- Biển số
- OF-508550
- Ngày cấp bằng
- 6/5/17
- Số km
- 554
- Động cơ
- 187,440 Mã lực
Tiền đánh thuế cao đi đâu hết rồi.
https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-song-chay-an-tung-bua-thoi-bung-lan-song-bieu-tinh-tai-phap-2018120315022032.htm
Khi trải qua những ngày tháng khó khăn do không có đủ thực phẩm để duy trì cuộc sống, nhiều dân nghèo ở Pháp đã xuống đường biểu tình để đòi chính phủ phải vào cuộc.
Ở dưới đáy giỏ hàng trống trơn của Florian Dou tại một siêu thị bán hàng giảm giá, chỉ có một gói xúc xích giá 6 USD, ngoài ra không còn nhiều đồ khác. Đó là một ngày vào cuối tuần trước và cuối tháng trước. Dou than thở rằng tiền lương của anh và vợ đã “cạn” từ hơn 10 ngày.
Bằng cách nào để Dou có thể duy trì cuộc sống trong những ngày này, khi số tiền trong túi đã hết còn thu nhập từ công việc nhân viên phụ kho cũng trở thành một thách thức hàng tháng. Nhiều người ở Gueret, một thị trấn ở trung nam nước Pháp, cũng trải qua hoàn cảnh tương tự. Chính điều này đã khiến Dou giận dữ.
Do vậy, Dou quyết định sử dụng số tiền còn lại, lái xe hơn 400km để tham gia cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô Paris hôm 1/12. Tại đây, cảnh sát Pháp đã phải can thiệp bằng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su.
“Chúng tôi biết họ được cử tới để xua đuổi chúng tôi”, Dou nói, đồng thời tuyên bố những người biểu tình sẽ không dời đi đâu cả.
Các cuộc biểu tình “Áo vàng” mà Dou tham gia là một phần trong làn sóng giận dữ và thịnh nộ do những người lao động phổ thông khởi xướng. Những người biểu tình phản đối tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng và làm xói mòn cuộc sống của họ.
Các cuộc bạo loạn ban đầu nổ ra nhằm phản đối việc tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng trở nên căng thẳng trong 3 tuần gần đây và lên đến đỉnh điểm vào hôm 1/12.
Người biểu tình đốt xe phản đối chính sách tăng thuế của chính phủ tại Paris. (Ảnh: Reuters)
Hoạt động gần như không có tổ chức và phụ thuộc chủ yếu vào mạng xã hội, trong hơn một tháng qua, những người biểu tình đã di chuyển tự phát từ các vùng nông thôn nghèo của Pháp tới bờ sông Seine. Trên toàn nước Pháp, các cuộc biểu tình đã khiến hơn 260 người bị thương và hơn 400 người bị bắt giữ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 2/12 đã đi thị sát một vòng quanh các đài tưởng niệm tại Paris và chứng kiến cảnh tượng tan hoang dọc theo các con phố mua sắm thịnh vượng nhất ở châu Âu. Ông Macron đã bắt đầu một cuộc họp nội các và cân nhắc phương án ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tổng thống Macron trước đây từng nói, không giống các chính quyền Pháp tiền nhiệm, ông sẽ không lùi bước trước làn sóng phản đối cải cách, bao gồm việc nới lỏng luật lao động. Đây là con đường khó khăn hơn của Pháp so với các nước Tây Âu khác.
Những người biểu tình chỉ trích ông Macron là tổng thống của người giàu. Họ cho rằng ông đang cân bằng ngân sách của mình trên lưng họ trong khi không chịu lắng nghe những lo lắng của họ.
Những tấm kính bị vỡ toang, những chiếc xe hơi bị thiêu rụi dọc trên các tuyến phố tại Paris rốt cuộc đã lôi kéo sự chú ý của Tổng thống Macron. Được đặt tên từ những chiếc áo bảo hộ an toàn do người biểu tình mặc, phong trào “Áo vàng” đã bùng phát từ chính những thị trấn yên ả như Gueret.
Cuộc sống của dân nghèo
Cảnh sát phun nước vào những người biểu tình Áo vàng tại Paris. (Ảnh: Reuters)
Với vị trí cách xa những thành phố lớn, Gueret nằm ở một trong những vùng nghèo nhất nước Pháp. Tại những nơi như vậy, một nỗi lo sợ thầm lặng đang len lỏi vào từng ngôi nhà. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: “Chuyện gì xảy ra khi tôi hết tiền từ ngày 20 của tháng? Tôi lấy gì để bỏ vào tủ lạnh khi không còn xu nào trong tài khoản và hóa đơn tiền điện vẫn cần phải trả? Tôi nên bỏ bữa ăn nào trong ngày hôm nay?”.
Dou và hàng xóm của anh, những người cũng tham gia biểu tình, cùng chung một cảnh ngộ. Vào những đêm lạnh giá, Joel Decoux phải sử dụng những thanh gỗ do anh tự chặt để đốt lò sưởi vì không có đủ tiền để mua khí đốt.
“Chúng tôi sống trong sự căng thẳng. Cứ vào cuối tháng, chúng tôi lại hỏi liệu có đủ đồ để ăn không?”, Fabrice Girardin, 46 tuổi, người đang nhận chăm sóc thú cưng để mưu sinh, cho biết.
“Hiện tại, tôi không có gì trong tay cả”, Girardin nói. Vợ anh vừa đi chợ với 40 euro ngày hôm trước. Và gia đình họ không còn gì để sống cho tới cuối tuần.
“Khi đến cuối tháng, lúc đó không còn gì cả. Một khi đã trả hết các loại hóa đơn, chúng tôi không còn đồng nào”, Girardin cho biết.
Chồng của Laetitia Depourtoux, một y tá làm ca đêm tại bệnh viện, cho biết với 4 đứa con và hàng loạt hóa đơn, mức lương 1.500 euro một tháng của anh và 1.800 euro một tháng của vợ anh, “đều hết rất nhanh”. Trong khi đó, ngân hàng từ chối cho họ vay thêm tiền.
Cả hai vợ chồng Depourtoux đều tham gia phong trào “Áo vàng” và tới Paris để biểu tình. “Nếu biểu tình còn tiếp tục, chúng tôi sẽ vẫn tham gia”, Depourtoux nói.
“Chúng tôi vẫn sống, nhưng phải sống dè dặt. Chúng tôi không thể đi ăn ở nhà hàng”, Depourtoux cho biết. Cha mẹ của Depourtoux cũng lâm vào cảnh khó khăn, cha anh hiện sống trong một viện dưỡng lão còn mẹ anh buộc phải nhận những bữa ăn từ thiện.
Phong trào Áo vàng bùng phát tại Paris trong những ngày đầu tháng 12. (Ảnh: New York Times)
Dou cho biết con trai 9 tuổi của anh chưa bao giờ được đi du lịch. Trong khi đó, mức lương 1.300 euro (khoảng 1.475 USD) Dou nhận được hàng tháng “bốc hơi ngay lập tức” sau khi thanh toán các hóa đơn. Nhiều người như Dou còn lại rất ít tiền do phải chi trả các khoản thuế cao và những dịch vụ đắt đỏ như điện.
Tham gia biểu tình, Dou và nhiều người khác chờ đợi suốt cả đêm ở giữa các bùng binh, trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, bên dưới các lều tạm và chỗ trú ẩn dựng bằng vải bạt khi trời vẫn còn tối. Một dòng chữ viết nguệch ngoạc với nội dung “Elysee của người dân” được căng lên, chế giễu Điện Elysee của Tổng thống Macron. “Macron, ông ấy đứng về phía các ông chủ. Macron, ông ấy quay lưng với người dân”, tiếng một ca sĩ phát ra từ đài phát thanh.
Dou cho biết anh đã tham gia phong trào “Áo vàng” từ những ngày đầu và có mặt liên tục vào những ngày cuối tuần trước tại các bùng binh ở Gueret. “Chúng tôi thậm chí không cần đến các tổ chức xã hội nữa”, Dou nói.
Theo Dou, động lực của anh là “khôi phục lại những ưu tiên của nước Pháp trước đây, đó là các giá trị tự do, bình đẳng, bác ái”. Dou nhận thấy rằng phong trào “Áo vàng” thực sự khiến chính phủ Pháp lo sợ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ thực sự hoảng loạn”, Dou nhận định.
Gần như mọi chiếc xe hơi đi ngang qua đều bấm còi để thể hiện sự đồng cảm với đoàn người biểu tình tại Gueret. Nhưng chính những người biểu tình cũng hiểu rằng tiếng nói của họ dường như yếu dần trước khi vượt qua một chặng đường dài để đến tai những người nắm quyền thực sự tại Paris. Và đó cũng là lý do thôi thúc họ đến thủ đô biểu tình.
Tổng thống Macron (giữa) cùng các quan chức Pháp thăm hỏi lực lượng cứu hỏa và cảnh sát chống bạo động tại Paris hôm 2/12. (Ảnh: Reuters)
Tới ngày 30/11, Dou đã chuẩn bị mọi thứ để lái xe tới Paris biểu tình, bao gồm việc mua những đồ đạc cần thiết như dung dịch bảo vệ mắt khỏi hơi cay. Trước đó, Yoann Decoux, một thợ điện thất nghiệp được những người biểu tình Áo Vàng tại Gueret chọn làm phát ngôn viên, từng bị bắt tại Paris.
“Tôi chưa bao giờ tham gia biểu tình chính trị trước đây. Nhưng chúng tôi nói rồi, mọi thứ đã quá sức chịu đựng. Họ thậm chí không hề biết chúng tôi xoay sở như thế nào với đồng lương ít ỏi. Nhưng chúng tôi cũng là con người chứ”, Decoux cho biết.
Không ai trong số những người biểu tình thể hiện sự đồng cảm với các chính trị gia. Khi thị trưởng Gueret Michel Vergniner tới gặp những người biểu tình, họ không chào đón ông.
“Họ hắt hủi các chính trị gia. Họ đứng ngoài tất cả các tổ chức chính trị và công đoàn”, ông Vergnier nói.
Những người biểu tình ở Gueret giận dữ với chính phủ và họ quyết tâm sẽ tiếp tục biểu tình.
“Phản ứng của họ đã khiến cho tình hình càng tồi tệ thêm. Người dân yêu cầu giảm thuế (xăng dầu), nhưng họ lại nói đến chuyện “sinh thái””, Depourtoux than phiền về chính quyền, đề cập tới bài phát biểu của Tổng thống Macron tuần trước, trong đó vạch ra kế hoạch của Pháp nhằm chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng có thể tái tạo.
Cảnh tượng tan hoang tại thủ đô nước Pháp sau các cuộc bạo loạn. (Ảnh: Reuters)
https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-song-chay-an-tung-bua-thoi-bung-lan-song-bieu-tinh-tai-phap-2018120315022032.htm
Khi trải qua những ngày tháng khó khăn do không có đủ thực phẩm để duy trì cuộc sống, nhiều dân nghèo ở Pháp đã xuống đường biểu tình để đòi chính phủ phải vào cuộc.
Paris chìm trong khói lửa vì biểu tình bạo lực
Florian Dou mua đồ bên trong một cửa hàng tạp hóa tại Gueret, Pháp. (Ảnh: New York Times)
Florian Dou mua đồ bên trong một cửa hàng tạp hóa tại Gueret, Pháp. (Ảnh: New York Times)
Ở dưới đáy giỏ hàng trống trơn của Florian Dou tại một siêu thị bán hàng giảm giá, chỉ có một gói xúc xích giá 6 USD, ngoài ra không còn nhiều đồ khác. Đó là một ngày vào cuối tuần trước và cuối tháng trước. Dou than thở rằng tiền lương của anh và vợ đã “cạn” từ hơn 10 ngày.
Bằng cách nào để Dou có thể duy trì cuộc sống trong những ngày này, khi số tiền trong túi đã hết còn thu nhập từ công việc nhân viên phụ kho cũng trở thành một thách thức hàng tháng. Nhiều người ở Gueret, một thị trấn ở trung nam nước Pháp, cũng trải qua hoàn cảnh tương tự. Chính điều này đã khiến Dou giận dữ.
Do vậy, Dou quyết định sử dụng số tiền còn lại, lái xe hơn 400km để tham gia cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô Paris hôm 1/12. Tại đây, cảnh sát Pháp đã phải can thiệp bằng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su.
“Chúng tôi biết họ được cử tới để xua đuổi chúng tôi”, Dou nói, đồng thời tuyên bố những người biểu tình sẽ không dời đi đâu cả.
Các cuộc biểu tình “Áo vàng” mà Dou tham gia là một phần trong làn sóng giận dữ và thịnh nộ do những người lao động phổ thông khởi xướng. Những người biểu tình phản đối tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng và làm xói mòn cuộc sống của họ.
Các cuộc bạo loạn ban đầu nổ ra nhằm phản đối việc tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng trở nên căng thẳng trong 3 tuần gần đây và lên đến đỉnh điểm vào hôm 1/12.
Người biểu tình đốt xe phản đối chính sách tăng thuế của chính phủ tại Paris. (Ảnh: Reuters)
Hoạt động gần như không có tổ chức và phụ thuộc chủ yếu vào mạng xã hội, trong hơn một tháng qua, những người biểu tình đã di chuyển tự phát từ các vùng nông thôn nghèo của Pháp tới bờ sông Seine. Trên toàn nước Pháp, các cuộc biểu tình đã khiến hơn 260 người bị thương và hơn 400 người bị bắt giữ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 2/12 đã đi thị sát một vòng quanh các đài tưởng niệm tại Paris và chứng kiến cảnh tượng tan hoang dọc theo các con phố mua sắm thịnh vượng nhất ở châu Âu. Ông Macron đã bắt đầu một cuộc họp nội các và cân nhắc phương án ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tổng thống Macron trước đây từng nói, không giống các chính quyền Pháp tiền nhiệm, ông sẽ không lùi bước trước làn sóng phản đối cải cách, bao gồm việc nới lỏng luật lao động. Đây là con đường khó khăn hơn của Pháp so với các nước Tây Âu khác.
Những người biểu tình chỉ trích ông Macron là tổng thống của người giàu. Họ cho rằng ông đang cân bằng ngân sách của mình trên lưng họ trong khi không chịu lắng nghe những lo lắng của họ.
Những tấm kính bị vỡ toang, những chiếc xe hơi bị thiêu rụi dọc trên các tuyến phố tại Paris rốt cuộc đã lôi kéo sự chú ý của Tổng thống Macron. Được đặt tên từ những chiếc áo bảo hộ an toàn do người biểu tình mặc, phong trào “Áo vàng” đã bùng phát từ chính những thị trấn yên ả như Gueret.
Cuộc sống của dân nghèo
Cảnh sát phun nước vào những người biểu tình Áo vàng tại Paris. (Ảnh: Reuters)
Với vị trí cách xa những thành phố lớn, Gueret nằm ở một trong những vùng nghèo nhất nước Pháp. Tại những nơi như vậy, một nỗi lo sợ thầm lặng đang len lỏi vào từng ngôi nhà. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: “Chuyện gì xảy ra khi tôi hết tiền từ ngày 20 của tháng? Tôi lấy gì để bỏ vào tủ lạnh khi không còn xu nào trong tài khoản và hóa đơn tiền điện vẫn cần phải trả? Tôi nên bỏ bữa ăn nào trong ngày hôm nay?”.
Dou và hàng xóm của anh, những người cũng tham gia biểu tình, cùng chung một cảnh ngộ. Vào những đêm lạnh giá, Joel Decoux phải sử dụng những thanh gỗ do anh tự chặt để đốt lò sưởi vì không có đủ tiền để mua khí đốt.
“Chúng tôi sống trong sự căng thẳng. Cứ vào cuối tháng, chúng tôi lại hỏi liệu có đủ đồ để ăn không?”, Fabrice Girardin, 46 tuổi, người đang nhận chăm sóc thú cưng để mưu sinh, cho biết.
“Hiện tại, tôi không có gì trong tay cả”, Girardin nói. Vợ anh vừa đi chợ với 40 euro ngày hôm trước. Và gia đình họ không còn gì để sống cho tới cuối tuần.
“Khi đến cuối tháng, lúc đó không còn gì cả. Một khi đã trả hết các loại hóa đơn, chúng tôi không còn đồng nào”, Girardin cho biết.
Chồng của Laetitia Depourtoux, một y tá làm ca đêm tại bệnh viện, cho biết với 4 đứa con và hàng loạt hóa đơn, mức lương 1.500 euro một tháng của anh và 1.800 euro một tháng của vợ anh, “đều hết rất nhanh”. Trong khi đó, ngân hàng từ chối cho họ vay thêm tiền.
Cả hai vợ chồng Depourtoux đều tham gia phong trào “Áo vàng” và tới Paris để biểu tình. “Nếu biểu tình còn tiếp tục, chúng tôi sẽ vẫn tham gia”, Depourtoux nói.
“Chúng tôi vẫn sống, nhưng phải sống dè dặt. Chúng tôi không thể đi ăn ở nhà hàng”, Depourtoux cho biết. Cha mẹ của Depourtoux cũng lâm vào cảnh khó khăn, cha anh hiện sống trong một viện dưỡng lão còn mẹ anh buộc phải nhận những bữa ăn từ thiện.
Phong trào Áo vàng bùng phát tại Paris trong những ngày đầu tháng 12. (Ảnh: New York Times)
Dou cho biết con trai 9 tuổi của anh chưa bao giờ được đi du lịch. Trong khi đó, mức lương 1.300 euro (khoảng 1.475 USD) Dou nhận được hàng tháng “bốc hơi ngay lập tức” sau khi thanh toán các hóa đơn. Nhiều người như Dou còn lại rất ít tiền do phải chi trả các khoản thuế cao và những dịch vụ đắt đỏ như điện.
Tham gia biểu tình, Dou và nhiều người khác chờ đợi suốt cả đêm ở giữa các bùng binh, trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, bên dưới các lều tạm và chỗ trú ẩn dựng bằng vải bạt khi trời vẫn còn tối. Một dòng chữ viết nguệch ngoạc với nội dung “Elysee của người dân” được căng lên, chế giễu Điện Elysee của Tổng thống Macron. “Macron, ông ấy đứng về phía các ông chủ. Macron, ông ấy quay lưng với người dân”, tiếng một ca sĩ phát ra từ đài phát thanh.
Dou cho biết anh đã tham gia phong trào “Áo vàng” từ những ngày đầu và có mặt liên tục vào những ngày cuối tuần trước tại các bùng binh ở Gueret. “Chúng tôi thậm chí không cần đến các tổ chức xã hội nữa”, Dou nói.
Theo Dou, động lực của anh là “khôi phục lại những ưu tiên của nước Pháp trước đây, đó là các giá trị tự do, bình đẳng, bác ái”. Dou nhận thấy rằng phong trào “Áo vàng” thực sự khiến chính phủ Pháp lo sợ.
“Họ không biết phải làm gì. Họ thực sự hoảng loạn”, Dou nhận định.
Gần như mọi chiếc xe hơi đi ngang qua đều bấm còi để thể hiện sự đồng cảm với đoàn người biểu tình tại Gueret. Nhưng chính những người biểu tình cũng hiểu rằng tiếng nói của họ dường như yếu dần trước khi vượt qua một chặng đường dài để đến tai những người nắm quyền thực sự tại Paris. Và đó cũng là lý do thôi thúc họ đến thủ đô biểu tình.
Tổng thống Macron (giữa) cùng các quan chức Pháp thăm hỏi lực lượng cứu hỏa và cảnh sát chống bạo động tại Paris hôm 2/12. (Ảnh: Reuters)
Tới ngày 30/11, Dou đã chuẩn bị mọi thứ để lái xe tới Paris biểu tình, bao gồm việc mua những đồ đạc cần thiết như dung dịch bảo vệ mắt khỏi hơi cay. Trước đó, Yoann Decoux, một thợ điện thất nghiệp được những người biểu tình Áo Vàng tại Gueret chọn làm phát ngôn viên, từng bị bắt tại Paris.
“Tôi chưa bao giờ tham gia biểu tình chính trị trước đây. Nhưng chúng tôi nói rồi, mọi thứ đã quá sức chịu đựng. Họ thậm chí không hề biết chúng tôi xoay sở như thế nào với đồng lương ít ỏi. Nhưng chúng tôi cũng là con người chứ”, Decoux cho biết.
Không ai trong số những người biểu tình thể hiện sự đồng cảm với các chính trị gia. Khi thị trưởng Gueret Michel Vergniner tới gặp những người biểu tình, họ không chào đón ông.
“Họ hắt hủi các chính trị gia. Họ đứng ngoài tất cả các tổ chức chính trị và công đoàn”, ông Vergnier nói.
Những người biểu tình ở Gueret giận dữ với chính phủ và họ quyết tâm sẽ tiếp tục biểu tình.
“Phản ứng của họ đã khiến cho tình hình càng tồi tệ thêm. Người dân yêu cầu giảm thuế (xăng dầu), nhưng họ lại nói đến chuyện “sinh thái””, Depourtoux than phiền về chính quyền, đề cập tới bài phát biểu của Tổng thống Macron tuần trước, trong đó vạch ra kế hoạch của Pháp nhằm chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng có thể tái tạo.
Cảnh tượng tan hoang tại thủ đô nước Pháp sau các cuộc bạo loạn. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo New York Times
Theo New York Times