[Funland] Cuộc di cư Việt Nam năm 1954-1955

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Ông già em bảo là thời Ngô Đình Diệm nông dân Miền Nam cơ bản ổn với chính sách "Người cày có ruộng" của chính quyền thời đấy. Ông già nhận xét rằng nếu Mỹ không lật Diệm thì việc giải phóng Miền Nam là rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Chính sách với nông dân và nông thôn của Ngô Đình Diệm thời đấy là ổn. Sau Luật 10-59 cho đến năm 1963 thì hầu như cơ sở CM tại miền Nam vắng bóng, khi đó Ngô Đình Diệm đã chuyển sang tiểu trừ các đám vũ trang cướp bóc ô hợp tại Miền Nam đã hợp tác với Diệm trước đó. Chỉ sau khi Mỹ lật Diệm thì CM mới có cơ hội phát triển mạnh trở lại.
Cụ nói thế dường như đánh giá quá cao CQ Ngô Đình Diệm và đánh giá Mỹ quá thấp. CQ họ Ngô phạm phải một sai lầm kinh điển của rất nhiều CQ (mà cuối cùng đều sụp) trong TK 20, đó là: Dựa vào số ít để đối địch lại số đông. CQ họ Ngô đã đi đến chỗ ngoài thì mất đi sự ủng hộ của dư luận Phương Tây, trong thì gây thù chuốc oán với tín đồ Phật giáo vốn chiếm số đông, chỉ chủ yếu dựa vào sự ủng hộ của tín đồ Công giáo (chiếm vài % dân số) thì lấy gì để chống lại phía bên kia. Người Mỹ tổ chức đảo chính chẳng qua là không thấy triển vọng gì ở Đệ nhất Cộng hòa nữa, để lại chỉ tổ sụp nhanh hơn. Nhiều cụ nói như thể CQ ho Ngô đang chống CS ngon lành nhưng vì Mỹ muốn đưa quân vào mà nhà Ngô không chịu nên bị lật. Nhưng như thế thì quá phi logic, làm gì có chuyện Mỹ bỏ phương án dễ mà chọn phương án khó như vậy. Ở Mỹ CQ muốn đưa quân ra nước ngoài khó hơn nhiều so với chỉ viện trợ và huấn luyện quân sự. Chi phí hoạt động của nửa triệu quân ở châu Á tốn kém vô cùng, chưa nói là tổn thất nhân mạng, Tổng thống muốn thuyết phục QH và dư luận Mỹ không dễ, có chuyện gì rủi ro còn bay ghế hay tái cử thất bại như chơi. Thực tế thì Mỹ đã thấy rõ là nếu không trực tiếp nhảy vào "oánh" thì không có cơ may chiến thắng. Sau này khi Mỹ quyết định rút quân thì chính họ cũng hiểu hơn ai hết là không có quân Mỹ thì VNCH sụp chỉ là vấn đề thời gian.
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Cụ táng 1 đống chữ loè mấy ông dốt sử! Cái mặt trận GPDT chưa ra đời năm 1954 thì cải bằng niềm tin - viết tắt để bịp mấy tay hay bỏ học sử thôi :))

Em nhớ cụ luật sư Hữu Thọ lúc này còn bị giam lỏng. NLF còn chưa đến thời :P
750.000 ha chắc đất miền Bắc dự tính chia cho nông dân miền Nam di cư ngược, 60K còn lại chia cho 2 triệu hộ nông dân miền Bắc nên mới phải đập nhau nặng nề mất cả 3 năm =))

Hậu duệ NLF thì lấy cải ngược - lấy đất người nghèo chia cho người giàu. :))
Thật ra đúng hơn là Việt Minh quân cách mạng .
Cụ bắt bẻ sớm quá em đang chờ từ từ tung chiêu cuối .
Giờ em đã biết làm đĩ có lựa chọn =)) bé đường giờ nhan nhản trên MXH được nuôi bởi 1 số người thoái hóa đạo đức. Thế cũng có người VN tốt giúp ích và VN xấu đang gây hại cho biết bao chị em phụ nữ lựa chọn làm đĩ, làm vợ xứ người cho tụi Hàn Đài Tàu như đi mua bó rau ngoài chợ
Họ có thể lựa chọn làm nghề khác vẫn sống tạm ổn .
Chứ hồi đó ko làm gái bán hoa thì họ làm gì cụ tưởng họ có nhiều công việc để chọn à .
Thật ra cụ mới là thằng khốn nạn khinh chị em phụ nữ .Họ lựa chọn thế nào là quyền của họ , tốt hay xấu thì họ trả giá cho sự lựa chọn của mình .
Em tưởng cụ mở miệng nhân vân thế nào bây giờ khỏe rồi phường lưu manh thì em cũng ko cần lịch sự nữa .
 
Chỉnh sửa cuối:

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,702 Mã lực
Quân nhân chuyên nghiệp thì lúc cứu trợ thể hiện khác, lúc oánh nhau lại khác, có gì lạ. Biệt kích Mỹ cũng làm cầu dân sinh, tiêm chủng trẻ em, lúc khác như ở Thạnh Phong thì lại căt cô dân thường. Cái lạ là nhiều ông tranh thủ bẻ lái đá xoáy linh tinh thôi.
Ý cụ là qncn thì như robot, chỉ huy lệnh đâu làm đấy phỏng. Sao cũng tp đấy lại ngoạc mồm ra chửi qđ đàn áp dân khi quân đội ra tay dẹp loạn vãn hồi chật tự. Bảo qđ là để đánh giặc...bla bla..😅
..
 

Chíu ù

Xe tăng
Biển số
OF-572857
Ngày cấp bằng
7/6/18
Số km
1,195
Động cơ
154,839 Mã lực
Đợt di cư này có cán bộ tình báo Vũ Ngọc Nhạ thì phải
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,281
Động cơ
287,006 Mã lực
Mấy cái hình mấy anh mạch lô căng khẩu hiệu, lính tổ chức cho dân tỵ nạn ăn nghỉ nó là một trong những chức năng của quân đội nói chung mà,
Xem bộ ảnh Mỹ Lai hay làng Thạnh Phong tất nhiên không ai bảo lính Mỹ có tính người cả. Hay ta lại đuổi nhầm mấy ông văn minh tùy lúc rồi chăng?!
Vâng lính Mỹ toàn người tốt, nên số lượng lớn lính Mỹ khi về nước, either trong quan tài, bị thương, hay lành lặn thì đều để lại sang chấn tâm lý cực lớn. Số lượng bác hvrs chỉ cần google khắc ra cả rổ.

"A federally mandated study shows that almost 300,000 Vietnam veterans still struggle with daily health problems linked to the traumas they experienced more than 40 years ago during the war."

Con số nếu em ko nhầm vào năm 1980s khoảng 40% vets phải chịu.

Họ phải dùng thuốc an thần, bị rối loạn, trở nên nghiện rươụ, nghiện ma tuý, tự sát, thảm sát những người khác (hình như cũng có đến vài nghìn vụ vác súng ra bắn vào mấy chục người xung quanh).
Bác Hvrs chỉ cần đọc 1 số hồi kí của lính Mỹ, đến đoạn lính Mỹ hoàn toàn mất phương hướng khi sang đây, ko phải để tìm và diệt Việt Cộng mà sử dụng các phương pháp tàn ác nhất để giết hại người dân.
Chứ tự nhiên ở Mỹ phong trào phản chiến lại lớn vậy, hàng chục triệu sinh viên xuóng đường, bạo loạn, nếu văn minh và humanitaire thế thì ho phải ủng hộ chớ bác nhỉ :D

Lính Pháp khác gì, thế mình mới có cả trung đoàn lính legion đảo ngũ sang Việt Minh đó bác.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,172
Động cơ
571,949 Mã lực
Di cư (80).jpg

23-10-1954 – dân Công giáo xứ đạo Bùi Chu trước khi lên tàu "La Pertuisane" từ Hải Phòng đi Sài Gòn. Ảnh: René Adrian

Di cư (81).jpg

23-10-1954 – dân Công giáo xứ đạo Bùi Chu lên tàu "La Pertuisane" từ Hải Phòng đi Sài Gòn. Ảnh: René Adrian
Tư liệu và ảnh hay quá cụ Ngao5 ơi, tks cụ đã chia sẻ thông tin về những sự kiện lịch sử!!!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Theo Hiệp định Geneva, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tập kết về miền Bắc, Quân đội Pháp sẽ tập kết về miền Nam. Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải chỉ là giới tuyến tạm thời, để sau 2 năm sẽ Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước
Lịch rút quân Pháp tại miền Bắc
Hà Nội trong vòng 80 ngày
Hải Dương trong vòng 100 ngày
Hải Phòng trong vòng 300 ngày
Người Pháp rút đến đâu, bàn giao lại chính quyền cho Chính phủ VNDCCH
Tại miền Nam cũng vậy, những khu vực do ta chiếm giữ sẽ được bàn giao cho chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) quản lý
Trong thời gian 300 ngày kể từ ngày ký Hiệp đinh Geneva, người dân được tự do di chuyển, không ai được ngăn cấm
Bộ đội và nhân dân ở miền Nam "tập kết" ra Bắc chứ không phải di cư
Người Pháp đã hỗ trợ việc tập kết của ta ra Bắc, họ dành cho ta 2 khu vực tập kết: Cà Mau và Quy Nhơn
Người Pháp dành cho ta 10 tàu đổ bô hạng nhẹ để di chuyển cán bộ, bộ đội và nhân dân ta từ bưng biền, Chiến khu D ra tàu Arkhagelsk và Kilinski neo ngoài khơi Cà Mau. Đồng thời Pháp hỗ trợ chuyển tải ở Sầm Sơn, điểm tập kết ở miền Bắc, nơi tàu to không cập bờ vì bùn lầy
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,702 Mã lực
Qua sự kiện này mới thấy người Pháp lịch sự hơn hẳn người mỹ. Kết thúc chiến tranh, nghiêm chỉnh thực hiện theo hiệp định, không cấm vận, dung dưỡng lũ ngẹo, cản trở công cuộc phát triển của VN. Vẫn khuyến khích hỗ trợ VN tham gia HHCN nói tiếng Pháp. Sau hậu chiến người dân VN không phải cảnh giác như với Mỹ, nước thua trận, ký hiệp định, rút quân rồi mà vẫn bày đặt phá hoại các kiểu đến tận ngày nay vẫn chưa thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Di cư (z167).jpg

Tàu Arkhangelsk đã thực hiện chuyến tập kết đầu tiên
Di cư (z168).jpg

Con tàu Kilinski của Ba Lan chở cán bộ, bộ đội và thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc. Do nước cạn nên không thể vào sâu bãi Sầm Sơn, bắt buộc các thuyền nhỏ phải áp sát mạn thuyền đưa người vào trong bờ
Di cư (z169).jpg

1954-1955- tàu Kilinskl (Ba Lan) trọng tải 10.000 lấn, hoán cài thành tàu khách, đã chuyên chờ cán bộ, bộ đội và nhàn dăn từ miên Nam tập kết ra Sầm Sơn theo Hiệp định Geneva

Di cư (z170).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Di cư (z171).jpg

Voi Việt Nam trên tàu KILINSKI Ba Lan

Trong một kho tư liệu ảnh về Chiến tranh Việt Nam có bức hình lạ: voi trên tàu thủy ở Việt Nam.
Chú thích của hình, mà nay thuộc AFP/Getty Images, chỉ ghi ngắn gọn:
"Ảnh công bố lần đầu 26/04/1955: một quản tượng Việt Nam trên tàu hơi nước Ba Lan, Kilinski để vận chuyển quân đội cộng sản ra Bắc Kỳ (Tonkin)."
Câu chuyện tàu Jan Kilinski của Ba Lan, tham gia chiến dịch quốc tế chuyển người ở Việt Nam sau Hiệp định Geneva thì đã được nói đến nhiều.
Nhưng số phận của đàn voi hoặc một vài con voi thì còn ít được nhắc tới, ít ra là ở Việt Nam.
Ông Jurdzinski, người sau này thành giáo sư Đại học Bách khoa Gdansk và Học viện Hàng hải Gdynia, đã kể một số chi tiết thú vị. Theo ông, đây là tàu vận tải hơi nước do Mỹ sản xuất, loại Victory-C3, được một công ty hàng hải Ba Lan mua lại năm 1947.
Tàu do thuyền trưởng Romuald Cielewicz chỉ huy đã phải chỉnh sửa ở Trung Quốc để cải tạo thành tàu chở khách trước khi sang Việt Nam.
Trong 200 ngày trước khi bàn giao lại miền Nam cho quân Pháp, ta lập ra ba điểm tập kết ở Cà Mau, Vũng Tàu - ông Jurdzinski dùng từ cũ là Cap Saint Jacques - và Quy Nhơn.
Các điểm này đều có thủy triều cao, hoặc sát bờ là bãi sình lầy, gây khó khăn lớn cho việc vận chuyển xe cộ, vũ khí, hàng hóa, thương binh lên tàu.
Voi và thuyền được đem vào sử dụng cho việc chuyển quân và hàng ra tàu.
Trang của tỉnh Cà Mau viết Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn "lên tàu Kilinski ở cửa sông Ông Đốc, thuộc khu tập kết ở báo đảo Cà Mau nhưng nửa đêm bí mật xuống tàu ở lại".
Một tài liệu khác ở Ba lan nói có 12 voi gốc từ Campuchia (hoặc từ vùng giáp biên giới) đã được Việt Minh dùng thời kháng chiến có mặt tải hàng cho tàu Kilinski.
Nhưng một bài trên Tuổi Trẻ (10/2014) trích lời ông Đỗ Thái Bình kể lại về tàu Ba Lan và hai tàu Liên Xô trong chiến dịch tập kết thì bốn voi là voi Việt Nam:
"Đó là những con voi Tây Nguyên được thuần hóa, đã từng băng rừng vượt suối tải gạo, tải đạn, tải thương, tham gia những chiến dịch Nguyễn Huệ, An Khê (1952)."
Trên chuyến tàu cuối cùng thì cả đàn voi cũng ra Bắc luôn, theo ông Jurdzinski.
Theo ông Jurdzinski, khi biết vườn thú Oliwia, cần động vật quý hiếm, phía Việt Nam đã tặng cho họ bảy con trăn, 12 con khỉ, 16 con chim, hai con cáo, hai con chồn và một con voi.
Cả bầu đoàn voi khỉ chim chóc đó được các thủy thủ Ba Lan đã về 'quê mới'
****
Ba trong số những con voi này đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công, là niềm tự hào của Tây nguyên. Được coi là đồng đội, voi cũng được đưa lên tàu tập kết, được ra Bắc để sống ở vườn Bách thú, vươn vòi chào bà con thủ đô.
Sau này khi các tàu Kilinski, Stavropol, Arkhangelsk lên đường về nước, ba chú voi đã được gửi theo làm quà tặng hữu nghị đến những người bạn Ba Lan, Liên Xô. Mấy chú voi Việt Nam rất được yêu mến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Di cư (z170).jpg

“Năm 1973, tàu Kilinski quay trở lại Việt Nam và đậu ở cảng Hải Phòng gần một năm trước khi đi về xưởng tháo dỡ sắt vụn ở Đài Loan. Thật đáng tiếc. Khi ấy có lẽ Việt Nam còn quá bận rộn với việc tìm giải pháp kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước nên đã không lưu ý đến việc mua lại chiếc tàu, lưu giữ những vật chứng ký ức.
Nếu không, hôm nay chúng ta đã có thể có một bảo tàng sống động về những ngày tập kết ngay trên tàu Kilinski” - kỹ sư Đỗ Thái Bình, Hội Hải dương học Việt Nam, nói trong tiếc nuối.
Say mê nghiên cứu tàu biển, hàng hải, ông Bình từng đến tận nhà máy đóng tàu tại Los Angeles, California (Mỹ), nơi chiếc tàu Kilinski xuất xưởng năm 1944 và mang cái tên đầu tiên Mexico Victory.
“Chiếc tàu ấy đạt mọi tiêu chuẩn hàng hải hiện đại lúc bấy giờ, và dù là tàu chở hàng, cải tạo một chút nó đã chở người tốt. Tìm thấy tấm ảnh cuối cùng chụp Kilinski năm 1973, thấy tàu vẫn đẹp, vẫn sừng sững, lộng lẫy, tôi lại càng tiếc, dù chẳng phải người tập kết, chẳng có được những kỷ niệm sâu đậm khi lần đầu đặt chân lên tàu” - ông Bình nói và lật đi lật lại những tấm ảnh chụp Kilinski mà ông tìm được.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,463
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Bài hát Ông lái đò, là viết về sự kiện này ạ cc?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Voi đi tập kết
Voi được sắp xếp đi trong những chuyến tàu cuối cùng, tháng 1-1955. Người Pháp hợp tác rất tốt, cho mượn tàu trung chuyển để đưa voi ra, cung cấp bản đồ độ sâu bờ biển.
Akulinichev đến khu tập kết Quy Nhơn từ hôm trước, tham gia một buổi mit tinh và sau đó vào việc chính: thảo luận với thuyền trưởng về cách tải voi. Thuyền trưởng có một chút e ngại nhưng cuối cùng cũng đồng ý với Akulinichev về việc sẽ chuyên chở cùng lúc bốn con voi.
Phải làm những chiếc cũi lớn, đan những tấm đệm lót xuống rọ đựng hàng để đặt dưới mình voi khi cẩu nó lên tàu.
Chỉ có một sự cố nhỏ khi một con voi kêu rống và rút chân lên làm mất thăng bằng, suýt rơi trở lại xuống sàn tàu trung chuyển.
Cuối cùng, bằng quyết tâm và lòng yêu mến những con voi thân thiện, trung thành, dũng cảm, bốn con voi Tây nguyên đã yên vị trên tàu Kilinski ra Bắc. Ba con voi còn lại và một số ngựa được chuyển ở chuyến sau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Ai cũng nhớ tên những con tàu đó: Kilinski (Ba Lan), Arkhangelsk, Stavropol (Liên Xô), nhưng câu chuyện đã đưa những chiếc tàu châu Âu đến đậu ở Cà Mau, Quy Nhơn đợi người tập kết thì không phải ai cũng biết. Chuyên gia hàng hải Đỗ Thái Bình đã giúp đỡ chúng tôi tìm câu trả lời.
“Dang tay bè bạn...”
Hiệp định Genève ký kết, đất nước tạm chia hai. Tập kết và di cư. Thế nhưng trong lúc có rất nhiều tàu Pháp, tàu Mỹ đưa người Bắc di cư vào Nam, thì Chính phủ VN dân chủ cộng hòa không có gì trong tay để đón người tập kết.
Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lúc đó đã sẵn sàng dang tay giúp đỡ. Một ủy ban hỗn hợp được lập ra để lo liệu và việc thuê tàu, tổ chức chuyên chở được giao cho Công ty vận tải biển Sovfracht của Liên Xô.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Ông Anatoly Akulinichev, thành viên của Sovfracht, đã viết lại trong hồi ký: “Tôi được triệu tập đến Matxcơva và được yêu cầu thực hiện đơn đặt hàng của chính phủ một cách vô điều kiện: tìm thuê tàu để phục vụ công tác đình chiến ở Việt Nam, cân đối chi phí cũng như đảm bảo thời gian cho các chuyến vận chuyển. Nhiệm vụ này rất đặc biệt: giúp đỡ Việt Nam, một đất nước vừa trải qua chiến tranh.
Chúng tôi chọn các tàu hàng có tải trọng lớn và có thể cải tạo được để chở người, các tàu ấy lại đang phải có mặt ở vùng Viễn Đông mới kịp tiến độ công việc. Sau khi tìm chọn được năm con tàu (Kilinski của Ba Lan, hai tàu Arkhangelsk và Stavropol của Liên Xô, hai tàu Sunny Queen và Sunny Prince của Na Uy - theo ghi chép của thuyền trưởng R.Cielewicz - PV), chúng tôi bay đến Bắc Kinh và chuyển sang xe lửa để đến Việt Nam”.

Những chiếc tàu đã được đưa đến Nhà máy đóng tàu Quảng Châu (Trung Quốc) để sửa chữa, cải tạo. Từ những chiếc tàu chở hàng chỉ có vài chục thủy thủ đoàn, chúng phải được chuẩn bị để chở hàng ngàn người. Hầm tàu được cọ rửa sạch để chứa nước ngọt, thực phẩm. Các tầng, hầm boong được đóng sạp nhiều tầng để người ở. Làm thêm bếp, nhà vệ sinh...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,329
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Trong khi ấy, Akulinichev đến gặp Bác Hồ. Cuộc gặp gỡ thân tình và mọi người nói chuyện với nhau về tàu biển. Bác vui vẻ kể những kinh nghiệm của mình khi còn là một phụ bếp trên tàu và những ngày lênh đênh bằng tàu biển qua nhiều nước trên thế giới.
Akulinichev cũng nhận được bản danh sách kê những gì các con tàu của ông sẽ phải vận chuyển: hàng trăm ngàn người, xe tăng, pháo, đạn, mìn... và đặc biệt nhất, trong danh sách còn có “bảy con voi mà những người Việt Nam gọi là đồng đội”.
Chuyến tập kết đầu tiên được thực hiện bởi tàu Arkhangelsk. Thuyền trưởng Dmitry Zotov Kirillovitch đã quan sát từng chi tiết của chuyến tàu này để ghi nhận những thiếu sót trong việc tổ chức, sắp xếp đưa đón người, việc ăn ở trên tàu và đưa ra những đề nghị điều chỉnh cho các chuyến kế tiếp.
Nhờ vậy, các tàu Kilinski, Arkhangelsk, Stavropol đã để lại ấn tượng đẹp không mờ phai với các hành khách lần đầu biết biển.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Miền nam theo đường lối kinh tế tư bản bảo vệ tư hữu nên không cho nông dân chiếm đoạt không đất (bắt phải mua có hỗ trợ cho trả góp trong nhiều năm), cũng không tước đoạt không đất của địa chủ mà có đền bù. Ông bà nông dân nào chí thú làm ăn thì mua đất và sảo hữu đất, còn các ông bà nào lười thích ăn sẵn thì không có lại làm tá điền tiếp, thế thì sản xuất nó mới hiệu quả thể hiện ở sản lượng lúa gạo sau tăng cao sau đó. Tất nhiên các ông bà nông dân trước đây được Việt Minh cho "cướp không" giờ phải trả tiền mua mới được sở hữu thì không thích rồi, nhưng xã hội kinh tế tư bản nó phải thế không thì đã giống miền bắc XHCN. Điều đó không đồng nghĩa với việc "cướp đất của nông dân, gom đất cho địa chủ".
Cuối cùng cũng không đạt mục tiêu "người cày có ruộng" mà ngược lại, các dân cày lao động trực tiếp bị thu tô tăng thêm 5% (số liệu cụ Gianthuong123 ).
Nhân tiện motto "Người cày có ruộng" tuyệt hay nhá, rất ủng hộ người trực tiếp làm lụng, không để "người có tiền có ruộng" sau đó cho làm rẽ thu tô với giá cao như Diệm đã làm. Theo kiểu "người cày có ruộng" nhưng không sở hữu, việc phân bổ sức lao động sẽ công bằng hơn, ngay cả sự phân phối vật tư nông nghiệp cũng vậy. Các kibbutz bên Israel đã học theo Lenin và có thành quả rõ ràng.
Kiểu "người có tiền có ruộng" là mô hình méo mó, thay địa chủ Pháp bằng địa chủ Mỹ nhưng quá thô bạo làm hai phe địa tức khí nhau và gây ra các cuộc biến động lớn như vụ PG miền Trung và cả đao chính như đã biết.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,463
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Cc đừng phá thớt hay ạ. Đoạn về mấy chú voi tập kết kkk, tuyệt vời. Trước em có đọc truyện (quên mất tên) có con voi Lôm Luông, truyện về Tây Nguyên, chiến tranh, voi. Chất lừ hehe.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,316
Động cơ
876,373 Mã lực
View attachment 6696181
“Năm 1973, tàu Kilinski quay trở lại Việt Nam và đậu ở cảng Hải Phòng gần một năm trước khi đi về xưởng tháo dỡ sắt vụn ở Đài Loan. Thật đáng tiếc. Khi ấy có lẽ Việt Nam còn quá bận rộn với việc tìm giải pháp kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước nên đã không lưu ý đến việc mua lại chiếc tàu, lưu giữ những vật chứng ký ức.
Nếu không, hôm nay chúng ta đã có thể có một bảo tàng sống động về những ngày tập kết ngay trên tàu Kilinski” - kỹ sư Đỗ Thái Bình, Hội Hải dương học Việt Nam, nói trong tiếc nuối.
Say mê nghiên cứu tàu biển, hàng hải, ông Bình từng đến tận nhà máy đóng tàu tại Los Angeles, California (Mỹ), nơi chiếc tàu Kilinski xuất xưởng năm 1944 và mang cái tên đầu tiên Mexico Victory.
“Chiếc tàu ấy đạt mọi tiêu chuẩn hàng hải hiện đại lúc bấy giờ, và dù là tàu chở hàng, cải tạo một chút nó đã chở người tốt. Tìm thấy tấm ảnh cuối cùng chụp Kilinski năm 1973, thấy tàu vẫn đẹp, vẫn sừng sững, lộng lẫy, tôi lại càng tiếc, dù chẳng phải người tập kết, chẳng có được những kỷ niệm sâu đậm khi lần đầu đặt chân lên tàu” - ông Bình nói và lật đi lật lại những tấm ảnh chụp Kilinski mà ông tìm được.
Con này dường như cùng dòng tàu hàng Victory do Mỹ đóng trong WWII. Trong VNW có con Baton Victory Rouge bị ăn 1 quả thuỷ lôi ở sông Lòng Tàu.

P/s: em vừa xem lại, đúng là cùng dòng Victory - con thứ 7 được đóng
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Qua sự kiện này mới thấy người Pháp lịch sự hơn hẳn người mỹ. Kết thúc chiến tranh, nghiêm chỉnh thực hiện theo hiệp định, không cấm vận, dung dưỡng lũ ngẹo, cản trở công cuộc phát triển của VN. Vẫn khuyến khích hỗ trợ VN tham gia HHCN nói tiếng Pháp. Sau hậu chiến người dân VN không phải cảnh giác như với Mỹ, nước thua trận, ký hiệp định, rút quân rồi mà vẫn bày đặt phá hoại các kiểu đến tận ngày nay vẫn chưa thôi.
Thế và lực cả thôi cụ ơi. Pháp lúc đó què quặt sau thế chiến, đánh nhau với Việt Minh gần chục năm không chịu nổi nữa, lấy đâu lực mà đòi quấy. Nó mà còn lực đã chả nhả. Pháp đánh là để giữ Đông Dương, để sở hữu, không như Mỹ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top