này. Cháu biết sắp xếp giờ giấc tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, đôn đốc. Năm nay mới học lớp 11 nhưng cháu đã học gần hết những lớp học của chương trình phổ thông cấp 3 và hiện đang lấy những lớp AP (Advanced Placement) của đại học. Tất cả đều là tự học không có người dạy thêm.
- Tự giác dậy sớm chạy bộ, học bơi, kéo xà để rèn luyện thể lực theo yêu cầu của trường quân đội.
- Khi tới 18 tuổi nếu như cháu vẫn yêu binh nghiệp thì đăng ký vào quân đội và chọn ngành để phục vụ quân đội ( kỹ sư, bác sĩ, y tá, IT...) Quân đội Mỹ sẽ cấp toàn bộ chi phí học hành cho tới khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ra trường mang lon sĩ quan và phục vụ trong quân đội theo một thời gian qui định. Hết thời gian qui định thì trở lại dân sự nhưng vẫn giữ qui chế sĩ quan dự bị cho quân đội.
- Nếu như tới 18 tuổi, cháu không thích binh nghiệp thì không cần thiết đăng ký vào quân đội. Nhưng toàn bộ quá trình học tập ở trường quân đội sẽ là một điểm cộng rất đẹp cho hồ sơ tuyển sinh vào các trường Đại học lớn.
Hay quá vậy. Họ có một cấu trúc giáo dục trên cơ sở tự do tự nguyện nhưng rất sẵn sàng cho yêu cầu của quân đội.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Hay quá vậy. Họ có một cấu trúc giáo dục trên cơ sở tự do tự nguyện nhưng rất sẵn sàng cho yêu cầu của quân đội.
Dạ, tuy không còn chế độ quân dịch bắt buộc, nhưng Mỹ cũng vẫn thu hút rất đông người gia nhập quân đội do họ có chế độ đãi ngộ rất tốt với quân nhân.

1000004030.jpg
1000004029.jpg
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
2,992
Động cơ
97,389 Mã lực
Vấn đề người nhập cư bất hợp pháp và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế xã hội của nước Mỹ là một vấn đề lớn, phức tạp và đã kéo dài nhiều năm. Em sẽ nói theo hiểu biết nhất định của em.
1/ Về mặt đạo đức :
Nước Mỹ là quốc gia của người nhập cư, mọi người dân Mỹ từ da trắng, da den da vàng đều là người nhập cư hoặc có nguồn gốc ông bà là người nhập cư ( trừ người da đỏ). Ông Trump và bà Harris cũng không ngoại lệ. Người dân Mỹ có cái nhìn thoáng hơn và bao dung hơn dân những nước thuần khiết chủng tộc như Đức, Nhật..... đối với người nhập cư bất hợp pháp.... Bởi vì suy cho cùng họ cũng vì mưu cầu hạnh phúc cá nhân nên mới lặn lội, bất chấp nguy hiểm, tốn kém tiền bạc để vượt biên vào Mỹ.
Những người nhập cư hợp pháp ( du học sinh tìm việc làm để ở lại nước Mỹ, những người kết hôn giả, những người đi du lịch đẻ con, những phụ nữ xin visa du lịch Mỹ rồi sang kết hôn giả để ở lại..) suy cho cùng cũng chỉ hơn những người nhập cư lậu là có nhiều tiền hơn để đạt được tấm thẻ xanh. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.

2/ Về mặt kinh tế :
Không phải mới đây, mà đã từ lâu rồi, Nước Mỹ đã có hơn 10 triệu người sống và làm việc bất hợp pháp. Riêng bang California đã có hơn 1 triệu 800 nghìn người nhập cư bất hợp pháp. Họ có gây gánh nặng cho kinh tế Mỹ hay không? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Họ nhập cư lậu vào là để kiếm tiền, và để kiếm tiền tất nhiên là họ phải làm việc và đa phần họ là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, và nghị lực ( không có ông bà già hay cậu ấm cô chiêu nào dám vượt rừng, lội bộ xuyên nước Mexico để leo tường vào Mỹ) . Họ làm những việc mà người nhập cư chính thức không muốn làm như làm công nhân nông nghiệp, làm việc tại các trang trại nuôi gia súc, ở thành phố thì họ làm cắt cỏ, sửa chữa đường xá... dọn nhà vệ sinh cho các công ty.
Đa phần họ tự kiếm sống và tích lũy tiền bạc để gửi về quê nhà cho người thân.
Tất nhiên một số ít trong họ cũng gây ảnh hưởng cho xã hội Mỹ như trộm cắp, ma túy...
Nhưng nền kinh tế Mỹ cũng có phần đóng góp của những người nhập cư lậu, thế nên chính quyền Mỹ cũng mắt nhắm mắt mở, không làm căng hay mở chiến dịch càn quét trục xuất lớn...
Vì nếu như không có những người này, thì ai sẽ làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu cho xã hội Mỹ như hái táo ngoài nắng, nuôi gà, giết mổ gia súc, đào đường, dọn nhà vệ sinh công cộng...
Nền kinh tế, xã hội, và lực lượng cảnh sát Mỹ đủ mạnh để chấp nhận 10 triệu người bất hợp pháp sống và làm việc trên đất Mỹ từ nhiều năm nay.
Riêng trong năm 2023 hiện tượng trèo tường biên giới phía nam nước Mỹ trở nên nhiều hơn là do kinh tế toàn cầu suy thoái sau dịch Covit 19, dân từ các nước như Trung Quốc, Nam Mỹ và có cả Việt Nam tìm cách đi sang Mexico rồi chui sang Mỹ quá nhiều ( thậm chí em đã gặp một cô phục vụ người Việt trong tiệm ăn trên đường Bolsa, khi được hỏi là ai đã bảo lãnh cô ấy sang đây? cô ấy trả lời là em sang đây theo diện Mexico ). Cô ấy dùng từ diện Mexico thay cho việc vượt biên giới Mexico vào Mỹ.
Nói chung là vài trăm nghìn người nhập cư lậu nữa thì cũng không làm khó cho nước Mỹ rộng lớn, luôn luôn thiếu lao động. Chỉ là tới mùa bầu cử các ông bà làm chính trị làm cho lớn chuyện để khuấy động cử tri nhằm kiếm phiếu.

Tương tự như người ngoại tỉnh đổ về HN và tp.HCM để kiếm sống thôi. Họ làm những việc mà người có hộ khẩu Hà Nội, hộ khẩu tp.HCM, có bằng cấp, có nhà cửa, có nghề nghiệp ổn định chắc chắn là không muốn làm như: thợ hồ, hốt rác, đánh giày, bán hàng rong....Tuy một số ít trong họ có làm những việc gây nhếch nhác bộ mặt đô thị nhưng không thể nói là họ ăn bám vào chính quyền hay xã hội đô thị.
Em nghĩ ai cũng có sở trường và sở đoản. Không ai là người vô dụng. Nhắc lại truyện Tàu một chút.
Sở dĩ Lưu Bang đánh bại Hạng Võ là do biết dùng người tài hơn mình, không cần để ý xuất xứ, bỏ qua những lỗi lầm hay thói xấu nhỏ của họ. Dùng Hàn Tín là kẻ luồn trôn thằng bán thịt làm đại tướng! Dùng Trần Bình người có phẩm hạnh kém nhưng có nhiều kế lạ làm mưu sĩ…
Cụ thật thông tuệ, hi vọng ngày càng nhiều comment chất lượng ntn.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,775
Động cơ
436,112 Mã lực
1/ Ở Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch từ lâu. Toàn bộ quân đội Mỹ hiện tại là lính tình nguyện.
Việc học trường này là lựa chọn. Em cho nó đi học từ năm 12 tuổi để rèn luyện tính kỷ luật của quân đội. Hồi cấp 1 nó rất ham chơi và không chịu khó học bài, không chịu dọn dẹp đồ đạc trong phòng ngủ của nó.

2/ Việc học trường quân đội từ nhỏ có những điều lợi như :
- Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân trẻ em, việc này giúp ích cho việc học hành của cháu ở trường cấp 2, cấp 3 bên này. Cháu biết sắp xếp giờ giấc tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, đôn đốc. Năm nay mới học lớp 11 nhưng cháu đã học gần hết những lớp học của chương trình phổ thông cấp 3 và hiện đang lấy những lớp AP (Advanced Placement) của đại học. Tất cả đều là tự học không có người dạy thêm.
- Tự giác dậy sớm chạy bộ, học bơi, kéo xà để rèn luyện thể lực theo yêu cầu của trường quân đội.
- Khi tới 18 tuổi nếu như cháu vẫn yêu binh nghiệp thì đăng ký vào quân đội và chọn ngành để phục vụ quân đội ( kỹ sư, bác sĩ, y tá, IT...) Quân đội Mỹ sẽ cấp toàn bộ chi phí học hành cho tới khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ra trường mang lon sĩ quan và phục vụ trong quân đội theo một thời gian qui định. Hết thời gian qui định thì trở lại dân sự nhưng vẫn giữ qui chế sĩ quan dự bị cho quân đội.
- Nếu như tới 18 tuổi, cháu không thích binh nghiệp thì không cần thiết đăng ký vào quân đội. Nhưng toàn bộ quá trình học tập ở trường quân đội sẽ là một điểm cộng rất đẹp cho hồ sơ tuyển sinh vào các trường Đại học lớn.
Cảm ơn cụ. Đúng là trường dự bị, chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường quân ngũ.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Người Việt mình ai cũng có nguồn gốc ông bà là nông dân, nên ai cũng thích trồng trọt. Sang tận bên này, cây trái bán đầy siêu thị mà vẫn cứ muốn tự trồng cây sau nhà. Mà bên này xứ lạnh này mà trồng được một cái cây có nguồn gốc ở xứ nhiệt đới phải nói là cực quá.

Trước hết phải lên mạng order, rồi chờ vườn cây họ ship về nhà.

1000004055.jpg




1000004056.jpg


Sau đó chạy ra Home Depot mua bao phân chở về, đào đất lên bỏ phân vào hố, rồi đặt cây xuống trồng.




Hàng ngày phải ra tưới nước, chăm sóc cây, trông chừng như trông chừng con nhỏ.
Nhưng ở cái xứ ngày ấm đêm lạnh như cái xứ Nam Cali này ... đôi khi trời trở lạnh kéo dài vài tuần, cây héo lá rồi khô dần. Lại mất công buồn cả ngày.
Lại chờ mùa hè năm sau trồng tiếp.
 
Chỉnh sửa cuối:

namnabonbon

Xe buýt
Biển số
OF-570576
Ngày cấp bằng
23/5/18
Số km
575
Động cơ
150,634 Mã lực
Tuổi
59
Vấn đề người nhập cư bất hợp pháp và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế xã hội của nước Mỹ là một vấn đề lớn, phức tạp và đã kéo dài nhiều năm. Em sẽ nói theo hiểu biết nhất định của em.
1/ Về mặt đạo đức :
Nước Mỹ là quốc gia của người nhập cư, mọi người dân Mỹ từ da trắng, da den da vàng đều là người nhập cư hoặc có nguồn gốc ông bà là người nhập cư ( trừ người da đỏ). Ông Trump và bà Harris cũng không ngoại lệ. Người dân Mỹ có cái nhìn thoáng hơn và bao dung hơn dân những nước thuần khiết chủng tộc như Đức, Nhật..... đối với người nhập cư bất hợp pháp.... Bởi vì suy cho cùng họ cũng vì mưu cầu hạnh phúc cá nhân nên mới lặn lội, bất chấp nguy hiểm, tốn kém tiền bạc để vượt biên vào Mỹ.
Những người nhập cư hợp pháp ( du học sinh tìm việc làm để ở lại nước Mỹ, những người kết hôn giả, những người đi du lịch đẻ con, những phụ nữ xin visa du lịch Mỹ rồi sang kết hôn giả để ở lại..) suy cho cùng cũng chỉ hơn những người nhập cư lậu là có nhiều tiền hơn để đạt được tấm thẻ xanh. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.

2/ Về mặt kinh tế :
Không phải mới đây, mà đã từ lâu rồi, Nước Mỹ đã có hơn 10 triệu người sống và làm việc bất hợp pháp. Riêng bang California đã có hơn 1 triệu 800 nghìn người nhập cư bất hợp pháp. Họ có gây gánh nặng cho kinh tế Mỹ hay không? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Họ nhập cư lậu vào là để kiếm tiền, và để kiếm tiền tất nhiên là họ phải làm việc và đa phần họ là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, và nghị lực ( không có ông bà già hay cậu ấm cô chiêu nào dám vượt rừng, lội bộ xuyên nước Mexico để leo tường vào Mỹ) . Họ làm những việc mà người nhập cư chính thức không muốn làm như làm công nhân nông nghiệp, làm việc tại các trang trại nuôi gia súc, ở thành phố thì họ làm cắt cỏ, sửa chữa đường xá... dọn nhà vệ sinh cho các công ty.
Đa phần họ tự kiếm sống và tích lũy tiền bạc để gửi về quê nhà cho người thân.
Tất nhiên một số ít trong họ cũng gây ảnh hưởng cho xã hội Mỹ như trộm cắp, ma túy...
Nhưng nền kinh tế Mỹ cũng có phần đóng góp của những người nhập cư lậu, thế nên chính quyền Mỹ cũng mắt nhắm mắt mở, không làm căng hay mở chiến dịch càn quét trục xuất lớn...
Vì nếu như không có những người này, thì ai sẽ làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu cho xã hội Mỹ như hái táo ngoài nắng, nuôi gà, giết mổ gia súc, đào đường, dọn nhà vệ sinh công cộng...
Nền kinh tế, xã hội, và lực lượng cảnh sát Mỹ đủ mạnh để chấp nhận 10 triệu người bất hợp pháp sống và làm việc trên đất Mỹ từ nhiều năm nay.
Riêng trong năm 2023 hiện tượng trèo tường biên giới phía nam nước Mỹ trở nên nhiều hơn là do kinh tế toàn cầu suy thoái sau dịch Covit 19, dân từ các nước như Trung Quốc, Nam Mỹ và có cả Việt Nam tìm cách đi sang Mexico rồi chui sang Mỹ quá nhiều ( thậm chí em đã gặp một cô phục vụ người Việt trong tiệm ăn trên đường Bolsa, khi được hỏi là ai đã bảo lãnh cô ấy sang đây? cô ấy trả lời là em sang đây theo diện Mexico ). Cô ấy dùng từ diện Mexico thay cho việc vượt biên giới Mexico vào Mỹ.
Nói chung là vài trăm nghìn người nhập cư lậu nữa thì cũng không làm khó cho nước Mỹ rộng lớn, luôn luôn thiếu lao động. Chỉ là tới mùa bầu cử các ông bà làm chính trị làm cho lớn chuyện để khuấy động cử tri nhằm kiếm phiếu.

Tương tự như người ngoại tỉnh đổ về HN và tp.HCM để kiếm sống thôi. Họ làm những việc mà người có hộ khẩu Hà Nội, hộ khẩu tp.HCM, có bằng cấp, có nhà cửa, có nghề nghiệp ổn định chắc chắn là không muốn làm như: thợ hồ, hốt rác, đánh giày, bán hàng rong....Tuy một số ít trong họ có làm những việc gây nhếch nhác bộ mặt đô thị nhưng không thể nói là họ ăn bám vào chính quyền hay xã hội đô thị.
Em nghĩ ai cũng có sở trường và sở đoản. Không ai là người vô dụng. Nhắc lại truyện Tàu một chút.
Sở dĩ Lưu Bang đánh bại Hạng Võ là do biết dùng người tài hơn mình, không cần để ý xuất xứ, bỏ qua những lỗi lầm hay thói xấu nhỏ của họ. Dùng Hàn Tín là kẻ luồn trôn thằng bán thịt làm đại tướng! Dùng Trần Bình người có phẩm hạnh kém nhưng có nhiều kế lạ làm mưu sĩ…
Tối qua, trong một bữa tiệc gđ, ng lớn trong nhà cũng bàn về việc nhập cư lậu này. Ô cậu nêu quan điểm giống như Cụ.
 

qazwsxedc

Xe tăng
Biển số
OF-520414
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,466
Động cơ
187,378 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một thớt rất hay, cám ơn bác leua. Chúc bác và gia đình sức khỏe, hạnh phúc!
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Cá voi bơi dọc bờ biển California.
Đã từ lâu Hoa Kỳ cấm đánh bắt cá voi.

1000004079.jpg



1000004080.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

TungC

Xe tải
Biển số
OF-681086
Ngày cấp bằng
2/7/19
Số km
379
Động cơ
130,323 Mã lực
Vào đọc thớt thấy thêm hiểu biết cuộc sống bên Mỹ 👍
Trình độ của Cụ chủ rất từng trải, hiểu biết nên còm rất nhẹ nhàng mà chuyên sâu.
Chúc Cụ và gia đình luôn mạnh khỏe!
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Vào đọc thớt thấy thêm hiểu biết cuộc sống bên Mỹ 👍
Trình độ của Cụ chủ rất từng trải, hiểu biết nên còm rất nhẹ nhàng mà chuyên sâu.
Chúc Cụ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cảm ơn cụ. Chúc cụ và gia quyến luôn mạnh khỏe.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,657
Động cơ
60,472 Mã lực
Tuổi
24
1/ Ở Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch từ lâu. Toàn bộ quân đội Mỹ hiện tại là lính tình nguyện.
Việc học trường này là lựa chọn. Em cho nó đi học từ năm 12 tuổi để rèn luyện tính kỷ luật của quân đội. Hồi cấp 1 nó rất ham chơi và không chịu khó học bài, không chịu dọn dẹp đồ đạc trong phòng ngủ của nó.

2/ Việc học trường quân đội từ nhỏ có những điều lợi như :
- Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân trẻ em, việc này giúp ích cho việc học hành của cháu ở trường cấp 2, cấp 3 bên này. Cháu biết sắp xếp giờ giấc tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, đôn đốc. Năm nay mới học lớp 11 nhưng cháu đã học gần hết những lớp học của chương trình phổ thông cấp 3 và hiện đang lấy những lớp AP (Advanced Placement) của đại học. Tất cả đều là tự học không có người dạy thêm.
- Tự giác dậy sớm chạy bộ, học bơi, kéo xà để rèn luyện thể lực theo yêu cầu của trường quân đội.
- Khi tới 18 tuổi nếu như cháu vẫn yêu binh nghiệp thì đăng ký vào quân đội và chọn ngành để phục vụ quân đội ( kỹ sư, bác sĩ, y tá, IT...) Quân đội Mỹ sẽ cấp toàn bộ chi phí học hành cho tới khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ra trường phục vụ trong quân đội theo một thời gian qui định. Hết thời gian qui định thì trở lại dân sự nhưng vẫn giữ qui chế sĩ quan dự bị cho quân đội.
- Nếu như tới 18 tuổi, cháu không thích binh nghiệp thì không cần thiết đăng ký vào quân đội. Nhưng toàn bộ quá trình học tập ở trường quân đội sẽ là một điểm cộng rất đẹp cho hồ sơ tuyển sinh vào các trường Đại học lớn.
Cảm ơn bác, rất chi tiết.
Bác cho hỏi là:
Vào lính (cả sĩ quan và lính), tất nhiên phải chịu nhiều ràng buộc mang tính mệnh lệnh.
Vậy, lương Lính + Hạ sĩ quan + Sĩ quan so với bên dân sự (tương ứng là Thợ có đào tạo và Cử nhân Kỹ sư), thì thu nhập có tốt hơn nhiều không bác?

Ngoài ra, nếu phải đi các vùng thực sự có chiến tranh, như Red Sea chẳng hạn; hoặc các vùng có rủi ro khá cao, như Korea + Japan, họ chắc phải có Trợ cấp vùng sâu vùng xa nào đó, như dân ta hay nói?
 

rainsg

Xe tải
Biển số
OF-708224
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
217
Động cơ
105,946 Mã lực
Đường lối, chính sách của cá nhân tổng thống Mỹ chỉ ảnh hưởng lớn đến đối ngoại ( thế giới, Nga Tàu, cấm vận....) mà thôi cụ ạ, chứ ít ảnh hưởng tới trong người dân trong nước. Vì chính quyền của từng tiểu bang của Mỹ có quyền hạn ( tự trị) rất lớn. Nước Mỹ là tập hợp của 50 tiểu bang. Mỗi tiểu bang như một quốc gia riêng biệt. Từng tiểu bang có Quốc Hội, có ngân sách thu nhập riêng... Do vậy người dân ít quan tâm việc đi bầu tổng thống Mỹ . Thí dụ: tiểu bang nghèo như Louisiana thì ai làm tổng thống Mỹ cũng chẳng khiến họ tiến lên ngang với tiểu bang Texas hay Cali. Đối với một anh nghèo thì ai làm tổng thống Mỹ cũng không khiến lương họ tăng được đồng nào vì chính sách phúc lợi, lương bổng... của mỗi địa phương là do từng quốc hội từng tiểu bang quyết định dựa trên sự biểu quyết của dân chúng. Thí dụ như lương tối thiểu của Nước Mỹ do chính quyền liên bang qui định là $7.25/ một giờ, nhưng ở từng tiểu bang thì khác nhau và tất nhiên là cao hơn, như Alaska là $13, và Cali là $16. Nhưng trong Cali thì tùy từng địa phương mà có lương khác nhau (Los Angeles qui định lương tối thiểu là $17.28 / một giờ).


Chính quyền liên bang của tổng thống Mỹ chỉ quản lý các bộ quan trọng như : Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, bộ An ninh nội địa.....và vài bộ khác...
Những lãnh vực khác được phân cấp cho chính quyền từng tiểu bang tự quyết định...
Tổng thống Mỹ không có quyền bổ nhiệm hay cách chức Thống đốc của các tiểu bang. Dân của từng tiểu bang đi bầu chọn ra Thống đốc cũng như thị trưởng thành phố họ đang sống.
Bác leua và các bác ở Mỹ cho em hỏi về vụ ngân sách của tiểu bang. Ở Mỹ, các tiểu bang có phải trích % trong số thu ngân sách mỗi năm của mình để nộp về chính quyền liên bang hay không ? Và nếu có thì xem các con số này ở đâu ?

Ví dụ ở VN, TP.HCM mỗi năm thu ngân sách chừng này, nộp về Trung ương 79%, được giữ lại 21% cho địa phương. Còn ở Mỹ, ví dụ Cali thì sao, thu ngân sách chừng này, nộp về bao nhiêu, để lại bao nhiêu. Em nghĩ khó có chuyện địa phương lấy hết, lấy hết thì chính quyền liên bang sống bằng gì ?
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Nghĩ về người vô gia cư ở Mỹ.

1729570669435.jpeg


Một trong những vấn đề nan giải của nước Mỹ là người vô gia cư ( homeless).
Tại sao thảm trạng màn trời chiếu đất lại có thể xuất hiện trong một đất nước thu nhập cao như Mỹ?
California và New York, 2 tiểu bang giàu có chính là 2 tiểu bang có đông người homeless nhất.
Em sống ngay Little Saigon, California nên thường xuyên bắt gặp những người homeless. Họ sống ngay trên vỉa hè trước cửa hàng ăn Lee' Sandwich, hoặc bên hông thương xá Phước Lộc Thọ. Họ đứng ở ngã tư Brookhurst - Bolsa xin tiền....thậm chí có hôm mùa Đông, em lái xe đi về khuya, vẫn gặp người phụ nữ homeless đứng xin tiền giữa cái lạnh 7 độ C.

Nhiều nghiên cứu cho biết :
-Trên 300,000 người trưởng thành lẫn trẻ em đêm này qua đêm khác, phải ngủ tại các trung tâm tạm trú.
-Trên 220,000 người ngủ lây lất trên đường phố, trạm xe điện ngầm, công viên, trong xe hơi của riêng mình v.v.
-Gia đình có con nhỏ chiếm 30% thành phần người vô gia cư, 6% đã trưởng thành nhưng dưới 25 tuổi.
-Tuổi đời của họ thường rất thấp, chỉ chừng 3% thuộc lứa tuổi 60 trở lên, đa số dưới 50 tuổi (70%).
Năm 2020, hơn 580 ngàn người dân bị rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa, bao gồm cả 37 ngàn là cựu chiến binh, 34 ngàn thuộc thành phần trẻ chưa trưởng thành, lao đao một mình không người thân thích. Người da trắng chiếm đa số, trên 280 ngàn; kế đến là người da đen chừng 228 ngàn; gốc Nam Mỹ 130 ngàn; gốc Á chừng 7,600 người. Dĩ nhiên đây chỉ là những con số bình quân quốc gia.

Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, xô đẩy con người lâm vào hoàn cảnh không nhà không cửa. Trên 30% nghiện rượu hay/và ma túy, chừng 25% có vấn đề về tâm thần, ít nhiều bị khuyết tật.
Đa số sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khó, thiếu căn bản học vấn, không có bằng cấp, không khả năng thích hợp để xin việc làm. Cha mẹ thì sáng xỉn chiều say, thường xuyên đánh đập con cái; hoặc người chồng hung dữ, vũ phu với vợ, khiến nạn nhân hết chịu đựng nổi, phải bỏ nhà trốn đi.
Thành phần vô gia cư, cũng như một số thành phần khác trong xã hội, rất dễ bị chê bai, bị nhìn dưới con mắt đầy thành kiến. Dĩ nhiên trước tiên và trên hết, chính họ phải chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh đắng cay của bản thân. Tuy nhiên các nguyên nhân khách quan như tiền thuê phòng quá cao, lương lậu, hưu bổng, thu nhập quá thấp, mất việc làm (vòng luẩn quẩn: mất việc dẫn đến vô gia cư, vô gia cư thì rất khó hay không thể kiếm được việc làm) cũng khiến tình trạng vô gia cư trở nên trầm trọng hơn. Một trong những lối nhìn vơ đũa cả nắm là sự khẳng định: Họ lười biếng, không chịu làm việc.
Thực tế là có không ít người vô gia cư đang có công ăn việc làm, hay đang đi học, nhưng lương lậu, vốn liếng chẳng đủ trang trải chi phí cuộc sống hằng ngày. Trên lý thuyết họ phải làm 12-15 giờ/ngày mới đủ sống. Ngày ngày sau công việc, họ quay trở lại nơi ngủ qua đêm, nhà tạm trú, xe RV, xe hơi cá nhân, các bãi đậu quanh nhà thờ v.v. đôi khi để cùng chia sẻ đồng tiền kiếm được, chia sẻ mọi khó khăn cùng với người thân gia đình. Họ cứ sống lây lất trong hoàn cảnh “quá giàu để có thể chết đói, quá nghèo để có thể sống như con người”.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Bác leua và các bác ở Mỹ cho em hỏi về vụ ngân sách của tiểu bang. Ở Mỹ, các tiểu bang có phải trích % trong số thu ngân sách mỗi năm của mình để nộp về chính quyền liên bang hay không ? Và nếu có thì xem các con số này ở đâu ?

Ví dụ ở VN, TP.HCM mỗi năm thu ngân sách chừng này, nộp về Trung ương 79%, được giữ lại 21% cho địa phương. Còn ở Mỹ, ví dụ Cali thì sao, thu ngân sách chừng này, nộp về bao nhiêu, để lại bao nhiêu. Em nghĩ khó có chuyện địa phương lấy hết, lấy hết thì chính quyền liên bang sống bằng gì ?
Ở Mỹ, có 2 loại thuế : thuế liên bang và thuế tiểu bang.
Chính quyền liên bang hoạt động bằng ngân sách do thuế liên bang mang lại. Ngân sách này rất lớn ( liên bang thu được 4 nghìn 500 tỷ đô la trong năm 2023), do đó chính quyền liên bang còn tài trợ ngân sách cho các tiểu bang. Không có việc tiểu bang trích ngân sách để nộp về liên bang.
Thí dụ năm 2023:
Tiền tài trợ của liên bang cho các tiểu bang là hơn 1 nghìn tỷ đô la năm 2023, tức là 1/4 ngân sách liên bang. Tỷ lệ tiền tài trợ của liên bang cho các tiểu bang tùy theo tiểu bang nghèo hay giàu. Từ 50,5% ngân sách tiểu bang nghèo nhất là Louisiana đến 22,2% ở Bắc Dakota. Các tiểu bang ở miền Nam có tỷ lệ nhận trung bình cao nhất, ở mức 40% ngân sách của tiểu bang trong khi các tiểu bang ở miền Tây có tỷ lệ nhận thấp nhất, ở mức 35,7%.

Lưu ý một điều : tổng thống và cơ quan hành pháp của liên bang Mỹ không có quyền phân bổ ngân sách liên bang. Quốc Hội Mỹ mới là người duyệt chi ngân sách.
Nói vui: tổng thống Mỹ là người bố, lãnh đạo gia đình nhưng Quốc Hội là người mẹ, nắm giữ túi tiền. Bố phải xin tiền mẹ để chi dùng... Nếu như mẹ không thông qua thì chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa.

1000004087.jpg



Cụ có thể tham khảo thêm theo link

 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,541
Động cơ
129,359 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Cảm ơn bác, rất chi tiết.
Bác cho hỏi là:
Vào lính (cả sĩ quan và lính), tất nhiên phải chịu nhiều ràng buộc mang tính mệnh lệnh.
Vậy, lương Lính + Hạ sĩ quan + Sĩ quan so với bên dân sự (tương ứng là Thợ có đào tạo và Cử nhân Kỹ sư), thì thu nhập có tốt hơn nhiều không bác?

Ngoài ra, nếu phải đi các vùng thực sự có chiến tranh, như Red Sea chẳng hạn; hoặc các vùng có rủi ro khá cao, như Korea + Japan, họ chắc phải có Trợ cấp vùng sâu vùng xa nào đó, như dân ta hay nói?
Nhìn chung lương quân nhân không cao hơn khu vực dân sự. Lương tổng thống Mỹ ( là tổng tư lệnh quân đội Mỹ) chỉ có 400 nghìn/năm. Lương tướng Mỹ chưa tới 20 nghìn tháng.

1000004088.jpg


Nhưng họ có những phụ cấp :
- Lương người ăn theo ( vợ, con nhỏ)
- Phụ cấp nhà ở ( nếu như không ở trong doanh trại)
- Phụ cấp tiền ăn ( nếu như không ăn trong đơn vị)
- Phụ cấp phục vụ ở hải ngoại., v.v..

Nhưng họ chỉ cần phục vụ 20 năm là có thể về hưu lãnh nguyên lương. Đi học đại học miễn phí. Mua nhà trả góp không cần trả trước tiền down.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top