Đoạn bôi đậm này, người thua là Lưu Bang, cụ ạ! Tín chưa thua ai bao giờ. Em đọc và check trong Sử kí, xem wiki của Tàu cũng nói Tín đánh đâu thắng đó. Chỉ duy nhất trận Cai Hạ, giai đoạn đầu chiến dịch, Vũ đánh lui quân Tín đc nhưng chung cuộc vẫn thua và chết.
Cụ thể đoạn đó là Lưu Bang tự ý đem binh đánh Vũ bị thua, chạy re kèn, Vũ đuổi theo, Tín chặn đánh ở Huỳnh Dương và đuổi Vũ chạy re kèn.
Khơ me Đỏ bắt chước mấy anh VN thì có cụ ạ! Từ trước khi Tàu có cố vấn thì VM đã đánh du kích rồi, cụ có thể đọc "Những ngày khói lửa" để biết đánh du kích hồi đó ra sao. Khi cố vấn Tàu sang thì VM chuyển sang tấn công, mở liên tiếp các chiến dịch cấp sư đoàn rồi chứ đánh du kích cái gì nữa. Chính vì mở các chiến dịch với sự tác chiến của vũ khí mới (thực ra là đồ second hand của LX) mà mới cần đến cố vấn Tàu đấy. Chiến lược của ông Giáp nói riêng và của Chính-phủ lúc đó nói chung là theo gương nhà Trần chống quân Mông Nguyên, tiêu thổ kháng chiến, đánh tỉa tiêu hao sinh lực địch, sau đó chuyển sang phản công khi có thời cơ.
Ở đây, vai trò vũ khí mới là rất quan trọng. Trước đó, trước năm 1950 khi có viện trợ từ LX và Tàu thì quân VM chủ yếu đánh bằng "vốn tự có", tức là có gì xài nấy. Trong hồi kí của ông Giáp "Những năm tháng ko thể nào quên" có đề cập đến việc này, khi quân đội VM có trong tay hàng chục loại súng các cỡ, đạn cũng hàng chục loại khác nhau luôn. Việc sử dụng pháo binh cũng rất mới mẻ và nếu ko có cố vấn có chuyên môn thì chỉ tổ phí đạn và bem chết quân mình. Vai trò của cố vấn Tàu về chuyên môn vũ khí và phối hợp tác chiến là chính, qua mồm của vài vị thì thành chỉ đạo chiến lược luôn
. Tướng Tàu giỏi thế thì đã ko có "Vạn lí trường chinh", ko có chuyện quân đông gấp 3 mà vẫn ko thể giải phóng bán đảo Triều Tiên
.