Trong quá trình phát triển, nhật hàn cũng có sai lầm nọ kia, nhưng nhật hàn không có những cú đấm thép vỡ mồn nhân dân (vinashin, vinalines, evn...)
Không có ụ nổi vất đi mà nhật hàn nhập về kê khai giá hàng mua lên đến 500 tỷ đồng cụ ạ- tương đương 70.000 tấn gạo hồi 2016. Sau đó ụ nổi được thanh lý với giá 38 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước gần 500 tỷ đồng riêng 1 cái ụ nổi thôi cụ ạ
Tôi không nghĩ rằng Nhật Hàn không có tham nhũng, chẳng qua chúng ta không biết thôi. Còn Trung Quốc thì khỏi cần nói.
Mặt trái của sự phát triển nhanh chóng còn nhiều thứ nữa, những ung nhọt của nền kinh tế 3 nước ấy (và cả VN) còn nhiều thứ nữa, chứ không chỉ chuyện tham nhũng. Nhưng 3 quốc gia kia họ đã vươn lên mạnh mẽ.
Cụ chủ topic này muốn dùng sự vươn lên của 3 nước kia để chê VN và bi quan về tương lai VN.
Chê VN không sao, đặc biệt, chuyện tham nhũng ở VN càng rất đáng lên án.
Tôi chỉ không tán thành từ việc so sánh VN với 3 nước kia, từ chuyện phê phán tham nhũng ở VN mà có cách nhìn bi quan về VN, không thấy rằng đất nước từ sau 1986 đã có rất nhiều tiến bộ và tôi tin vào tương lai sáng sủa của VN.
Ở đây tôi không bàn về chuyện VN đã tiến bộ dài trong 40 năm qua, ai phủ nhận điều đó tôi không cần tranh luận. Tôi chỉ bàn với cụ chủ topic về quá khứ, vì sao VN ta không phát triển nhanh bằng 3 nước trên, và về tương lai, ta có cơ hội đuổi kịp họ không?
Yếu tố nội lực dân tộc, yếu tố xuất phát điểm ta đều thua 3 nước trên. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ hội. Họ phát triển nhanh hơn ta trong quá khứ, vì chủ yếu họ có cơ hội tốt hơn chúng ta. Cơ hội quyết định tất cả. TQ là bằng chứng cho thấy họ vẫn bị tham nhũng nặng nề, vẫn ra sức chống tham nhũng, và vẫn vươn lên mạnh mẽ, vì có cơ hội.
Nhìn lại hơn nửa thế kỉ qua:
Thoạt đầu là chiến tranh lạnh (và chiến tranh VN) đã giúp HQ và Nhật cơ hội tiếp nhận vốn và kĩ thuật Mỹ, tạo bước bật đột phá. Rồi tiếp đó là TQ sau 1979 cũng như thế, được Mỹ và Phương Tây ưu ái, vì Mỹ muốn cô lập và phá Liên Xô.
Khi Nhật có khả năng đe doạ địa vị số 1 của Mỹ thì lập tức Mỹ kiềm chế lại. Mỹ đã kiềm chế Nhật thành công. Đến lượt TQ cũng vậy. LX tan rã và TQ phát triển mạnh, Mỹ vội lo kiềm chế TQ. Liệu Mỹ có kiềm chế TQ thành công không? Chưa biết. Nhưng Mỹ đang kiềm chế TQ thì Nga tấn công U. Trước khi Nga tấn công U, Putin đã sang TQ, chắc chắn, hai bên có ngầm bàn bạc về chuyện này. Có thể chính TQ thúc dục Nga đánh U để dùng cuộc chiến này phá thế kiềm chế của Mỹ. Cuộc chiến Nga - U khiến TQ đã được lợi vì Mỹ lúc này phải trở lại tranh thủ TQ, chuyện kiềm chế TQ không thể rốt ráo được. TQ liệu có phá được thế kiềm chế của Mỹ, tránh được vết xe đổ của Nhật không? Rất có thể, nếu cuộc chiến Nga - U kéo dài. Nếu Nga - U dàn xếp xong, nhiều khả năng quan hệ Nga - Mỹ và Phương Tây được cải thiện, vì lúc này, TQ mới là đối thủ chính của Mỹ và Phương Tây.
Brics có thể là đòn của TQ ngăn Nga sau chiến tranh gắn bó với Mỹ, dùng nó phá thế kiềm chế của Mỹ đối với mình. Các nước mới nổi như Braxin, Ấn Độ cũng tìm thấy ở Brics cửa để lợi dụng mâu thuẫn Mỹ - Trung. Họ vừa tham gia Brics vừa quan hệ mật thiết với Mỹ, biến Brics thành lá bài mặc cả với Mỹ.
Ai cũng thấy, cuộc đấu Mỹ -Trung mới là tâm điểm của nhiều năm tới, cuộc chiến Nga - U sẽ sớm chấm dứt, và nhiều nước khác, trong đó đặc biệt là VN ta sẽ nổi lên là quốc gia có cơ hội lớn nhất, trục lợi từ cuộc đấu Mỹ - Trung, để vươn lên.
Mỹ Trung hai thằng to xác nhất sẽ đều cần tranh thủ VN, một nước không nhỏ và có vị trí địa chính trị cực kì quan trọng.
Cơ hội là quan trọng nhất đối với sự vươn lên của một quốc gia, và ta sắp có cơ hội, tôi dự như thế,
Không biết tôi có lạc quan quá không?