[Funland] Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan

Trạng thái
Thớt đang đóng

chemotech

Xe điện
Biển số
OF-327419
Ngày cấp bằng
17/7/14
Số km
2,099
Động cơ
305,546 Mã lực
Chiến tranh toàn bộ nổ ra thì TQ nó spam tên lửa san bằng Đài Loan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Nhờ cụ ngao5 giải thích hộ tại sao nước chnd Trung hoa lại được nhận ghế uỷ viên thường trực hđba liên hiệp quốc từ Trung hoa dân quốc? Và tại sao mỹ chấp thuận việc này? E cảm ơn cụ ạ.
Đổi chác chính trị thôi cụ ạ
Mùa thu1970, Cố vấn an ninh Kissinger bí mật đáp máy bay từ Pakistan sang Bắc Kinh để đàm phán với Trung Quốc. Lý do Trung Quốc và Mỹ xích lại gần nhau là
1) Năm 1969 Liên Xô và Trung Quốc choảng nhau ở đảo Trân Bảo, Liên Xô sử dụng giàn pháo phản lực BM-30 bắn vào lính Trung Quốc khiến nhiều binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Ngoài ra Liên Xô còn đe doạ sử dụng bom hạt nhân trả đũa đánh thẳng vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc và Hoa Kỳ cần nhau để chống lại "con ngáo ộp Liên Xô". Sau chuyến đi bí mật đó, Mỹ ủng hộ ghế tại Liên Hợp Quốc trả cho Trung Quốc hôm 25 tháng 10 năm năm 1971
Bush (2_0a).jpg

1971 - Đại sứ Mỹ lại LHQ George H.W. Bush Jr (tức ông Bush con) bắt tay đại diện thường trực đầu tiên của Trung Quốc lại Liên Hợp Quốc, sau khi Trung Quốc được kết nạp hõm 25-10-1971
2) Lý do phụ là Mỹ muốn rút ra khỏi cuộc chiến Việt Nam trong "dánh dự" nên phải sử dụng Trung Quốc ép Việt Nam nhượng bộ. Em nhớ năm 1971 em học năm cuối tại Đại học Tổng hợp chỗ 19 Lê Thánh Tông, thì được lệnh cầm cờ trong lễ đón phái đoàn cao cấp Trung Quốc do Diệp Kiếm Anh và Chu Ân Lai tại Vườn hoa Chí Linh, trước cửa Ngân Hàng nhà nước. Em cũng cảm giác có gì đó không ổn khi lễ đón tiếp sơ sài, nhạt nhẽo chẳng thấy nhân vật tương xứng ra đón. Sau này mới biết Việt Nam tẩy chay thái độ Trung Quốc, ông Lê Duẩn tiếp và căm giận nói "các ông đâm vào lưng chúng tôi" khi hai ông này thông báo TQ sẽ mời Nixon sang thăm. Ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng không ra sân bay tiễn hai ông này. Năm 1972, khi Mỹ ném bom lại Bắc Việt Nam, báo Nhân dân số ra ngày 5-5-1972 (kỷ niệm ngày sinh Karl Marx) thẳng thừng phê phán (Trung Quốc) là "kẻ đâm nhát dao độc ác sau lưng Việt Nam". Rồi 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, lúc đó do VNCH kiểm soát, tất nhiên là Mỹ lờ đi vì hai bên có đi có lại
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Cuộc xung đột mở màn bằng trận nã pháo 823 (Bát nhị tam pháo chiến) vào lúc 5h30 chiều ngày 23 tháng 8 năm 1958 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nã pháo dữ dội vào Kim Môn. Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc ở Kim Môn cũng nã pháo đáp trả. Vụ đấu pháo ác liệt này đã khiến 440 quân Đài Loan và 460 lính Trung Quốc thiệt mạng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Vụ đối đầu bằng quân sự này là quá trình tiếp diễn cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, đã diễn ra ngay sau chiến tranh Triều Tiên. Tưởng Giới Thạch đã cho xây dựng nhiều công trình trên quần đảo Mã Tổ và Kim Môn. Năm 1954, Trung Quốc đã nã pháo vào cả hai quần đảo này, trong đó tập trung tấn công vào Kim Môn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Để đáp lại yêu cầu được hỗ trợ từ phía Đài Loan theo đúng nghĩa vụ đã được ký kết trong Hiệp ước Phòng thủ Mỹ-Đài Loan 1954, chính quyền Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã tăng viện cho các đơn vị hải quân Hoa Kỳ và ra lệnh cho các tàu chiến của mình đến hỗ trợ chính quyền Quốc Dân Đảng bảo vệ tuyến tiếp vận đến Kim Môn.
Thông qua những hoạt động bí mật trong "Chiến dịch Ma thuật đen" (Operation Black Magic), hải quân Hoa Kỳ đã sửa đổi và bổ sung cho máy bay F-86 Sabre của không quân Đài Loan các tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder mới được giới thiệu, nhằm tăng sức mạnh chống lại các máy bay chiến đấu MiG tiên tiến hơn của CHNDTH.
Những nghiên cứu gần đây từ Cục Lưu trữ Quốc gia đã chỉ ra rằng Không quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc Đại lục.
12 lựu pháo tầm xa 203mm M115 howitzer và các khẩu 155mm khác đã được thủy quân lục chiến Mỹ chuyển cho quân đội Đài Loan và được gửi đến Kim Môn để xoay chuyển tình thế trong cuộc đọ pháo ở đây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Liên Xô đã phái bộ trưởng ngoại giao Andrei Andreyevich Gromyko đến Bắc Kinh để thảo luận về những động thái của Trung Quốc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trong cuộc đụng độ, Trung Quốc đã bắn khoảng 450.000 quả pháo lên đảo Kim Môn. Những quả pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho kinh tế địa phương. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2, Kim Môn được biết đến với sản phẩm dao phay làm từ vỏ đạn của Trung Quốc Đại lục. Một thợ rèn ở Kim Môn thông thường làm được 60 dao phay từ một vỏ đạn pháo và ngày nay các khách du lịch đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mua dao Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật khác của địa phương này
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,565 Mã lực
Trong cuộc đụng độ, Trung Quốc đã bắn khoảng 450.000 quả pháo lên đảo Kim Môn. Những quả pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho kinh tế địa phương. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2, Kim Môn được biết đến với sản phẩm dao phay làm từ vỏ đạn của Trung Quốc Đại lục. Một thợ rèn ở Kim Môn thông thường làm được 60 dao phay từ một vỏ đạn pháo và ngày nay các khách du lịch đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mua dao Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật khác của địa phương này
Thế thì có chỗ nào cần san cho nó phẳng hơn đỡ sạt lở có khi để cho nó bắn pháo vào lại ngon cụ nhỉ, vừa đỡ công san mà vừa có sắt để rèn dao kiếm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lúc đầu, quân đội Đài Loan bị bất ngờ, không kịp đề phòng, sau đó dần dần phục hồi sức chiến đấu, được hải quân Mỹ bảo vệ, khôi phục được việc tiếp tế hậu cần cho Kim Môn; thậm chí được Mỹ tăng viện thêm các khẩu đại pháo cỡ nòng 203 mm và giúp khôi phục tuyến vận tải tiếp tế.
Trong suốt thời gian đấu pháo, các tàu chiến của hải quân và máy bay của không quân hai bên cũng nhiều lần đụng độ nhau. Đến tháng 10/1958, Trung Quốc tuyên bố chấm dứt việc dùng pháo binh phong tỏa, đổi thành “Ngày lẻ bắn, ngày chẵn nghỉ”, giảm dần mật độ pháo kích, quân đội Đài Loan đã bảo vệ đảo Kim Môn thành công. Quân đội Trung Quốc vẫn duy trì kiểu pháo kích “Ngày lẻ bắn, ngày chẵn nghỉ” dai dẳng cho đến tận ngày 1/1/1979, khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao thì việc pháo kích Kim Môn mới hoàn toàn chấm dứt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Theo số liệu do hai bên công bố thì phía Trung Quốc tung vào chiến dịch này lực lượng 215.000 quân, 800 máy bay, 12 tàu phóng lôi, 569 khẩu pháo; phía Đài Loan: 92.000 quân, số lượng pháo không được tiết lộ
“Pháo chiến Kim Môn” là một phần của cuộc “Nội chiến Quốc – Cộng lần Hai” và cũng là trận đọ sức lớn cuối cùng về cả hải, lục, không quân giữa quân đội hai bên eo biển Đài Loan. Sau đó các cuộc va chạm chỉ thi thoảng xảy ra trên biển rồi dần dần chấm dứt hẳn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Về nguyên nhân Trung Quốc khai chiến, cho đến nay vẫn có mấy giả thuyết khác nhau:
Thuyết “Đánh chiếm Kim Môn”. Thuyết này căn cứ theo các tuyên bố hoặc hội nghị chính thức của Trung Quốc.
Ngày 15/8, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố: “Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố: cần thiết phải thu hồi các đảo ven biển Kim Môn, Mã Tổ bị quân đội Quốc Dân Đảng chiếm giữ uy hiếp trực tiếp các cảng biển Hạ Môn và Phúc Châu”.
Ngày 23/8, ông Mao Trạch Đông tuyên bố tại Hội nghị Ban Thường vụ Bộ Chính trị: “Chúng ta yêu cầu quân Mỹ rút khỏi Đài Loan, quân Tưởng rút khỏi Kim Môn, Mã Tổ. Nếu không rút, chúng ta sẽ đánh”.
Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố: sau khi thu hồi Kim Môn, Mã Tổ sẽ sử dụng phương pháp hòa bình giải phóng Đài Loan và Bành Hồ.
Về phía Đài Loan, thì từ tư lệnh lực lượng phòng thủ Kim Môn đến Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Giới Thạch đều cho rằng họ đã đánh bại mưu đồ đánh chiếm Kim Môn của quân đội Trung Quốc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Giả thuyết chính trị: “Chi viện Trung Đông, kìm chế quân Mỹ”. Thuyết này do báo chí chính thống của Trung Quốc đưa ra
Thuyết “ngăn chặn Đài Loan độc lập”, do báo chí Hong Kong nêu lên, cho rằng mục đích của cuộc tiến công bằng hỏa lực pháo binh này nhằm mục đích ngăn chặn thế lực đòi Đài Loan độc lập phát triển
Thuyết “pháo kích Kim Môn làm yên trong nước”. Giả thuyết này cho rằng Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc kết quả không như ý muốn, hiệu quả tập thể hóa nông nghiệp không tốt, Mao Trạch Đông đứng trước thách thức của những người khác trong ban lãnh đạo đảng nên tiến hành pháo kích Kim Môn để chuyển hướng sự chú ý sang vấn đề Đài Loan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
5h30’ sáng ngày 23/8/1958. Tướng Thạch Nhất Thần, Phó Tham mưu trưởng Đại quân khu Phúc Châu ra lệnh bắt đầu pháo kích cụm đảo Kim Môn, hơn 600 khẩu pháo nhất tề nhả đạn dội bão lửa trùm lên đảo Kim Môn. Trong vòng 2 giờ đầu tiên đã có hơn 40 ngàn viên đạn pháo được bắn đi; tổng cộng cả ngày bắn hơn 57 ngàn quả đạn, đều là loại pháo nòng dài và pháo lựu cỡ nòng 155mm, 175mm
Do bị bất ngờ nên phía Quốc Dân Đảng Đài Loan bị thương vong hơn 440 người.
Lúc 18 giờ, Phòng ăn Bộ Tư lệnh phòng thủ Kim Môn bị trúng đạn, 2 Trung tướng Phó tư lệnh Chương Kiệt và Triệu Gia Nhượng đều chết tại chỗ, một Phó tư lệnh khác là Cát Tinh Văn bị thương nặng rồi cũng chết 3 ngày sau đó; Tư lệnh Hồ Liên, Tham mưu trưởng Lưu Minh Khuê và Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Du Đại Duy khi đó đang đến thị sát Kim Môn đều bị thương; 65 ngôi nhà bị phá hủy và hư hại. Các sở chỉ huy, đài quan sát, trung tâm giao thông, trận địa pháo, công sự quan trọng đều bị trúng đạn. May cho tổ cố vấn quân sự Mỹ tại đây không ai hề hấn gì
 

chemotech

Xe điện
Biển số
OF-327419
Ngày cấp bằng
17/7/14
Số km
2,099
Động cơ
305,546 Mã lực
Mỹ khoẻ, ngày đó đã viễn chinh đánh cho PLA chạy rẽ đất, Mỹ và đồng minh là nhất, cứu được cả năm Hàn vào giờ chót
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Vụ pháo kích bất ngờ khiến người Mỹ phẫn nộ, Ngoại trưởng J. Dulles cảnh cáo: nếu Trung Quốc mưu đồ đánh chiếm Kim Môn, Mã Tổ, Mỹ sẽ coi là hành vi đe dọa hòa bình.
Ngày hôm sau, pháo binh Trung Quốc tiếp tục tập trung nã vào cầu tàu ở vịnh Liệu La, sân bay quân sự Thượng Nghĩa, Kim Môn và các trận địa pháo. Pháo binh Đài Loan tiến hành phản pháo mãnh liệt, sau đó hỏa lực của Đại Lục giảm dần. Đến các ngày 7/9 và 18/9 phía Đại Lục lại khôi phục hỏa lực pháo kích mãnh liệt nhằm vào cảng Thủy Đầu, ngăn chặn tiếp tế đường biển, đường không nhằm mục đích phong tỏa đảo Kim Môn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ngày 24/8, các tàu phóng lôi Trung Quốc tấn công đánh chìm tàu đổ bộ Đài Sinh của Đài Loan khiến hơn 200 người chết; bắn hỏng tàu đổ bộ tăng Trung Hải khiến 8 người chết, 23 người bị thương; nhưng phía Trung Quốc cũng bị chìm tàu phóng lôi số 175
Để đối phó lại sự tấn công mãnh liệt của Trung Quốc, ngày 24/8, Nhà Trắng họp khẩn cấp, tướng Twining, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ trình bày ý kiến của Lầu Năm Góc về cuộc khủng hoảng Kim Môn; cho rằng nếu cần thiết, Mỹ phải giúp quân đội Đài Loan phòng thủ giữ vững 2 đảo Kim Môn và Mã Tổ, ngăn chặn việc quân đội Trung Quốc phong tỏa trên biển. Ông Twining cho rằng: “Để phòng thủ vững chắc hai đảo này, cần sử dụng vũ khí hạt nhân”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ngày hôm sau, Mỹ triển khai Hạm đội 7 để phòng vệ Eo biển Đài Loan; sau đó Hạm đội 7 giúp đỡ hải quân Đài Loan tiếp tế cho Kim Môn, tổ chức một loạt cuộc diễn tập chung giữa quân Mỹ với lục quân, không quân và lính thủy đánh bộ Đài Loan; đồng thời đưa máy bay chiến đấu F-100 cùng 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không tới Đài Loan, thành lập Trung tâm chỉ huy tác chiến. Ngày 4/9, Dulles tuyên bố “Trung Quốc tấn công Kim Môn, Mã Tổ chính là khúc dạo đầu để tiến công Đài Loan, Bành Hồ”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ngày 25/8, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đồng ý phái các tàu chiến Mỹ vận tải tiếp tế hậu cần cho quân đội Quốc Dân Đảng. Ngày 27/8, ông ta phát biểu: “Mỹ sẽ không từ bỏ trách nhiệm với Đài Loan”. Ngày 28/8, chính phủ Mỹ ra tuyên bố “Mỹ không dung thứ việc tấn công Kim Môn, Mã Tổ”. Sau đó, Đài Loan tiến hành vận chuyển ban đêm để duy trì tiếp tế hậu cần cho Kim Môn, quân đội Trung Quốc thì dùng tàu chiến và pháo binh, không quân oanh tạc bờ để duy trì sự phong tỏa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ngày 1/9, tàu tuần dương Đà Giang của hải quân Đài Loan xuất phát từ cảng Mã Công chở hàng tiếp tế cho Kim Môn, ngày 2/9 gặp và đụng độ với 8 tàu phóng lôi và 2 pháo hạm lớn của hải quân Trung Quốc ở vịnh Liệu La. Tàu Đà Giang đã bắn chìm 2 tàu Trung Quốc nhưng cũng bị hư hại nặng; tàu Duy Nguyên hư hại nhẹ nhưng vẫn hoàn thành được nhiệm vụ vận chuyển hàng tiếp
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top