[Funland] Cuộc sống ở Mỹ của một người lao động gốc Việt qua ảnh.

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,226
Động cơ
140,670 Mã lực
Tuổi
22
Mùa hè đã tới.
Cũng như mọi năm, học sinh gốc Việt vùng Little Saigon tiếp tục “thống lĩnh” danh sách thủ khoa và á khoa các trường trung học thuộc Học Khu Garden Grove niên khóa 2023-2024. Học sinh gốc Việt luôn nổi danh trong bang California với truyền thống học giỏi.
Cần biết là học sinh lớp 12 ở Mỹ đã biết trước trường Đại học mình sẽ nhập học trước khi tốt nghiệp cấp 3.

Trong 13 học sinh tốt nghiệp thủ khoa của 13 trường cấp 3 có 11 học sinh gốc Việt.

1000003145.jpg


Vài học sinh tiêu biểu.

1000003146.jpg


Breanna Nguyễn, La Quinta High School

Breanna Nguyễn, thủ khoa trường La Quinta, thành tích của em gồm có Học Sinh Xuất Sắc AP Quốc Gia (AP Scholar Award), đạt 1580 điểm trong kỳ thi SAT, đồng thời đậu cả bốn kỳ thi AP trong một năm. Em sẽ theo học đại học UCI hoặc đại học UC San Diego, chuyên ngành Khoa Học Điện Toán. Em hy vọng sẽ theo đuổi nghề nghiệp Kỹ Sư Thảo Chương Nhu Liệu. Thành tựu của em gồm có Chứng Chỉ Kỹ Thuật An Ninh Mạng Căn Bản GIAC (GIAC Foundational Cybersecurity Technologies), vào Chung Kết Giải Học Sinh Xuất Sắc Toàn Quốc, vào Chung Kết Giải Học Sinh Aztec của Năm, và Học Sinh Xuất Sắc về An Ninh Mạng Quốc Gia (National Cyber Scholar). Vài sinh hoạt ở trường trung học mà Breanna yêu thích gồm tham gia Câu Lạc Bộ Robotics, Hội Học Sinh Danh Dự Quốc Gia (National Honor Society), và Liên Đoàn Nữ Sinh (Girl’s League). Em Breanna Nguyễn cư ngụ ở Garden Grove, từng học tiểu học Ethan Allen và trung học McGarvin Intermediate.

1000003147.jpg

Lina Trần, Los Amigos High School

Lina Trần thủ khoa trường Los Amigo sẽ theo học đại học UCLA chuyên ngành Khoa Học Thần Kinh. Em hy vọng trở thành khoa học gia nghiên cứu thần kinh. Thành tựu của em gồm học bổng Gates Scholarship, thực tập tại Văn Phòng Phó Thống Đốc California và là Học Sinh Giỏi Simon (Simon Scholar). Các sinh hoạt mà Lina ưa thích tại trường trung học bao gồm ăn món súp nui gà ở sân chơi quần vợt, chơi trò X2 ở Six Flags Fall Rally South và sinh hoạt cùng nhóm LAJJEC sau giờ học. Lina từng là học sinh tiểu học Excelsior và trung học Irvine Intermediate. Lina hiện cư ngụ tại Santa Ana.

1000003148.jpg


Jeffrey Dương.

Jeffrey Dương sẽ học ngành Kỹ Sư Cơ Khí đại học UCLA, với mong ước làm việc tại NASA. Thành tích của em gồm dạy kèm cho các học sinh khác, tình nguyện làm người dẫn chương trình tài năng của trường, và đạt điểm 5 trong kỳ thi AP môn Lịch Sử Thế Giới (AP World History Exam). Các sinh hoạt yêu thích thời trung học của Jeffrey là tham gia chương trình hiến máu của trường và tham dự họp mặt “homecoming.” Jeffrey từng tiểu học Ethan Allen và trung học McGarvin Intermediate. Em Jeffrey là cư dân Garden Grove.

1000003149.jpg


Kathleen Huỳnh

Kathleen Huỳnh sẽ học ngành Kỹ Thuật Y Sinh đại học UCI. Thành tích của em bao gồm tốt nghiệp cao đẳng mỹ thuật với chương trình vào đại học sớm, học bổng “Questbridge College Prep Scholar,” vào chung kết “National College Match Finalist,” được Học Bổng Regents của UCI, và giải thưởng Học Sinh AP Ưu Tú (AP Scholar with Distinction). Các sinh hoạt yêu thích thời trung học của Kathleen gồm có tham dự buổi Dạ Hội Cuối Cấp, trò chuyện muộn với bạn bè và chương trình Thực Tập Mùa Hè tại khách sạn DoubleTree Suites by Hilton. Kathleen từng học tiểu học Susan B. Anthony và trung học Irvine Intermediate. Em là cư dân Santa Ana.
Chúc mừng các thủ khoa và á khoa.
Nhân tiện, bác cho hỏi, các trường đại học ở bển hay có cái trò cấp học bổng cho các học sinh giỏi thể thao, tôi hay đọc được nhất là trong môn Basketball.

Và, rõ ràng là so với trình độ đặt ra cho 1 cử nhân / kỹ sư tương lai, thì các học sinh này không thể đạt.
Vậy, tại sao tụi nó vẫn cấp học bổng cho họ nhỉ?
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Chúc mừng các thủ khoa và á khoa.
Nhân tiện, bác cho hỏi, các trường đại học ở bển hay có cái trò cấp học bổng cho các học sinh giỏi thể thao, tôi hay đọc được nhất là trong môn Basketball.

Và, rõ ràng là so với trình độ đặt ra cho 1 cử nhân / kỹ sư tương lai, thì các học sinh này không thể đạt.
Vậy, tại sao tụi nó vẫn cấp học bổng cho họ nhỉ?
Các trường Đại học ở Mỹ thường hay dành một số ít học bổng cho các sinh viên trong và ngoài nước về lĩnh vực thể thao ( số ít ở đây là so với các lĩnh vực khác như công nghệ, tài chính, kinh doanh...).
Lý do tại sao thì chúng ta khó có câu trả lời chung cho chính xác. Nhưng theo hiểu biết của em thì có những thông tin như sau.

Về phía sinh viên được học bổng thể thao.
1/ Học bổng thể thao được cấp với những điều kiện nhất định như : trong suốt thời gian 4 năm đại học phải giữ vững thành tích tập luyện, thi đấu môn thể thao của mình đồng thời cũng phải giữ vững điểm GPA các môn học khác. Nếu như không đạt sẽ bị cắt học bổng. Đây là điều khiến có rất ít sinh viên duy trì được việc nhận học bổng thể thao suốt 4 năm đại học. Và để tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân thì sinh viên đó cũng phải hoàn thành tất cả các tín chỉ đại học cần thiết như những sinh viên khác. Do vậy đầu vào đại học ở Mỹ rất dễ dàng, cực kỳ dễ dàng ( ai cũng có thể vào đại học, một người nhập cư lớn tuổi như em cũng vào được đại học ) nhưng đầu ra là chuyện khác. Thường thì các vận động viên của trường sẽ chọn các môn học không quá khó ( như xã hội học, tâm lý học) hoặc định hướng trở thành giáo viên thể dục thể thao ở các trường Phổ Thông.

Về phía trường Đại học và nền thể thao nước Mỹ.
- Việc cấp học bổng thể thao cho sinh viên trong và ngoài nước Mỹ đã thu hút rất nhiều nhân tài cho nền thể thao của Mỹ.
Cần biết, dù nước Mỹ rất giàu, nhưng ngân sách quốc gia không có chế độ tài trợ đội tuyển Olympics Mỹ tập luyện và thi đấu, nên các trường đại học mới chính là cái nôi đào tạo và sản sinh ra những tài năng thể thao cho đất nước. Có ba phần tư trong tổng số 613 vận động viên Mỹ tham gia Thế Vận Hội Tokyo năm 2021 đang thi đấu trong hệ thống các trường đại học Mỹ.
Về phía trường đại học.
Việc có đội bóng hay cá nhân vận động viên nổi tiếng mang màu áo của trường Đại học là một hình thức quảng cáo (thương mại) tốt cho trường.

Nói thêm: học bổng của trường Đại học ở Mỹ cấp là luôn kèm theo các điều kiện qui định ( thí dụ về điểm trung bình, giờ tham dự lớp, số tín chỉ lấy trong một học kỳ...) nếu như sau thời gian nhập học, sinh viên không đạt các tiêu chí này sẽ bị cắt học bổng.
Do vậy các cụ, mợ có con em được nhận học bổng ở Mỹ cần lưu ý các cháu về việc này, đừng nghĩ được trường hứa cấp học bổng 4 năm đại học, giá trị 200k là coi như 200k đó đã nằm trong túi mà chểnh mảng học hành.
 
Chỉnh sửa cuối:

UWBothell

Xe tải
Biển số
OF-402266
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
449
Động cơ
247,089 Mã lực
Tuổi
47
IMG_8974.jpeg
Hôm qua em và sói đưa thằng con thứ 2 xuống downtown Seattle để tập cho nó sử dụng phương tiện công cộng, ghé Pike Place Market ( một ngôi chợ có tuổi đời 117, là điểm đến tham quan của du khách khi đến Seattle) để mua hoa thì gặp đoàn biểu tình ủng hộ Palestine. Vừa thấy đoàn kéo tới thì nhà e tranh thủ chụp 1 tấm hình rồi kéo nhau biến khẩn trương vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
IMG_8974.jpeg
Hôm qua em và sói đưa thằng con thứ 2 xuống downtown Seattle để tập cho nó sử dụng phương tiện công cộng, ghé Pike Place Market ( một ngôi chợ có tuổi đời 117, là điểm đến tham quan của du khách khi đến Seattle) để mua hoa thì gặp đoàn biểu tình ủng hộ Palestine. Vừa thấy đoàn kéo tới thì nhà e tranh thủ chụp 1 tấm hình rồi kéo nhau biến khẩn trương vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo.
Ở dưới này, các trường Đại học UCLA và UCI cũng diễn ra các cuộc biểu tình lớn của sinh viên nhằm ủng hộ Palestine. Những người biểu tình chiếm giữ, dựng lều trại trong khuôn viên trường, dẫn tới cảnh sát phải bắt giữ một số người. Rất may là không có người chết.

 
Chỉnh sửa cuối:

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,404
Động cơ
481,225 Mã lực
Chuyện rửa chén.


Tại Mỹ, nghề rửa chén nhà hàng, tiệm ăn rất dễ tìm việc... Tuy nhiên, lương rất thấp, thường là lương tối thiểu ( ở Cali hiện nay khoảng $16/giờ. Làm từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.)
Đa phần là trả lương bằng tiền mặt, đây là tiền không tính thuế. Lương tuy ít hơn người đi làm hãng, nhưng người làm vẫn có thể lãnh tiền trợ cấp xã hội. Đây rõ ràng là "mánh lới" không hợp pháp của cả người chủ lẫn của cả người làm công, nhưng trong thực tế vẫn có người làm, nhất là những người từ Việt Nam mới qua, không rành tiếng Anh, miễn sao cuối năm họ có đủ tiền về Việt Nam le lói trong đôi ba tuần là đã quá rồi.
Bản thân em, thì tự hào là mình đã có được hơn 20 năm hành nghề rửa chén ( tại nhà) nhưng vẫn chưa có bằng tốt nghiệp.

Ngày xưa bên nhà, đối với gia đình em, mỗi khi có đám giỗ thì cái bếp là vùng bất khả xâm phạm đối với đàn ông, con trai. Láng cháng mò xuống đó là bị mấy dì, mấy mợ biểu đi lên nhà trên, hoặc đi chổ khác chơi. Chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì. Đàn ông, con trai được miễn xuống bếp. Các ông, các cậu có bổn phận ở nhà trên, lau bàn, lau ghế, quét nhà cho sạch sẻ là đủ trách nhiệm rồi. Còn thường ngày, thì việc bếp núc là của hai cô em gái. Con trai được miễn.

Qua tới bên này, lập gia đình, hai vợ chồng ở riêng thì mình chia sẻ nhau công việc bếp núc. Vợ biểu gì, “mượn làm gì” thì làm y vậy. Nói theo văn chương là làm theo lệnh bà, "yes mam". Còn nói theo tư cách của một hội viên "Hội Sovo" thì nể vợ hay sovo là bí quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Cô ấy phân công em làm phụ bếp và rửa chén. Phụ bếp thì quá dễ, kêu lặt rau thì lặt rau, kêu kêu đâm tỏi thì đâm tỏi. Rửa chén thì tập riết rồi rửa cũng sạch theo tiêu chuẩn của cô ấy. Được một cái là cô vợ cũ của em cũng biết giữ thể diện cho chồng mình nên ít khi nào áp dụng cái nguyên tắc cầm quyền chuyên chính mỗi khi có khách khứa đến chơi.
" Anh cứ ở nhà trên, dưới bếp để em lo"
Lợi dụng tình hình bỏ ngõ đó nên đôi khi em làm bộ ra lệnh kêu vợ làm cái này, cái nọ trước mặt khách để lấy le.
Khách về thì biết tay bà! Ha ha...

Nhận nhiệm vụ rửa chén riết rồi em phát hiện ra rửa chén bằng tay là một công việc dễ dàng và đơn giản. Ta chỉ việc bỏ bát đĩa dơ vào sink, vặn nước nóng, lấy xà bông nước chà trong chà ngoài từng cái. Xong thì xả lại với nước lạnh. Úp tất cả lên rổ cho ráo nước. Em rửa chén chỉ mất từ 5 tới 10 phút. Quá sướng nếu như so với công việc nấu nướng của cô vợ...
Từ ngày chia tay, phải tự mình nấu ăn, em mới thấu hiểu sự vất vả của cô vợ cũ khi phải vừa đi làm vừa đi chợ vừa nấu ăn cho cả gia đình.
Quê e ngày xưa thì mấy việc nhớn như mổ lợn, thịt chó 7 món thì lại do đàn ông làm, chi e thì rửa bát :) giờ thì thuê hết roài
 

UWBothell

Xe tải
Biển số
OF-402266
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
449
Động cơ
247,089 Mã lực
Tuổi
47
Ở dưới này, các trường Đại học UCLA và UCI cũng diễn ra các cuộc biểu tình lớn của sinh viên nhằm ủng hộ Palestine. Những người biểu tình chiếm giữ, dựng lều trại trong khuôn viên trường, dẫn tới cảnh sát phải bắt giữ một số người. Rất may là không có người chết.

Đại học UW cũng cắm lều trại cụ ơi, và đã bị đuổi hết, còn lại đám lều bạt thôi.
 

UWBothell

Xe tải
Biển số
OF-402266
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
449
Động cơ
247,089 Mã lực
Tuổi
47
IMG_7199.png
Nhân vụ việc 1 bé nhỏ bị mất vì bỏ quên trên xe bus ở VN, nên em tìm hiểu cách người Mỹ quản lý vấn đề này trong hệ thống xe bus trường học thế nào. Trước đây nước Mỹ cũng có nhiều trẻ vì ngủ quên bỏ lỡ điểm dừng và hệ thống xe bus cũng chưa có quy trình kiểm tra trẻ trên xe trước khi tài xế rời xe dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Vì thế sau này , hệ thống xe bus trường học đã phải theo yêu cầu của chính quyền bang/thành phố là lắp đặt hệ thống báo động ở cuối xe. Khi tài xế về đến trạm tập kết, và tắt máy xe, họ có 2 phút để di chuyển đến cuối xe để ấn vào nút trước khi xe hú lên inh ỏi. Bằng cách này, tài xế sẽ kiểm tra được còn sót bé nào trên xe hay không trước khi họ kết thúc 1 lộ trình. Hy vọng vn mình áp dụng quy trình này để không còn những sự việc đau lòng nữa.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Vài tấm ảnh em chụp ở Irvine Spectrum, gần nơi em làm việc.

1000003234.jpg


Đang là mùa hè nên trời xanh ngắt.
Nắng dịu dàng, không khí man mát lạnh, nhiệt độ là 23 độ C.

1000003232.jpg


Hôm nay là ngày thường trong tuần, lại đang là giữa trưa nên còn vắng người đi lại, em cố tình lựa giờ này để dễ dàng chụp ảnh.

1000003226.jpg

Một hiệu sách trong chuỗi nhà sách lớn của nước Mỹ - Barnes & Noble.


1000003224.jpg

Gian hàng của Apple, với logo hình trái táo.

1000003222.jpg





Khu vui chơi giải trí ngoài trời.








Một em gái California đang đi shopping.

1000003238.jpg





1000003236.jpg



1000003240.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Mỹ lên kế hoạch giới thiệu một số di dân đến tái định cư ở Hy Lạp và Ý theo ý định của Biden.

1000003269.jpg


CBS News nói rằng chính quyền Biden đang có kế hoạch đưa số người di cư bất hợp pháp vào nước Mỹ đến tái định cư ở Hy Lạp và Ý như một phần trong nỗ lực khác nhằm ngăn cản người dân trong khu vực Nam Mỹ đi đến biên giới Mỹ-Mexico.

Các nguồn tin cho biết, sáng kiến này sẽ liên quan đến việc Hy Lạp và Ý sẽ tiếp nhận những người di cư được xử lý tại các văn phòng nhập cư mà chính quyền Biden thành lập vào năm ngoái tại 4 quốc gia Mỹ Latinh để sàng lọc những người di cư hy vọng đến được Mỹ.
Theo các thỏa thuận mới, Hy Lạp và Ý sẽ cùng với Canada và Tây Ban Nha sẽ tái định cư một số di dân từ Mỹ.

Link đầy đủ
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,729
Động cơ
418,996 Mã lực
Còm của cụ hoàn toàn chính xác về mọi phương diện. Nhất là về phương diện Bắc Nam. Do yếu tố lịch sử, những người miền Nam trên 60 tuổi, đang sống ở Mỹ sẽ có khác biệt về quan điểm với những người đang sống ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc.
Ngay bản thân em, trước khi rời Việt Nam mặc dù là người Sài Gòn nhưng nhờ học tốt nên cũng được ưu ái trong xã hội, được đi du học, có thu nhập tốt, có thể nói là em yêu chế độ, nhưng khi được đi định cư đoàn tụ gia đình, sau một thời gian dài sống ở xã hội Mỹ quan điểm của em cũng thay đổi dần. Khi em nói chuyện với đứa em gái, em rể em ở Việt Nam em thấy rõ có rất nhiều khác biệt.
Là vợ chồng nếu như quá khác biệt về quan điểm chính trị thì chuyện chia tay là rất dễ xảy ra, đó là chưa kể tới khác biệt xã hội, cách sống giữa Việt Nam và Mỹ.

Dưới đây là góp ý cho mợ ấy.

Mợ bỏ mọi thứ lên bàn cân xem thử được mất như thế nào.
ĐƯỢC
1/Tương lai của 2 đứa con: kết hôn sang đây mợ và và 2 con sẽ có thẻ xanh. Chờ sau 2 năm sẽ có thẻ xanh vĩnh viễn, chờ sau 3 năm thì thi quốc tịch Mỹ. Hai đứa con của mợ nếu như ngoan, không đua đòi ăn chơi, chịu học và học được thì chuyện học hết Đại học bên này là trong tầm tay, không cần phải có tiền mới học hết Đại học. Nhà nghèo mà chịu học thì sẽ được ưu tiên.
Các cháu sẽ có 2 quốc tịch, có bằng đại học Mỹ. Lúc ấy chuyện sống ở Mỹ hay ở Việt Nam chỉ là chuyện ý thích.
Lương và thu nhập của mợ hiện nay ở Việt Nam thì không thể cho 2 đứa con của mợ một tương lai như vậy.
2/An sinh xã hội : ở đâu thì cũng phải lao động, nhưng khi về già ở Mỹ, mợ sẽ an toàn hơn về tài chính. Sau 10 năm làm việc thì mợ sẽ có lương hưu, nếu như lương hưu ít quá hoặc không có lương hưu thì mợ vẫn được tiền SSI ( trợ cấp cho người già), ở California hiện nay là hơn $1000 một tháng. Cộng thêm là bảo hiểm y tế miễn phí cho người già.
3/ Lương hưu của chồng:
Cho dù không có đi làm để đóng quỹ hưu nhưng nếu như mợ kết hôn với chồng trên 10 năm, thì khi đến tuổi hưu mợ sẽ được nhận 1 số tiền bằng 1/2 lương hưu của chồng, khi chồng mất, mợ được nhận tiền hưu bằng 100% lương hưu của chồng.

MẤT

Em thấy mợ chẳng mất gì. Đi sang Mỹ thì khó chứ đi về thì dễ òm. Mua vé là bay về Việt Nam ngay.
TÓM LẠI
Mợ rất, rất nên đi. Đây là cơ hội, nhưng có vài điều cần lưu ý :
-Mợ không nên bán nhà, không mang hết tài sản qua Mỹ, phải chừa đường lùi cho mình. Một người đàn ông đàng hoàng ở Mỹ sẽ không cần mợ mang số tiền ít ỏi sang Mỹ sống với anh ấy. Khi anh ấy chấp nhận bảo lãnh mợ và 2 con riêng của mợ sang là anh ấy đã chấp nhận sự cưu mang về tài chính.
-Mợ phải chấp nhận sự khác biệt khi chung sống với ông ấy. Không tranh cãi về quan điểm, không lý luận, sống với nhau bằng tình cảm...
-Nếu như sống không vui vẻ thì cũng cố nín thở qua sông, chờ khi có thẻ xanh vĩnh viễn rồi hãy chia tay.
- Cố gắng bỏ hết mọi tự cao, tự hào, xác định khi sang Mỹ mình bắt đầu lại mọi thứ từ con số zero. Càng bỏ cái tôi của mình thì mợ càng nhanh chóng hội nhập. Tuổi 50 không còn trẻ ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ thì chưa phải là già.
- Việc làm ở Mỹ không thiếu... cho người chịu khó. Ở Mỹ, có việc làm là sẽ sống được một cách tử tế.
Bảo lãnh kết hôn sang bển em thấy cũng khá phức tạp.
Em biết có trường hợp một anh ở Hải Phòng, 2 lần vượt biển sang Hongkong đều bị trả về, lần cuối là cuối những năm 199x. Lúc ấy là 1 vợ 2 con ở VN rồi, cái giá phải trả rất đắt.
Loằng ngoằng thế nào lại quen 1 bà làm ở cao ủy tị nạn LHQ ở HK, rồi quen con gái bà này và có 1 thằng con lai, năm 2005 thằng cu con đấy được hơn 2 tuổi. Bà mẹ và con gái đều Mỹ trắng 100%, con gái khá xấu và nặng phải gần 1 tạ, lại khó tính kinh khủng giống hệt mẹ. Bà già rất khó.tính và hay hằm hè, thằng cháu ngoại (con lai) nghịch hay chạy nhảy bà ấy làm cái dây dù khoảng 2m buộc quanh bụng nó và giữ dây như xích chó để nó khỏi chạy.
Đợt đấy anh kia đã ly hôn vợ và kết hôn với cô Mỹ năm 2003, mà suốt 2 năm không xong được thủ tục bảo lãnh cho 2 bố con (anh ta và thằng con lớn của vợ trước). Thằng con thì nghe nói đơn giản vì nó 14 tuổi, nhưng không có bố thì nó không chịu sang. Đợt đấy sốt ruột phết vì quá 15 tuổi thì thằng cu con cũng không sang được, mãi cuối 2005 thì cuối cùng hai bố con mới đi được.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Bảo lãnh kết hôn sang bển em thấy cũng khá phức tạp.
Em biết có trường hợp một anh ở Hải Phòng, 2 lần vượt biển sang Hongkong đều bị trả về, lần cuối là cuối những năm 199x. Lúc ấy là 1 vợ 2 con ở VN rồi, cái giá phải trả rất đắt.
Loằng ngoằng thế nào lại quen 1 bà làm ở cao ủy tị nạn LHQ ở HK, rồi quen con gái bà này và có 1 thằng con lai, năm 2005 thằng cu con đấy được hơn 2 tuổi. Bà mẹ và con gái đều Mỹ trắng 100%, con gái khá xấu và nặng phải gần 1 tạ, lại khó tính kinh khủng giống hệt mẹ. Bà già rất khó.tính và hay hằm hè, thằng cháu ngoại (con lai) nghịch hay chạy nhảy bà ấy làm cái dây dù khoảng 2m buộc quanh bụng nó và giữ dây như xích chó để nó khỏi chạy.
Đợt đấy anh kia đã ly hôn vợ và kết hôn với cô Mỹ năm 2003, mà suốt 2 năm không xong được thủ tục bảo lãnh cho 2 bố con (anh ta và thằng con lớn của vợ trước). Thằng con thì nghe nói đơn giản vì nó 14 tuổi, nhưng không có bố thì nó không chịu sang. Đợt đấy sốt ruột phết vì quá 15 tuổi thì thằng cu con cũng không sang được, mãi cuối 2005 thì cuối cùng hai bố con mới đi được.
Theo em nghĩ trường hợp của cụ nêu phức tạp có thể là do bản thân anh đó. Anh ta đã từng 2 lần vượt biên sang Hồng Kông và sau khi HCR (cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc) sàng lọc, không đủ tiêu chuẩn đi định cư ở phương Tây, cuối cùng bị trả về. Điều này nói lên lý lịch bản thân của anh ta có vấn đề (theo tiêu chuẩn của phương tây). Thí dụ ( em nói thí dụ) như từng là đảng viên, hoặc ngược lại có tiền án hình sự. Những ai có vấn đề như vậy là rất khó đi định cư ở Mỹ theo diện vợ chồng.
Hoặc cũng có thể nguyên nhân nằm ở người trong cuộc ( người vợ Mỹ), người này vì lý do nào đó chưa muốn mang anh chồng này sang ngay lập tức, nên mặc dù vẫn nộp hồ sơ bảo lãnh cho chồng, nhưng sau đó khi được sở Di trú Mỹ yêu cầu nộp giấy tờ bổ túc hồ sơ ( bảo trợ tài chính, hồ sơ thuế 3 năm...) cô ấy trì hoãn nộp... Trường hợp này em thấy cũng nhiều. Có những anh bên này về Việt Nam kết hôn xong, vợ kêu anh ơi, khi về Mỹ anh làm hồ sơ bảo lãnh em nha. Anh chồng về Mỹ cũng làm hồ sơ, cũng có giấy tờ của sở Di trú Mỹ xác nhận là đã mở hồ sơ bảo lãnh, nhưng cô vợ chờ dài cổ luôn cũng không đậu phỏng vấn ... hồ sơ cứ trục trặc lên, trục trặc xuống. Lý do chính là do anh chồng bên này không tích cực bổ túc hồ sơ. Nguyên nhân thì có thể kể ra như sau:
1/ Hoàn cảnh kinh tế bên này của người chồng không tốt, nên chưa muốn đưa vợ sang ngay. Cần biết là bảo lãnh thân nhân qua Mỹ, người bảo lãnh phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về mặt tài chính cho thân nhân với chính phủ Mỹ. Cam kết này chỉ được thoát ra khi người di dân trở thành công dân Mỹ. Mang một người kém tiếng Anh, không bằng cấp qua Mỹ mà phải tự mua bảo hiểm sức khỏe, nuôi ăn ở, nuôi học hành tiếng Anh cho đến khi hội nhập được vào xã hội Mỹ sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với một người Mỹ bình thường ( trừ phi sang Little Sài Gòn thì không nói, vì dù kém tiếng Anh cũng có thể làm việc ở đây ).
2/ Nếu như điều kiện kinh tế thoải mái ( chồng bên này có tiền, vợ ở Việt Nam cũng có tiền ) thì lại có một vấn đề khác xảy ra. Đó là người bên này sợ bị tình trạng " qua cầu rút ván ", mình chỉ là chiếc đò, tấm vé để người kia qua Mỹ. Suốt mấy chục năm qua, đã xảy ra không ít tình trạng này ở miền Nam, nơi phụ nữ rất thích kết hôn với Việt Kiều Mỹ Việt Kiều Canada, Việt Kiều Úc. Nhiều anh Việt Kiều bên này, vì già, vì xấu người ( hay xấu nết), hoặc vì học hành kém nên nghèo ( nghèo so với tiêu chuẩn Mỹ), không kiếm được người vợ ở Mỹ nên về Việt Nam tìm vợ. Nhiều năm trước, Việt Kiều Mỹ về miền Tây thì quá dễ dàng để kiếm vợ trẻ, đẹp....có những ông năm mươi, sáu mươi tuổi về miền Tây cưới vợ hai mươi..

Sau khi qua đây ở một thời gian ngắn, có thẻ xanh thì nhiều cô vợ nộp đơn ly dị, đó là chuyện tất yếu vì khi đã đắp chung chăn thì mới biết trong chăn có rận. Do vậy sau này, cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đã lan truyền những câu nói đầy định kiến như : " về Việt Nam lấy vợ/ chồng trẻ, đẹp đi nha, mang qua đây rồi hát câu : anh đã lầm đưa em sang đây.... để từng đêm nghe tiếng thở dài". Mang qua đây rồi hát : ai mang con sáo sang sông...
Giờ đây các ông Việt Kiều Mỹ trở nên khôn ngoan hơn, họ ít về Việt Nam lấy vợ trẻ, nếu như có về lấy vợ trẻ, thì họ cũng không vội vã mang sang liền làm gì, được kêu mở hồ sơ bảo lãnh thì cũng mở, nhưng khi tới thời điểm xét đơn để phỏng vấn, được sở Di trú kêu bổ túc hồ sơ thì họ âm thầm trì hoãn để kéo dài thời gian ... Người vợ ở Việt Nam đâu thể biết được đành chờ đợi.. chỉ tội nghiệp cho sở Di trú Mỹ, đại sứ quán Mỹ bị mang tiếng là làm khó khăn trong việc phỏng vấn cấp visa diện vợ chồng... Các anh chồng cứ ung dung chờ đợi, mỗi năm về Việt Nam thăm vợ vài lần, cho tới khi nào họ cảm thấy cô vợ thật sự yêu mình, muốn gắn bó lâu dài với mình thì họ mới xúc tiến việc bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Thậm chí có con với nhau, con đã lớn vài ba tuổi mới chịu mang sang. Còn nếu họ phát hiện ra trong thời gian vài năm xa cách nửa vòng Trái Đất, cô vợ bên Việt Nam có hiện tượng tranh thủ đi cải thiện ngoài luồng, thì họ ly dị đơn phương và hủy hồ sơ bảo lãnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,404
Động cơ
481,225 Mã lực
Theo em nghĩ trường hợp của cụ nêu phức tạp có thể là do bản thân anh đó. Anh ta đã từng 2 lần vượt biên sang Hồng Kông và sau khi HCR (cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc) sàng lọc, không đủ tiêu chuẩn đi định cư ở phương Tây, cuối cùng bị trả về. Điều này nói lên lý lịch bản thân của anh ta có vấn đề (theo tiêu chuẩn của phương tây). Thí dụ ( em nói thí dụ) như từng là đảng viên, hoặc ngược lại có tiền án hình sự. Những ai có vấn đề như vậy là rất khó đi định cư ở Mỹ theo diện vợ chồng.
Hoặc cũng có thể nguyên nhân nằm ở người trong cuộc ( người vợ Mỹ), người này vì lý do nào đó chưa muốn mang anh chồng này sang ngay lập tức, nên mặc dù vẫn nộp hồ sơ bảo lãnh cho chồng, nhưng sau đó khi được sở Di trú Mỹ yêu cầu nộp giấy tờ bổ túc hồ sơ ( bảo trợ tài chính, hồ sơ thuế 3 năm...) cô ấy trì hoãn nộp... Trường hợp này em thấy cũng nhiều. Có những anh bên này về Việt Nam kết hôn xong, vợ kêu anh ơi, khi về Mỹ anh làm hồ sơ bảo lãnh em nha. Anh chồng về Mỹ cũng làm hồ sơ, cũng có giấy tờ của sở Di trú Mỹ xác nhận là đã mở hồ sơ bảo lãnh, nhưng cô vợ chờ dài cổ luôn cũng không đậu phỏng vấn ... hồ sơ cứ trục trặc lên, trục trặc xuống. Lý do chính là do anh chồng bên này không tích cực bổ túc hồ sơ. Nguyên nhân thì có thể kể ra như sau:
1/ Hoàn cảnh kinh tế bên này của người chồng không tốt, nên chưa muốn đưa vợ sang ngay. Cần biết là bảo lãnh thân nhân qua Mỹ, người bảo lãnh phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về mặt tài chính cho thân nhân với chính phủ Mỹ. Cam kết này chỉ được thoát ra khi người di dân trở thành công dân Mỹ. Mang một người kém tiếng Anh, không bằng cấp qua Mỹ mà phải tự mua bảo hiểm sức khỏe, nuôi ăn ở, nuôi học hành tiếng Anh cho đến khi hội nhập được vào xã hội Mỹ sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với một người Mỹ bình thường ( trừ phi sang Little Sài Gòn thì không nói, vì dù kém tiếng Anh cũng có thể làm việc ở đây ).
2/ Nếu như điều kiện kinh tế thoải mái ( chồng bên này có tiền, vợ ở Việt Nam cũng có tiền ) thì lại có một vấn đề khác xảy ra. Đó là người bên này sợ bị tình trạng " qua cầu rút ván ", mình chỉ là chiếc đò, tấm vé để người kia qua Mỹ. Suốt mấy chục năm qua, đã xảy ra không ít tình trạng này ở miền Nam, nơi phụ nữ rất thích kết hôn với Việt Kiều Mỹ Việt Kiều Canada, Việt Kiều Úc. Nhiều anh Việt Kiều bên này, vì già, vì xấu người ( hay xấu nết), hoặc vì học hành kém nên nghèo ( nghèo so với tiêu chuẩn Mỹ), không kiếm được người vợ ở Mỹ nên về Việt Nam tìm vợ. Nhiều năm trước, Việt Kiều Mỹ về miền Tây thì quá dễ dàng để kiếm vợ trẻ, đẹp....có những ông năm mươi, sáu mươi tuổi về miền Tây cưới vợ hai mươi..

Sau khi qua đây ở một thời gian ngắn, có thẻ xanh thì nhiều cô vợ nộp đơn ly dị, đó là chuyện tất yếu vì khi đã đắp chung chăn thì mới biết trong chăn có rận. Do vậy sau này, cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đã lan truyền những câu nói đầy định kiến như : " về Việt Nam lấy vợ/ chồng trẻ, đẹp đi nha, mang qua đây rồi hát câu : anh đã lầm đưa em sang đây.... để từng đêm nghe tiếng thở dài". Mang qua đây rồi hát : ai mang con sáo sang sông...
Giờ đây các ông Việt Kiều Mỹ trở nên khôn ngoan hơn, họ ít về Việt Nam lấy vợ trẻ, nếu như có về lấy vợ trẻ, thì họ cũng không vội vã mang sang liền làm gì, được kêu mở hồ sơ bảo lãnh thì cũng mở, nhưng khi tới thời điểm xét đơn để phỏng vấn, được sở Di trú kêu bổ túc hồ sơ thì họ âm thầm trì hoãn để kéo dài thời gian ... Người vợ ở Việt Nam đâu thể biết được đành chờ đợi.. chỉ tội nghiệp cho sở Di trú Mỹ, đại sứ quán Mỹ bị mang tiếng là làm khó khăn trong việc phỏng vấn cấp visa diện vợ chồng... Các anh chồng cứ ung dung chờ đợi, mỗi năm về Việt Nam thăm vợ vài lần, cho tới khi nào họ cảm thấy cô vợ thật sự yêu mình, muốn gắn bó lâu dài với mình thì họ mới xúc tiến việc bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Thậm chí có con với nhau, con đã lớn vài ba tuổi mới chịu mang sang. Còn nếu họ phát hiện ra trong thời gian vài năm xa cách nửa vòng Trái Đất, cô vợ bên Việt Nam có hiện tượng tranh thủ đi cải thiện ngoài luồng, thì họ ly dị đơn phương và hủy hồ sơ bảo lãnh.
Đi theo diện kết hôn thì là american nightmare chứ ko phải american dream nữa :)
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,729
Động cơ
418,996 Mã lực
Theo em nghĩ trường hợp của cụ nêu phức tạp có thể là do bản thân anh đó. Anh ta đã từng 2 lần vượt biên sang Hồng Kông và sau khi HCR (cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc) sàng lọc, không đủ tiêu chuẩn đi định cư ở phương Tây, cuối cùng bị trả về. Điều này nói lên lý lịch bản thân của anh ta có vấn đề (theo tiêu chuẩn của phương tây). Thí dụ ( em nói thí dụ) như từng là đảng viên, hoặc ngược lại có tiền án hình sự. Những ai có vấn đề như vậy là rất khó đi định cư ở Mỹ theo diện vợ chồng.
Hoặc cũng có thể nguyên nhân nằm ở người trong cuộc ( người vợ Mỹ), người này vì lý do nào đó chưa muốn mang anh chồng này sang ngay lập tức, nên mặc dù vẫn nộp hồ sơ bảo lãnh cho chồng, nhưng sau đó khi được sở Di trú Mỹ yêu cầu nộp giấy tờ bổ túc hồ sơ ( bảo trợ tài chính, hồ sơ thuế 3 năm...) cô ấy trì hoãn nộp... Trường hợp này em thấy cũng nhiều. Có những anh bên này về Việt Nam kết hôn xong, vợ kêu anh ơi, khi về Mỹ anh làm hồ sơ bảo lãnh em nha. Anh chồng về Mỹ cũng làm hồ sơ, cũng có giấy tờ của sở Di trú Mỹ xác nhận là đã mở hồ sơ bảo lãnh, nhưng cô vợ chờ dài cổ luôn cũng không đậu phỏng vấn ... hồ sơ cứ trục trặc lên, trục trặc xuống. Lý do chính là do anh chồng bên này không tích cực bổ túc hồ sơ. Nguyên nhân thì có thể kể ra như sau:
1/ Hoàn cảnh kinh tế bên này của người chồng không tốt, nên chưa muốn đưa vợ sang ngay. Cần biết là bảo lãnh thân nhân qua Mỹ, người bảo lãnh phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về mặt tài chính cho thân nhân với chính phủ Mỹ. Cam kết này chỉ được thoát ra khi người di dân trở thành công dân Mỹ. Mang một người kém tiếng Anh, không bằng cấp qua Mỹ mà phải tự mua bảo hiểm sức khỏe, nuôi ăn ở, nuôi học hành tiếng Anh cho đến khi hội nhập được vào xã hội Mỹ sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với một người Mỹ bình thường ( trừ phi sang Little Sài Gòn thì không nói, vì dù kém tiếng Anh cũng có thể làm việc ở đây ).
2/ Nếu như điều kiện kinh tế thoải mái ( chồng bên này có tiền, vợ ở Việt Nam cũng có tiền ) thì lại có một vấn đề khác xảy ra. Đó là người bên này sợ bị tình trạng " qua cầu rút ván ", mình chỉ là chiếc đò, tấm vé để người kia qua Mỹ. Suốt mấy chục năm qua, đã xảy ra không ít tình trạng này ở miền Nam, nơi phụ nữ rất thích kết hôn với Việt Kiều Mỹ Việt Kiều Canada, Việt Kiều Úc. Nhiều anh Việt Kiều bên này, vì già, vì xấu người ( hay xấu nết), hoặc vì học hành kém nên nghèo ( nghèo so với tiêu chuẩn Mỹ), không kiếm được người vợ ở Mỹ nên về Việt Nam tìm vợ. Nhiều năm trước, Việt Kiều Mỹ về miền Tây thì quá dễ dàng để kiếm vợ trẻ, đẹp....có những ông năm mươi, sáu mươi tuổi về miền Tây cưới vợ hai mươi..

Sau khi qua đây ở một thời gian ngắn, có thẻ xanh thì nhiều cô vợ nộp đơn ly dị, đó là chuyện tất yếu vì khi đã đắp chung chăn thì mới biết trong chăn có rận. Do vậy sau này, cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đã lan truyền những câu nói đầy định kiến như : " về Việt Nam lấy vợ/ chồng trẻ, đẹp đi nha, mang qua đây rồi hát câu : anh đã lầm đưa em sang đây.... để từng đêm nghe tiếng thở dài". Mang qua đây rồi hát : ai mang con sáo sang sông...
Giờ đây các ông Việt Kiều Mỹ trở nên khôn ngoan hơn, họ ít về Việt Nam lấy vợ trẻ, nếu như có về lấy vợ trẻ, thì họ cũng không vội vã mang sang liền làm gì, được kêu mở hồ sơ bảo lãnh thì cũng mở, nhưng khi tới thời điểm xét đơn để phỏng vấn, được sở Di trú kêu bổ túc hồ sơ thì họ âm thầm trì hoãn để kéo dài thời gian ... Người vợ ở Việt Nam đâu thể biết được đành chờ đợi.. chỉ tội nghiệp cho sở Di trú Mỹ, đại sứ quán Mỹ bị mang tiếng là làm khó khăn trong việc phỏng vấn cấp visa diện vợ chồng... Các anh chồng cứ ung dung chờ đợi, mỗi năm về Việt Nam thăm vợ vài lần, cho tới khi nào họ cảm thấy cô vợ thật sự yêu mình, muốn gắn bó lâu dài với mình thì họ mới xúc tiến việc bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Thậm chí có con với nhau, con đã lớn vài ba tuổi mới chịu mang sang. Còn nếu họ phát hiện ra trong thời gian vài năm xa cách nửa vòng Trái Đất, cô vợ bên Việt Nam có hiện tượng tranh thủ đi cải thiện ngoài luồng, thì họ ly dị đơn phương và hủy hồ sơ bảo lãnh.
Cảm ơn cụ, đầy đủ và rất chi tiết thông tin.
Trường hợp anh kia vượt biên nhiều lần em nghĩ là có tiền án rồi nên mới khó, nhưng cuối cùng cũng đi được.

Như em hiểu thì trẻ con dưới 15 tuổi đi theo diện Adopted có vẻ là dễ nhất cho cả 2 phía, có thẻ xanh và vào quốc tịch nhanh. Bọn trẻ sang được tiếp tục đi học luôn cấp phổ thông hoàn toàn free và nếu có học lên đại học thì kể cả khó khăn cũng có thể vay tiền chính phủ để học. Như vậy đỡ được cả gánh nặng kinh tế cho người nhận con nuôi cũng như gia đình ở Việt Nam. Phải không cụ?
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Cảm ơn cụ, đầy đủ và rất chi tiết thông tin.
Trường hợp anh kia vượt biên nhiều lần em nghĩ là có tiền án rồi nên mới khó, nhưng cuối cùng cũng đi được.

Như em hiểu thì trẻ con dưới 15 tuổi đi theo diện Adopted có vẻ là dễ nhất cho cả 2 phía, có thẻ xanh và vào quốc tịch nhanh. Bọn trẻ sang được tiếp tục đi học luôn cấp phổ thông hoàn toàn free và nếu có học lên đại học thì kể cả khó khăn cũng có thể vay tiền chính phủ để học. Như vậy đỡ được cả gánh nặng kinh tế cho người nhận con nuôi cũng như gia đình ở Việt Nam. Phải không cụ?
Dạ, trẻ em là một chuyện khác.
Đối với luật pháp của Mỹ, trẻ em là số 1 thật sự. Một số thông tin về quyền trẻ em ở Mỹ.
- Trẻ em bất hợp pháp trên đất Mỹ cũng vẫn hưởng đầy đủ quyền lợi về học hành, an sinh xã hội ( được ăn uống, được có nhà ở...) Ở Mỹ có nhiều người homeless, nhưng không có trẻ em homeless. Nếu như phát hiện ra một phụ nữ homeless mà có con nhỏ thì nhân viên sở Xã hội sẽ thuê phòng hotel cho ở tạm qua vài ngày rồi họ sẽ tìm nơi trú ngụ lâu dài cho cả mẹ lẫn con. Nhiều người di dân Mexico mang trẻ con sang bỏ lại trên đất Mỹ, vì họ biết chắc xã hội và luật lệ của Mỹ sẽ cho con họ được có cơ hội sống ở Mỹ.
- Trẻ em sinh ra ở nước ngoài, sẽ tự động thành công dân Mỹ, khi cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em này di dân hợp pháp qua Mỹ và trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh trẻ em này qua Mỹ trước năm chúng 18 tuổi. Những trẻ em này khi bước chân lên đất Mỹ sẽ mặc nhiên có quốc tịch Mỹ ngay lập tức mà không cần xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Thí dụ trước khi qua Mỹ, em có một đứa con ( con nuôi hay con ngoài giá thú cũng không phân biệt) ở Việt Nam. Sau khi qua Mỹ em nhập quốc tịch Mỹ, rồi mở hồ sơ bảo lãnh cho con dưới 18 tuổi. Đứa trẻ đó sẽ thành công dân Mỹ ngay lập tức khi bước chân lên nước Mỹ. Đó là đạo luật " Bảo vệ quyền lợi của trẻ em " ra đời năm 2000.

1000003294.jpg



- Trẻ em sống ở Mỹ được sự bảo vệ của nhiều luật lệ.
Thí dụ :
- Người cha không được phép tắm cho con gái trên 6 tuổi ( độ tuổi tùy vào bang).
- Cha mẹ không được đối xử tệ bạc với con nhỏ dưới 18 tuổi. Thí dụ như đánh đập, chửi mắng... Nếu như nhân viên xã hội hay thầy cô giáo ở trường phát hiện ra thì cha mẹ đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm, hoặc có thể bị tước quyền nuôi con. Nhà nước sẽ mang trẻ em đi giao cho một bố mẹ nuôi. Trường hợp bạo hành trẻ em nặng, người cha mẹ ruột sẽ bị cấm tới gần trẻ em đó ( ở trường học, ở nhà bố mẹ nuôi..)
 
Chỉnh sửa cuối:

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,729
Động cơ
418,996 Mã lực
Dạ, trẻ em là một chuyện khác.
Đối với luật pháp của Mỹ, trẻ em là số 1 thật sự. Một số thông tin về quyền trẻ em ở Mỹ.
- Trẻ em bất hợp pháp trên đất Mỹ cũng vẫn hưởng đầy đủ quyền lợi về học hành, an sinh xã hội ( được ăn uống, được có nhà ở...) Ở Mỹ có nhiều người homeless, nhưng không có trẻ em homeless. Nếu như phát hiện ra một phụ nữ homeless mà có con nhỏ thì nhân viên sở Xã hội sẽ thuê phòng hotel cho ở tạm qua vài ngày rồi họ sẽ tìm nơi trú ngụ lâu dài cho cả mẹ lẫn con. Nhiều người di dân Mexico mang trẻ con sang bỏ lại trên đất Mỹ, vì họ biết chắc xã hội và luật lệ của Mỹ sẽ cho con họ được có cơ hội sống ở Mỹ.
- Trẻ em sinh ra ở nước ngoài, sẽ tự động thành công dân Mỹ, khi cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em này di dân hợp pháp qua Mỹ và trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh trẻ em này qua Mỹ trước năm chúng 18 tuổi. Những trẻ em này khi bước chân lên đất Mỹ sẽ mặc nhiên có quốc tịch Mỹ ngay lập tức mà không cần xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Thí dụ trước khi qua Mỹ, em có một đứa con ( con nuôi hay con ngoài giá thú cũng không phân biệt) ở Việt Nam. Sau khi qua Mỹ em nhập quốc tịch Mỹ, rồi mở hồ sơ bảo lãnh cho con dưới 18 tuổi. Đứa trẻ đó sẽ thành công dân Mỹ ngay lập tức khi bước chân lên nước Mỹ. Đó là đạo luật " Bảo vệ quyền lợi của trẻ em " ra đời năm 2000.

1000003294.jpg
Nghĩa là họ không phân biệt con nuôi con đẻ, miễn là người bố/mẹ đó làm đơn xin nhận làm con và bảo lãnh bé dưới 18 tuổi đó sang là auto có quốc tịch luôn nhỉ. Vậy thì phương án này để các bố mẹ VN muốn cho con sang Mỹ học khả thi quá còn gì, chỉ cần tìm được đối tác và có cái gật đầu là xong. Chi phí cũng rất nhẹ vì bố/mẹ Mỹ cũng không phải chịu kinh phí nhiều, ăn học đã có nhà nước lo.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Nghĩa là họ không phân biệt con nuôi con đẻ, miễn là người bố/mẹ đó làm đơn xin nhận làm con và bảo lãnh bé dưới 18 tuổi đó sang là auto có quốc tịch luôn nhỉ. Vậy thì phương án này để các bố mẹ VN muốn cho con sang Mỹ học khả thi quá còn gì, chỉ cần tìm được đối tác và có cái gật đầu là xong. Chi phí cũng rất nhẹ vì bố/mẹ Mỹ cũng không phải chịu kinh phí nhiều, ăn học đã có nhà nước lo.
Đúng rồi cụ.
Diện con nuôi này rất tốt để một trẻ em nước ngoài trở thành công dân Mỹ.
Nhiều năm về trước, đã có rất nhiều trẻ em Việt Nam sang Mỹ theo diện này. Nhưng về sau, lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam phát hiện ra tình trạng con nuôi giả ( làm hồ sơ giả) để đi Mỹ quá nhiều nên họ đã xiết chặt lại qui định xin con nuôi ở Việt Nam.

1000003295.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,518
Động cơ
128,011 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Như em đã nói từ các bài trước. Trẻ em ở California được ăn sáng, ăn trưa miễn phí tại trường ( từ cấp 1 tới cấp 3).
Ngay cả khi nghỉ hè, các trường học ở California vẫn tổ chức phát các bữa ăn cho các em. Không cần ghi danh, cứ tới trường để nhận phần ăn mang về nhà. Bữa ăn trưa miễn phí sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho học sinh. Một phần ăn trưa tiêu biểu sẽ gồm có bánh mì submarine, pizza, thịt gà popcorn, bánh cheeseburger nhỏ, sữa chua, các loại trái cây và rau quả tùy chọn tại quầy rau, nước trái cây và sữa.


1000003296.jpg



Nói thêm, California là nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất nước Mỹ. Đã từ lâu, chính quyền tiểu bang đã dành 1/3 ngân sách của mình cho hệ thống giáo dục.
Kết quả là tiểu bang California trở thành tiểu bang giàu có nhất nước Mỹ với nickname " Golden State" tức là 'tiểu bang vàng ". Thu nhập của một mình tiểu bang California lớn hơn hàng trăm quốc gia lớn nhỏ khác trên thế giới, hơn Canada, Pháp, Ấn Độ. Nó chỉ xếp ngay sau chính nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Năm 2023, GDP của California là 3900 tỉ USD với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 6%.
Giáo dục là chìa khóa của California, nơi có lượng người nhập cư đông đảo nhất nước Mỹ. Điều này rất phù hợp với tinh thần của người Việt : " nghèo thì nghèo, cũng ráng cho thằng Tèo đi học ".
 
Chỉnh sửa cuối:

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,729
Động cơ
418,996 Mã lực
Mà em cũng không khuyến khích gái miền bắc XHCN đi lấy Việt Kiều Mỹ có tiền thân là VNCH đâu - sẽ không có cái happy ending đâu, em nói thực lòng đấy
Em rất thích đọc những chia sẻ của cụ, nhiều kinh nghiệm thật lòng và có hàm lượng chất xám cao. Tuy nhiên em nghĩ cụ có vài va vấp nào đấy nên có thành kiến về chuyện Bắc - Nam hay sao?
Trước em làm hotel phố cổ hơn chục năm, chứng kiến rất nhiều gia đình Bắc vượt biên sang bên đấy lấy chồng/vợ người Nam rồi về chơi, họ vẫn rất ổn mà.
Có một bạn nữ sinh ra ở Mỹ, quốc tịch US quen qua mạng một bạn nam quê Hải Dương nhưng làm công chức trong một cơ quan bộ ở HN, đ ảng viên luôn nhé. Mấy lần về cùng bố mẹ và bà ngoại (dân Bắc di cư 1954) và bà có chia sẻ rất muốn cháu về VN lấy chồng Việt vì không muốn lấy chồng Mỹ da trắng, Việt kiều ở bên ấy thì ít lựa chọn. Lấy chồng xong muốn ở VN thì ở hay sang Mỹ thì tùy, bạn gái đợt đấy rất thích sống ở VN. Hai bạn này sau mượn khách sạn em để làm đám hỏi, rồi sau đấy mấy lần gia đình về đều ở khách sạn em, hai bạn còn bế con đến chơi. Mấy năm sau thì đến chào chia tay để đi Mỹ đoàn tụ.
Một bạn gái khác em quen thì gái Nam Định hơn 20 tuổi vào Sài Gòn lập nghiệp, ế đến năm hơn 40 tuổi chưa có mảnh nào vắt vai. Hình thức cũng hơi kém, công việc thì buôn bán lặt vặt nên bạn bè môi giới nhiều mà không ăn thua. Cuối cùng lại quen một anh Việt kiều già (VNCH chuẩn luôn) ngoài 60t qua mạng và làm hôn thú rồi qua bển. Bạn ấy đi dạo 2016 và vừa rồi thi đỗ quốc tịch rồi, thấy kéo theo 4 đứa cháu con nhà anh, chị bạn ấy sang cùng cho ăn học nữa. Anh chồng thì có vẻ cũng khá giả, nhà to đẹp và hay đi đấy đó, ăn uống nhà hàng chi tiêu khá mạnh tay. Họ đến nay vẫn đang rất hạnh phúc, bạn nữ từ ngày lấy chồng thấy nhan sắc tươi lên rất nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top