- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
Cụ ơi hình 1 nói rõ ràng là thứ ba bên phải sangNhìn 2 hình tập thể này chả biết Thọ đâu.
Hình hai thì hàng đầu bên trái. Ông Thọ là người vạm vỡ cao lớn
Cụ ơi hình 1 nói rõ ràng là thứ ba bên phải sangNhìn 2 hình tập thể này chả biết Thọ đâu.
Không biết trận Hạ Lào này, quân giải phóng đã được trang bị tên lửa vác vai SA7 chưa nhỉ.Xem lại tư liệu thấy quân đội Mỹ ở VN và quân đội của VNCH được trang bị rất khủng, có thể gọi là full option lúc bấy giờ. Em đặc biệt ấn tượng với dàn trực thăng của họ, đúng là nhà không có gì ngoài trực thăng
2-1971 – binh sĩ Nam Việt Nam bị thương ờ Hạ Lào trong Chiến dịch Lam Sơn 719
2-1971 – binh sĩ Nam Việt Nam bị thương ờ Hạ Lào trong Chiến dịch Lam Sơn 719
Có thời điểm hình như định biên chế thành 2 tập đoàn quân nhưng lâu rồi em không thấy nhắc đến, chắc bỏ ý định rồi.Cứ lấy ví dụ cầu thủ tự do trong đội bóng cho cụ ấy dễ hiểu. Mình bây giờ quân "tổng trừ bị" là 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 đóng khắp nước hay còn gọi là quân triều đình nằm dưới sự điều động của Bộ QP, ngoài ra còn có quân của các quân binh chủng nữa.
À, em thấy rồi, cảm ơn cụ, mời cụ tiếp tục ạ.Cụ ơi hình 1 nói rõ ràng là thứ ba bên phải sang
Hình hai thì hàng đầu bên trái. Ông Thọ là người vạm vỡ cao lớn
Chú ơi, chiến dịch này có phải bên mình gọi là Chiến dịch đường 9 Nam Lào không hả chú?Lực lượng tham gia Lam Sơn 719
1) phía VNCH ban đầu có 17.000 quân sau tăng lên 21.000 quân, cùng với 10.000 quân hỗ trợ ở tuyến sau (pháo binh, liên lạc, vận tải...)
450 chiếc gồm xe tăng (chủ yếu M-41, pháo 76 mm), xe thiết giáp M-113
250 khẩu pháo
2) Mỹ: 10.000 quân, bao gồm tuần tra bảo vệ Khe Sanh, đường 9 (trên lãnh thổ Việt Nam, phi công trực thăng , tải thương, sửa chữa máy bay
800 trực thăng, 300 máy bay cường kích, 50 máy bay vận tải và 50 máy bay ném bom chiến lược B-52 (ném tổng cộng 52.000 tấn bom).
3) Quân Hoàng gia Lào: khoảng 4.000
Chỉ huy Lực lượng Mỹ và VNCH là Trung tướng Hoàng Xuân Lãm và Trung tướng James William Sutherland, chỉ huy Quân đoàn 24 Hoa Kỳ
Phía Bắc Việt Nam:: 50.000 quân, 88 xe tăng (T-54 và PT-76)
Chỉ huy là Thượng tướng Lê trọng Tấn. Chính trị viên Thiếu tướng Lê Quang Đạo và Đại tá Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh bộ đội Trường Sơn (559)
AH1 gọi là cá lẹp chứ không phải cá lóc, do thân nó dẹp. Em góp ý tí. Còn bọn cán gáo nó giống gáo múc nước, chủ yếu bay trinh sát.
9-2-1971 – hàng chục chiếc trực thăng UH-1 Iroquois của Mỹ tại Khe Sanh sẵn sàng chở lính dù Nam Việt Nam qua sông Xe Don vào Hạ Lào trong Chiến dịch Lam Son 719
Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Bộ đội ta thường gọi là "cá lóc" vì hình dạng tương tự cá quả (theo tên gọi miền Bắc).
Khi rút khỏi Việt Nam, có hai loại máy bay mà Mỹ không bàn giao cho VNCH là: F-4 Phantom và AH-1 Cobra
9-2-1971 – trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Mỹ lại Khe Sanh sẵn sàng yểm trợ chở lính dù Nam Việt Nam trong Chiến dịch Lam Sơn 719 ở Hạ Lào
Chưa có A72 đâu, loại này năm 1972 mới xuất hiện. Sự xuất hiện của A72 là cáo chung của thời đại trực thăng vận chủ lực trong tấn công. Sau này các cuộc chiến khác Mỹ cũng không còn dùng trực thăng ồ ạt như chiến tranh VN.Không biết trận Hạ Lào này, quân giải phóng đã được trang bị tên lửa vác vai SA7 chưa nhỉ.
Nếu có SA7 thì trực thăng toi hết
Chalie cũng trong chiến dịch này hả cụ?Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần dậy cánh bay
Người để cho người nước mắt trên tay
ĐK:
Ngày anh đi, anh đi
Anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?
Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,
tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ
Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão
Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
Ôi! Vết đau nào đưa anh đến
Ngàn đời của nhớ thương
Hỡi bức chân dung trên công viên buồn
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie (2)
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi (2)
chắc có vài cụ được đúc chân dung, để công viên sau chiến dịch này chăng
trận này là 1 trong những trận đại chiến lớn nhất (trừ những trận sau này 1972, 75). Quân ta đánh trực diện chính quy, dùng xe tăng công phá căn cứ địch phòng thủ trên đồi cao, bắn hạ và hỏng gần 1.000 trực thăng Mỹ.
Đọc thấy giống tiểu thuyết quá. Câu văn không giống kiểu đưa tin tổng hợpThọ không khỏi sửng sốt. Trong trí tưởng tượng của y từ trước tới nay, con đường tiếp tế của Cộng sản chỉ là một con đường mòn, phải, một con đường mòn cho hươu chạy nhưng nay, kìa, nó là một, không phải một nữa, mà là cả một chùm những con đường lớn, hình như có rải đá nữa thì phải. Cả một chùm những con đường, lạ lùng đến mức không thể hiểu nổi.
Năm 1972 mới có trận này, ở Kontum, bên cạnh QL14, Quân VNCH cũng thua nặngChalie cũng trong chiến dịch này hả cụ?
Có vẻ cái trận này là bên BVN dàn xếp chờ Mỹ đưa lính ngụy vào.
Nếu chỉ lấy được bản đồ kế hoạch tác chiến cụ thể thì cũng chỉ kịp sơ tán người và kho tàng để tránh bị thiệt hại nhiều, chứ không thể dàn trận với xe tăng-pháo phòng không dầy đặc như vậy.
Không chỉ người mà đưa được từng ấy vũ khí vào đó thì cả năm ròng không thể.
Ngay từ năm 1969 khu vực Xuân Mai-Lương Sơn đã là địa điểm để bộ đội BVN tập đánh cho cái trận này rồi.
Đi ngoài đường 6 thấy bộ đội chạy kín cả mấy quả đồi...
Chắc phải có người đưa-dọn-,... để Mỹ lên kế hoạch, rồi đến khi có kế hoạch cụ thể mấy ông TB mới tìm cách lấy và trận địa mới được bố trí cụ thể!!!
Ủa, cái hình này là An Lộc hả? Gì kì vậyView attachment 4480684
Bức ảnh này
Bên trái khuôn hình là 1 phần của mũi thép (khiên thép) vát nghiêng với hai móc cáp đặc trưng của xe MBT T54/55 - T59 của quân Bắc Việt
Trên phần mũi thép này có 1 chiếc sọ người
Nhìn ảnh với UH1 và tải thương của VNCH thì rõ ràng chiếc tank của Bắc Việt đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, vậy chiếc sọ người trên mũi xe có phải là của kíp xe không? Người lính xấu số liệu có bị đối phương chặt thủ cấp và treo lên đó không?
Em google và tìm thấy thông tin này Cụ Ngao5 ơi
Em cũng không nhớ rõ, chỉ biết cụ Nhật Trường hay có mấy bài gắn với các sự kiện nàyChalie cũng trong chiến dịch này hả cụ?