Mụ Cửu này nhiễu sóng quá.
lãm loãng hết cả thớt của nhà chùa.
Tiếp tục, tiếp tục nào
Phần II. Bảo dưỡng, sửa chữa máy chính.
Cho dù là xe đạp, xe máy, ô tô hay máy bay, kể cả phi thuyền không gian cũng đều phải bảo dưỡng, sửa chữa máy móc sau một thời gian hoạt động. Nhất là ô tô, chả thế mà các ga ra cứ gọi là mọc lên như nấm sau mưa. Nào là Tiên Phong 87 Láng Hạ, nào là Âu Mỹ Lĩnh Nam… kể có mà hết ngày. Cứ nườm nượp xe vào xe ra, chứng tỏ nhu cầu sửa chữa của bà con ta là cực lớn.
Tàu biển cũng vậy, các máy móc thiết bị cứ định kỳ là phải vật ra bảo dưỡng, thay cái nọ, thế cái kia mà chạy cho nó nuột, kẽo giữa biển gặp bão mà máy móc lại từ chối làm nhiệm vụ thì ngắm chuối nải, soi *ít gà khỏa thân là cái chắc. Các bác tài trên bộ mà có gặp sự cố thì chỉ việc bấm a lô, xong rồi ngồi hút thuốc vặt đợi bác LXC đến lôi về ga ra là xong, còn trên biển thì tự cứu lấy mình thôi.
Dông dài tí, nhà chùa đi vào chính đề luôn đây.
Trên tàu có vô thiên lủng các loại máy móc thiết bị, nhưng chỉ có động cơ lai chân vịt mới được gọi là máy chính, còn lại là máy phụ tất.
Từ máy phát điện, máy lái, nồi hơi…. Chả cái nào được làm chính cung cả.
Lần này nhà chùa post lên đây một số hình ảnh giới thiệu 1 buổi bảo dưỡng, sửa chữa máy chính. Cụ thể là rút piston, thay xéc măng.
Thông thường, nếu không có sự cố gì xảy ra, cứ định kỳ khoảng 6000 giờ hoạt động thì sẽ tiến hành rút piston và thay xéc măng. Động cơ lai chân vịt tàu thủy khá lớn, các xy lanh tách rời nhau nên chiến chú nào chỉ việc tháo bỏ những thứ lằng nhằng của riêng chú ấy, không phải tháo cả mặt quy lát của toàn bộ các máy như ô tô.
Nhanh thôi mà. Đồ dự trữ có đủ, dụng cụ chuẩn bị sẵn sàng, nhân lực tuyền thanh niên to khỏe, ngại gì.
Đây là động cơ 2 kỳ, có patanh bàn trượt, quét thẳng qua xu páp & tăng áp bằng tua bin khí xả. Đại loại nó hoạt động như thế này