Nhà cháu nghĩ có nhiều lý do ạ
- Do thói quen chỉ ăn đồ đã kiểm dịch, dân Nhật chỉ mua đồ trong siêu thị chứ ko hái bắt đồ hoang dã. Họ thà ăn cá nuôi hoặc đánh bắt về đã qua kiểm định, chứ ko chịu ăn cá tự nhiên.
- Sông ngòi bị cải tạo nhiều nên sự biến đổi tầng đáy diễn ra nhiều, đắp đập, xả thải khiến nhiều loại cá nước ngọt bị rơi vào sách đỏ. Đánh bắt mà phải lựa loài thì ko hiệu quả, nuôi cá thì lấn chiếm dòng chảy cũng ko khả thi.
- Tuy vậy, người Nhật vẫn ăn cá nước ngọt. Ở các vùng cao, họ vẫn đánh bắt cá suối như Ayu, hồi... để ăn, ko thấy bán. Vẫn có các khu vực nuôi cá nước ngọt lớn để cung cấp cho thị trường như ở hồ Biwa. Cá nuôi thương mại chủ yếu là cá Ayu, cá hồi chấm bi, cá vược nước ngọt...
Châu âu và Mỹ cũng vẫn có người ăn cá nước ngọt, nhưng ít. Có lẽ là do luật lệ hạn chế. Mỗi người câu chỉ được mang về từ 2-5 con cá mỗi ngày, tùy loài. Khá nhiều người bị phạt vì mang nhiều hơn số lượng quy định. Tức là họ vẫn ăn.
Nói chung, qua thời kỳ đại công nghiệp, rất nhiều con sông bị ô nhiễm kim loại nặng. Vì vậy, các nước phát triển khuyến cáo cần thời gian có thể cả trăm năm để dòng sông trong sạch trở lại. Không nên ăn cá sông trong thời gian chờ đợi.