[Funland] Cùng trao đổi tìm hiểu về chính sách BHXH ở Việt Nam

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Cụ có thể xem thêm phân tích của em ở ngay bài đầu, dựa trên các giả định thực tế về lãi suất, lạm phát, điều chỉnh lương...xem "Nó có xứng đáng với nhg gì tôi đã đóng bao năm qua hay không"

Em cho rằng cả nhiều vấn đề ảnh hưởng, nhưng truyền thông là yếu tố hàng đầu. Em nói ví dụ như thế này để cụ thấy: Chắc chắn cụ, cũng như đa số (em dự phải đến 99% người dân), nghĩ là chi tiêu của BHXH không minh bạch, dẫn đến thất thoát quỹ, và như vậy ảnh hưởng đến lương hưu của mọi người. Thực tế nó khác cụ ạ, dù chi tiêu của BHXH tăng nhiều, có thể có thất thoát vốn, nhưng lương hưu của các cụ chả bị ảnh hưởng gì. Cụ có biết vì sao không?
Truyền thông thì giúp ích gì trong trường hợp khá điển hình kỹ sư có lương tính BHXH 1tr6 như ví dụ trên của em không hả cụ?
 

longphongminh

Xe buýt
Biển số
OF-396119
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
969
Động cơ
240,290 Mã lực
Tuổi
46
Tuy nhiên, BHYT bắt buộc là một chính sách của Nhà nước hướng đến số đông người dân cụ ạ. Tính 54 triệu người lao động chắc chỉ có khoảng vài trăm ngàn người như cụ xecon . Các cụ thuộc thượng tầng, tự đảm bảo được an sinh của mình. Các cụ nằm trong số phải chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đó là nguyên tắc chia sẻ của bảo hiểm. Ngoài ra các cụ còn bị thu thuế để chi trả cho các lưới An sinh xã hội khác, ví dụ như trợ giúp thường xuyên (trợ giúp cho các cụ trên 80 tuổi ko có thu nhập), trợ giúp đột xuất (khi thiên tai, các cú sốc xảy ra), và cho các dịch vụ chăm sóc xã hội khác (chăm sóc người già ko nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ bị HIV...)

Em chưa bao giờ sử dụng thẻ BHYT hồi còn làm cho NN. Lũ F1 nhà em cũng có BHYT quốc tế, nhưng hàng năm vẫn phải mua thẻ BHYT trong nước bắt buộc theo kênh nhà trường.
Em có nhắn tin nhờ cụ tính hộ xem em muốn rút BHXH thì được khoảng bao nhiêu tiền cụ ạ, lận tí tiền để đi tái đào tạo mới cạnh tranh được ở thị trường lao động
 

UniDung

Xe buýt
Biển số
OF-373524
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
795
Động cơ
254,060 Mã lực
Truyền thông thì giúp ích gì trong trường hợp khá điển hình kỹ sư có lương tính BHXH 1tr6 như ví dụ trên của em không hả cụ?
Em nói rồi , chừng nào chứng minh bằng ví dụ thực tế và cho người dân có quyền lực chọn thì mới ổn. Chứ chỉ truyền thông thì ,dân khôn rồi !
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Truyền thông thì giúp ích gì trong trường hợp khá điển hình kỹ sư có lương tính BHXH 1tr6 như ví dụ trên của em không hả cụ?
Có một số cụ nhìn vào điểm xấu của một hệ thống để kết luận cả hệ thống đó xấu. Một con người còn có điểm tốt điểm xấu, nữa là một hệ thống với hàng chục ngàn con người. Các cụ chỉ nhìn vào 1 góc của con voi, và nhìn con voi đó trong trạng thái tĩnh, để kết luận là cái con bò hoặc con trâu này chắc là hàng rởm.

Truyền thông lúc nào cũng có tác dụng, vì nó giúp người ta những góc nhìn khác về phía con voi ấy, ít nhất nó cũng giúp người ta biết đó là con voi chứ không phải là con trâu.
 

honglongit

Xe buýt
Biển số
OF-78735
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
794
Động cơ
423,569 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ có thể xem thêm phân tích của em ở ngay bài đầu, dựa trên các giả định thực tế về lãi suất, lạm phát, điều chỉnh lương...xem "Nó có xứng đáng với nhg gì tôi đã đóng bao năm qua hay không"

Em cho rằng cả nhiều vấn đề ảnh hưởng, nhưng truyền thông là yếu tố hàng đầu. Em nói ví dụ như thế này để cụ thấy: Chắc chắn cụ, cũng như đa số (em dự phải đến 99% người dân), nghĩ là chi tiêu của BHXH không minh bạch, dẫn đến thất thoát quỹ, và như vậy ảnh hưởng đến lương hưu của mọi người. Thực tế nó khác cụ ạ, dù chi tiêu của BHXH tăng nhiều, có thể có thất thoát vốn, nhưng lương hưu của các cụ chả bị ảnh hưởng gì. Cụ có biết vì sao không?
Em hiểu ý cụ là dù quỹ bh có hết thì vẫn có ngân sách nhà nc bảo hộ, nên ko sợ vỡ quỹ thì ko có lương hưu. Nhưng suy rộng ra một chút là ngân sách nhà nước lấy từ đâu? Nguồn thu của nhà nc hiện tại có 2 nguồn chính: thuế do dân đóng và xuất khẩu tài nguyên (quặng thô giá rẻ), trong bối cảnh tài nguyên tn ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức thì thuế đang là áp lực đè nặng lên người dân khiến làm giảm sức sống tính cạnh tranh của khối doanh nghiệp tư nhân (khối này hiện chiếm vai trò chủ đạo trong nền kt) trong khi khối doanh nghiệp nhà nc mặc dù nhận nhiều ưu đãi, vốn khủng nhg làm ăn thường thua lỗ (tại sao thua lỗ thì ai cg biết), vậy nhà nc còn nguồn thu ở đâu? Tăng thuế ? Hiện sức chịu đựng của nền kt thì khó có thể tăng nhiều. Tài nguyên? Hiện đã cạn kiệt dần. Vậy chỉ có 1 cách, đó là in tiền -> in nhiều dẫn đến lạm phát mà lạm phát thì lương hưu nó lại ko đảm bảo và ko xg đáng so vs nhg gì đã bỏ ra trc kia, nó là vòng luẩn quẩn ko bao h dứt. Vì vậy e và rất nhiều ng dân ko tin vào bhxh ở vn là vậy đấy cụ ạ
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em hiểu ý cụ là dù quỹ bh có hết thì vẫn có ngân sách nhà nc bảo hộ, nên ko sợ vỡ quỹ thì ko có lương hưu. Nhưng suy rộng ra một chút là ngân sách nhà nước lấy từ đâu? Nguồn thu của nhà nc hiện tại có 2 nguồn chính: thuế do dân đóng và xuất khẩu tài nguyên (quặng thô giá rẻ), trong bối cảnh tài nguyên tn ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức thì thuế đang là áp lực đè nặng lên người dân khiến làm giảm sức sống tính cạnh tranh của khối doanh nghiệp tư nhân (khối này hiện chiếm vai trò chủ đạo trong nền kt) trong khi khối doanh nghiệp nhà nc mặc dù nhận nhiều ưu đãi, vốn khủng nhg làm ăn thường thua lỗ (tại sao thua lỗ thì ai cg biết), vậy nhà nc còn nguồn thu ở đâu? Tăng thuế ? Hiện sức chịu đựng của nền kt thì khó có thể tăng nhiều. Tài nguyên? Hiện đã cạn kiệt dần. Vậy chỉ có 1 cách, đó là in tiền -> in nhiều dẫn đến lạm phát mà lạm phát thì lương hưu nó lại ko đảm bảo và ko xg đáng so vs nhg gì đã bỏ ra trc kia, nó là vòng luẩn quẩn ko bao h dứt. Vì vậy e và rất nhiều ng dân ko tin vào bhxh ở vn là vậy đấy cụ ạ
Cụ thấy không, cái điểm xanh kia của cụ là cảm tính đúng không? Sao cụ kết luận ngay là chỉ còn 1 cách là in tiền :)

Em giải thích cho cụ này nhưng cũng là cho rất nhiều cụ khác như sau:

Cám ơn cụ đã hiểu một nguyên tắc là Quỹ sẽ không bị vỡ, mà vấn đề chỉ là cách tài trợ (financing) cái quỹ đó thôi, đó cũng là cách thức để chi trả cho an sinh xã hội. Trên thế giới, ASXH được chi trả từ 2 nguồn: Nguồn đóng góp (theo quan hệ đóng hưởng) và nguồn NSNN.

Các tham số của công thức tính lương hưu ở VN được thiết kế khá rộng rãi, dẫn đến sự thật là Quỹ không tự đảm bảo được, đó là về chủ quan. Về khách quan, dân số VN bùng nổ thời kỳ sau chiến tranh, từ năm 1986 có chính sách hạn chế tăng dân số đột ngột, dẫn đến có sự thay đổi về cơ cấu dân số. Sau 50 năm sau nó bắt đầu xảy đến hậu quả, đó là số người già ngày càng tăng lên. Các cụ xem biểu đồ tỷ lệ % dân số già ở VN. Nếu tại thời điểm này 2017, người già chỉ chiếm khoảng 11-12% dân số, thì đến 2030 đã gần gấp đôi và đến 2050 gần gấp 3. Tốc độ tăng thế này thì nguồn Quỹ không thể tự bảo đảm nếu các tham số tính lương hưu giữ nguyên.




Hơn nữa, tuổi hưu trung bình ở VN hiện nay là 54,2 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi (so với quy định 60 tuổi) và nữ là 52,6 tuổi (so với quy định là 55 tuổi). Nhờ kinh tế phát triển, mọi người sống lâu hơn. Bây giờ tuổi thọ BQ chung là 76 tuổi (nam 71.3, nữ 80.7), đâm ra 1 cụ ông hưởng đến 16 năm lương hưu và một cụ bà hưởng đến gần 28 năm lương hưu.

Đến năm 2030, kiểu gì thì 20% dân số VN (tức là khoảng hơn 20 triệu) khi đó hết tuổi lao động cũng phải sống, bằng cách này hay cách khác. Nếu Quỹ không đảm bảo thì NSNN phải đảm bảo. Các cụ không muốn tăng thuế, thì rõ ràng phải tăng mức tự đảm bảo Quỹ, tức là phải điều chỉnh mức hưởng, hoặc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để tăng số năm đóng và giảm số năm hưởng. Không có sự kỳ diệu khác nào sẽ xảy ra đâu các cụ.

Bài toán nằm trong tay mọi người dân, Nhà nước chỉ là người ra quyết định. Do vậy nếu các cụ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu, giảm mức hưởng, đề nghị trong tương lai các doanh nghiệp và người dân nộp thuế nhiều hơn. Nếu chấp nhận một mức "thương đau vừa phải", thì phải điều chỉnh đồng thời các tham số cùng một lúc. Tức là tăng dần mức đóng, tăng dần tuổi nghỉ hưu, cải cách hệ thống để dịch vụ tốt hơn. Như vậy số người trong hệ thống BHXH sẽ được hưởng mức hưu thỏa đáng, cùng với điều kiện y tế phù hợp.

Nhà nước cũng phải cải cách hành chính để tăng dần tích lũy hình thành nguồn đảm bảo NSNN cho ASXH của cả triệu người hiện đang rút BHXH ra 1 lần và tự loại mình bước ra khỏi lưới ASXH, của khoảng 71% lực lượng lao động đang không tham gia hệ thống. Những người này trong 20-30 năm tới sẽ trông chờ vào đâu cho nguồn thu nhập khi về già của họ? Chắc họ sẽ tự ghi mình vào danh sách nhận trợ cấp xã hội.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Có một số cụ nhìn vào điểm xấu của một hệ thống để kết luận cả hệ thống đó xấu. Một con người còn có điểm tốt điểm xấu, nữa là một hệ thống với hàng chục ngàn con người. Các cụ chỉ nhìn vào 1 góc của con voi, và nhìn con voi đó trong trạng thái tĩnh, để kết luận là cái con bò hoặc con trâu này chắc là hàng rởm.

Truyền thông lúc nào cũng có tác dụng, vì nó giúp người ta những góc nhìn khác về phía con voi ấy, ít nhất nó cũng giúp người ta biết đó là con voi chứ không phải là con trâu.
Cụ có quá lời khi cho rằng em chỉ nhìn vào 1 góc con voi?
Cụ có thấy em dùng từ " ví dụ khá điển hình " cho một lao động điển hình vào 1995?
Hay theo cụ phải lấy ví dụ là một sĩ quan CA QĐ về hưu lúc 55 tuổi với mức lương 10-12 tr mới điển hình cho sự ưu việt của BHXH?
Nếu vậy thì chính cụ mới là người phiến diện.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Hơn nữa, tuổi hưu trung bình ở VN hiện nay là 54,2 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi (so với quy định 60 tuổi) và nữ là 52,6 tuổi (so với quy định là 55 tuổi). Nhờ kinh tế phát triển, mọi người sống lâu hơn. Bây giờ tuổi thọ BQ chung là 76 tuổi (nam 71.3, nữ 80.7), đâm ra 1 cụ ông hưởng đến 16 năm lương hưu và một cụ bà hưởng đến gần 28 năm lương hưu.
Tại sao có chuyện tuổi hưu trung bình thấp hơn so với luật nhiều vậy hả cụ? Ai vi phạm pháp luật vậy trên diện rộng vậy?
Giả sử nhiều người về hưu trước tuổi đến như vậy, thì mức hưởng của họ cũng bị khấu trừ rất nhiều
Vi trên nguyên tắc (công thức tính rất công khai và rõ ràng) là BHXH luôn trả ít hơn những gì họ thu được, thì tại sao lại phải lo lắng vỡ quĩ?
 

honglongit

Xe buýt
Biển số
OF-78735
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
794
Động cơ
423,569 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ thấy không, cái điểm xanh kia của cụ là cảm tính đúng không? Sao cụ kết luận ngay là chỉ còn 1 cách là in tiền :)

Em giải thích cho cụ này nhưng cũng là cho rất nhiều cụ khác như sau:

Cám ơn cụ đã hiểu một nguyên tắc là Quỹ sẽ không bị vỡ, mà vấn đề chỉ là cách tài trợ (financing) cái quỹ đó thôi, đó cũng là cách thức để chi trả cho an sinh xã hội. Trên thế giới, ASXH được chi trả từ 2 nguồn: Nguồn đóng góp (theo quan hệ đóng hưởng) và nguồn NSNN.

Các tham số của công thức tính lương hưu ở VN được thiết kế khá rộng rãi, dẫn đến sự thật là Quỹ không tự đảm bảo được, đó là về chủ quan. Về khách quan, dân số VN bùng nổ thời kỳ sau chiến tranh, từ năm 1986 có chính sách hạn chế tăng dân số đột ngột, dẫn đến có sự thay đổi về cơ cấu dân số. Sau 50 năm sau nó bắt đầu xảy đến hậu quả, đó là số người già ngày càng tăng lên. Các cụ xem biểu đồ tỷ lệ % dân số già ở VN. Nếu tại thời điểm này 2017, người già chỉ chiếm khoảng 11-12% dân số, thì đến 2030 đã gần gấp đôi và đến 2050 gần gấp 3. Tốc độ tăng thế này thì nguồn Quỹ không thể tự bảo đảm nếu các tham số tính lương hưu giữ nguyên.




Hơn nữa, tuổi hưu trung bình ở VN hiện nay là 54,2 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi (so với quy định 60 tuổi) và nữ là 52,6 tuổi (so với quy định là 55 tuổi). Nhờ kinh tế phát triển, mọi người sống lâu hơn. Bây giờ tuổi thọ BQ chung là 76 tuổi (nam 71.3, nữ 80.7), đâm ra 1 cụ ông hưởng đến 16 năm lương hưu và một cụ bà hưởng đến gần 28 năm lương hưu.

Đến năm 2030, kiểu gì thì 20% dân số VN (tức là khoảng hơn 20 triệu) khi đó hết tuổi lao động cũng phải sống, bằng cách này hay cách khác. Nếu Quỹ không đảm bảo thì NSNN phải đảm bảo. Các cụ không muốn tăng thuế, thì rõ ràng phải tăng mức tự đảm bảo Quỹ, tức là phải điều chỉnh mức hưởng, hoặc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để tăng số năm đóng và giảm số năm hưởng. Không có sự kỳ diệu khác nào sẽ xảy ra đâu các cụ.

Bài toán nằm trong tay mọi người dân, Nhà nước chỉ là người ra quyết định. Do vậy nếu các cụ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu, giảm mức hưởng, đề nghị trong tương lai các doanh nghiệp và người dân nộp thuế nhiều hơn. Nếu chấp nhận một mức "thương đau vừa phải", thì phải điều chỉnh đồng thời các tham số cùng một lúc. Tức là tăng dần mức đóng, tăng dần tuổi nghỉ hưu, cải cách hệ thống để dịch vụ tốt hơn. Như vậy số người trong hệ thống BHXH sẽ được hưởng mức hưu thỏa đáng, cùng với điều kiện y tế phù hợp.

Nhà nước cũng phải cải cách hành chính để tăng dần tích lũy hình thành nguồn đảm bảo NSNN cho ASXH của cả triệu người hiện đang rút BHXH ra 1 lần và tự loại mình bước ra khỏi lưới ASXH, của khoảng 71% lực lượng lao động đang không tham gia hệ thống. Những người này trong 20-30 năm tới sẽ trông chờ vào đâu cho nguồn thu nhập khi về già của họ? Chắc họ sẽ tự ghi mình vào danh sách nhận trợ cấp xã hội.
Cụ ơi, một số phần em phản biện thế này nhé:

1. Cảm tính của em về in tiền: đúng là em cảm tính nhưng hoàn toàn có cơ sở ạ. Thứ nhất từ năm 1995 đến giờ cụ có thấy là có bao nhiêu mệnh giá tiền lớn hơn được đưa ra thị trường không? (50k, 100k, 200k, 500k). Ngoài ra cụ có thấy là tiền lẻ dạng 200d 500d 1000d 2000d thậm chí là 5000d hiện giờ đang sử dụng ít dần không? Bởi vì giá trị nó nhỏ quá rồi không còn mua được gì nữa. Vậy là có lạm phát phải không? Và lạm phát thì phải in tiền bù đắp chứ.
2. Không muốn tăng thuế: đúng là người dân như em không muốn tăng thuế nhưng vấn đề cốt lõi là thuế vẫn tăng và hàng năm vẫn ban hành thêm các sắc thuế mới và gần đây ngoài ra còn thêm cả phí nữa cơ ạ, thuế hay phí chẳng qua là cách gọi nhưng tựu chung lại nó vẫn là tiền mình phải trích từ thu nhập của mình ra đóng vào NSNN đó ạ.
Vì vậy vấn đề già hóa dân số như cụ nói nó chỉ là 1 trong rất nhiều lý do dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH . Còn rất nhiều lý do cụ không đưa ra mà em nghĩ đó mới là lý do chính: đó là bộ máy hành chính cồng kềnh, nuôi nhiều cán bộ không làm gì, thói quan liêu cửa quyền, rồi tham ô, tham nhũng ngân sách, chi phí chi trả cho lực lượng công an, quân đội về hưu, đóng ít nhưng hưởng nhiều như các cụ trên đã đề cập.... Và rất nhiều lý do nữa, nếu dùng lý do già hóa dân số để biện minh em e là quá khiên cưỡng.
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,475
Động cơ
277,168 Mã lực
Thế cho nên giờ cho đẻ thoải mái để có lao động nuôi các bác nghỉ hưu. Bọn TQ đẻ 1 con giờ mới thấy nan giải.
Bhxh tính trung bình toàn bộ quá trình đóng thì cũng ok thôi, nhưng:
- cần bình đẵng giữa khối nhà nc và tư nhân
- hệ số điều chỉnh trượt giá cũng phải sòng phẳng, sát thực tế
- thời gian cần đóng để đạt mức 45% phải rõ và ko được thay đổi tuỳ hứng.
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cụ ơi, một số phần em phản biện thế này nhé:

1. Cảm tính của em về in tiền: đúng là em cảm tính nhưng hoàn toàn có cơ sở ạ. Thứ nhất từ năm 1995 đến giờ cụ có thấy là có bao nhiêu mệnh giá tiền lớn hơn được đưa ra thị trường không? (50k, 100k, 200k, 500k). Ngoài ra cụ có thấy là tiền lẻ dạng 200d 500d 1000d 2000d thậm chí là 5000d hiện giờ đang sử dụng ít dần không? Bởi vì giá trị nó nhỏ quá rồi không còn mua được gì nữa.
2. Không muốn tăng thuế: đúng là người dân như em không muốn tăng thuế nhưng vấn đề cốt lõi là thuế vẫn tăng và hàng năm vẫn ban hành thêm các sắc thuế mới và gần đây ngoài ra còn thêm cả phí nữa cơ ạ, thuế hay phí chẳng qua là cách gọi nhưng tựu chung lại nó vẫn là tiền mình phải trích từ thu nhập của mình ra đóng vào NSNN đó ạ.
Vì vậy vấn đề già hóa dân số như cụ nói nó chỉ là 1 trong rất nhiều lý do dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH . Còn rất nhiều lý do cụ không đưa ra mà em nghĩ đó mới là lý do chính: đó là bộ máy hành chính cồng kềnh, nuôi nhiều cán bộ không làm gì, thói quan liêu cửa quyền, rồi tham ô, tham nhũng ngân sách, chi phí chi trả cho lực lượng công an, quân đội về hưu, đóng ít nhưng hưởng nhiều như các cụ trên đã đề cập.... Và rất nhiều lý do nữa, nếu dùng lý do già hóa dân số để biện minh em e là quá khiên cưỡng.
1. Những cơ sở của cụ đúng, như kết luận của cụ từ cơ sở đó lại là cảm tính. Vì cụ cũng nên nhớ là tốc độ lạm phát và tăng CPI mới là nguyên nhân chính làm người ta ít dùng tiền mệnh giá nhỏ. Cụ cho rằng ngày càng nhiều tiền 500k mới được in ra nghĩa là chính phủ in tiền để tài trợ chi tiêu là không đúng. Số tiền mệnh giá lớn mới cung ra thị trường là bình thường, vì hàng năm có rất nhiều hàng hóa mới cung ra thị trường, tích lũy của các DN tăng lên. Thị trường HH phình lên thì thị trường tiền tệ phình lên là quy luật bình thường. Trừ phi cụ có được thông tin chính xác về số lần in tiền, số lần cung tiền ra thị trường, so sánh cân bằng với lượng hàng hóa mới cung ra thị trường hay không, thì cụ mới có kết luận được.

2. Vấn đề thuế: em không có số liệu chính xác nên em miễn bình luận. Nhưng em dựa trên nguyên tắc là đa số các DN và người dân đều ko muốn tăng thuế

3. Các vấn đề khiếm khuyết khác của hệ thống như cụ nói, em đồng ý, em cũng đã trao đổi nhiều lần rồi, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Bản thân NN hiện nay đang cải cách để xử lý vấn đề đó cụ ạ.
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,317
Động cơ
458,948 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cụ có quá lời khi cho rằng em chỉ nhìn vào 1 góc con voi?
Cụ có thấy em dùng từ " ví dụ khá điển hình " cho một lao động điển hình vào 1995?
Cụ hỏi em xem truyền thông có giúp được gì không, em đã trả lời bằng một ví dụ trừu tượng truyền thông để người ta nhìn thấy hết được con voi. Còn cụ nhận mình là người đang xem con voi thì em miễn bình luận.

Còn em cũng chả biết ví dụ của cụ đã được gọi là điển hình chưa? Cụ có bằng chứng không? Em cũng là người lao động ở năm 1995 đây sao em ko thấy nó là điển hình.

Hay theo cụ phải lấy ví dụ là một sĩ quan CA QĐ về hưu lúc 55 tuổi với mức lương 10-12 tr mới điển hình cho sự ưu việt của BHXH?
Nếu vậy thì chính cụ mới là người phiến diện.
Cụ nên nhớ là em chứng minh sự ưu việt của BHXH ở VN không bằng một ví dụ về 1 con người, một trường hợp, mà bằng sự thống kê toàn hệ thống, có so sánh đến các chuẩn quốc tế. Và em cũng không bảo là BHXH Việt Nam chỉ toàn ưu việt, em đã chỉ ra những khiếm khuyết của hệ thống cần phải được cải thiện.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,379
Động cơ
335,840 Mã lực
Đây chính là điểm chứng minh BHXH ăn gian. Mặc dù mỗi năm đều có thông tư điều chỉnh hệ số tăng lương tính đóng BHXH để bù cho lạm phát nhưng lại xảy ra tình trạng:
Khi làm việc, ko ai lại có mức lương quá thấp ( kiểu 1tr8 mỗi tháng)
Nhưng khi về hưu thì lại tính ra mức lương đó rồi nhân 75%.
Đều đó chứng tỏ hệ số điều chỉnh công bố hàng năm quá thấp so với lạm phát, và là qui định đơn phương của BHXH.
Cụ thể: một kỹ sư năm 1995 lương phổ biến là 500k. Đến 2017 được BHXH cho điều chỉnh lạm phát là 3.2 lần tức là tương đương với hiện tại lương 1tr6 và trả lương hưu theo mức đóng BH 1tr6 này. Thực tế, hiện tại một kỹ sư như vậy lương phổ biến 8tr , gấp 5 lần.
Cụ chưa hiểu ý của em rồi, ý của em là ví dụ đóng bảo hiểm theo mức tối thiểu vùng thì lương tính hưởng bảo hiểm chí ít cũng là tối thiểu vùng rồi nhân với tỷ lệ % hưởng của mức lương bình quân. Tuy nhiên, theo như cách tính hiện nay thì mức lương để tính hưởng bảo hiểm để nhân với tỷ lệ % ấy chỉ được khoảng 20% đến 50% mức lương tối thiểu vùng. Sau đó mức này còn nhân với tỷ lệ % nữa thì người lao động chỉ còn gặm đá để sống mà thôi. Quan điểm của em vẫn phải là điều chỉnh tính lại lương theo chỉ số CPI để tính mức lương bình quân tính hưởng bảo hiểm, hiện nay bảo hiểm không thực hiện điều này.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,379
Động cơ
335,840 Mã lực
cụ ạ, vì BHXH lương hưu tối đa là 75% nên nếu lúc nào cũng tối thiểu vùng thì lương hưu tối đa chỉ được 75% tối thiểu vùng thôi cụ ạ. Còn lương giáo viên mầm non thấp và lương ngoài nhà nước thấp thì em có thể nói thế này: lương mầm non khoảng 3-5tr nhưng đóng BHXH thì ở mức 1050000 trở lên, làm ngoài nhà nước cũng vậy lương thực tế hàng chục triệu nhưng khi đóng BHXH cả NLĐ và người sử dụng LD chỉ muốn đóng ở mức tối thiểu vùng vậy nên khi nghi hưu lương mới quá thấp. Còn NLĐ trong nhà nước thì đóng theo mức thực tế của lương cụ ạ
Vâng, như cách tính hiện nay của bảo hiểm thì không được 75% lương tối thiểu vùng í ạ, đây mới chính là vấn đề cần bàn.
 

first

Xe tăng
Biển số
OF-21686
Ngày cấp bằng
27/9/08
Số km
1,219
Động cơ
507,539 Mã lực
Kiểu trung bình 5 năm cuối chỉ áp dụng cho lương nhà nước toàn quá trình. Mà nhà nước thì cụ ko tự đóng cao được.
Cái này còn aps dụng không cụ và nếu còn thì áp dụng đến khi nào? EM tham gia từ 1993 thì tính theo dòng đầu tiên là 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu đúng không? Nếu thế 5 năm cuối em đóng cao vút lên thì cũng được à?
 

stcvph

Xe tải
Biển số
OF-9907
Ngày cấp bằng
20/9/07
Số km
266
Động cơ
536,510 Mã lực
Cụ ơi, một số phần em phản biện thế này nhé:

1. Cảm tính của em về in tiền: đúng là em cảm tính nhưng hoàn toàn có cơ sở ạ. Thứ nhất từ năm 1995 đến giờ cụ có thấy là có bao nhiêu mệnh giá tiền lớn hơn được đưa ra thị trường không? (50k, 100k, 200k, 500k). Ngoài ra cụ có thấy là tiền lẻ dạng 200d 500d 1000d 2000d thậm chí là 5000d hiện giờ đang sử dụng ít dần không? Bởi vì giá trị nó nhỏ quá rồi không còn mua được gì nữa. Vậy là có lạm phát phải không? Và lạm phát thì phải in tiền bù đắp chứ.
2. Không muốn tăng thuế: đúng là người dân như em không muốn tăng thuế nhưng vấn đề cốt lõi là thuế vẫn tăng và hàng năm vẫn ban hành thêm các sắc thuế mới và gần đây ngoài ra còn thêm cả phí nữa cơ ạ, thuế hay phí chẳng qua là cách gọi nhưng tựu chung lại nó vẫn là tiền mình phải trích từ thu nhập của mình ra đóng vào NSNN đó ạ.
Vì vậy vấn đề già hóa dân số như cụ nói nó chỉ là 1 trong rất nhiều lý do dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH . Còn rất nhiều lý do cụ không đưa ra mà em nghĩ đó mới là lý do chính: đó là bộ máy hành chính cồng kềnh, nuôi nhiều cán bộ không làm gì, thói quan liêu cửa quyền, rồi tham ô, tham nhũng ngân sách, chi phí chi trả cho lực lượng công an, quân đội về hưu, đóng ít nhưng hưởng nhiều như các cụ trên đã đề cập.... Và rất nhiều lý do nữa, nếu dùng lý do già hóa dân số để biện minh em e là quá khiên cưỡng.
Em xin phép được tranh luận với cụ thế này, không phải cứ thiếu tiền là nhà nước in tiền đâu cụ ạ, vì tiền mặt là tiền định danh (giá trị do nhà nước quy định) nên nhà nước chỉ cho phép ngân hàng nhà nước in tiền ở một định mức nào đó phù hợp với nền kinh tế để đồng tiền không bị mất giá nhiều.
Vấn đề bội chi thì chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động, vay trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức
Còn thuế các cụ cứ thử tìm hiểu xem thuế ở nước ngoài nó như thế nào, Việt Nam mình thuế quá thấp ạ. Em ví dụ: thu nhập từ xổ số có nước nó thu 60% trong khi đó Việt Nam mình 10%; Thừa kế của mình 0% trong khi nước ngoài từ 30-70%, ...
Còn nói về tài nguyên, rất nhiều nước không có tài nguyên gì nhiều nhưng vẫn nằm trong top các nước phát triển ạ như Nhật chẳng hạn, những nước phát triển không nhờ nguồn thu từ khai thác tài nguyên đâu ạ, đơn cử một số nước tây á rất giàu nhưng không ai nói là nước phát triển cả vì chủ yếu là múc tài nguyên đem bán.
 

honglongit

Xe buýt
Biển số
OF-78735
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
794
Động cơ
423,569 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
1. Những cơ sở của cụ đúng, như kết luận của cụ từ cơ sở đó lại là cảm tính. Vì cụ cũng nên nhớ là tốc độ lạm phát và tăng CPI mới là nguyên nhân chính làm người ta ít dùng tiền mệnh giá nhỏ. Cụ cho rằng ngày càng nhiều tiền 500k mới được in ra nghĩa là chính phủ in tiền để tài trợ chi tiêu là không đúng. Số tiền mệnh giá lớn mới cung ra thị trường là bình thường, vì hàng năm có rất nhiều hàng hóa mới cung ra thị trường, tích lũy của các DN tăng lên. Thị trường HH phình lên thì thị trường tiền tệ phình lên là quy luật bình thường. Trừ phi cụ có được thông tin chính xác về số lần in tiền, số lần cung tiền ra thị trường, so sánh cân bằng với lượng hàng hóa mới cung ra thị trường hay không, thì cụ mới có kết luận được.

2. Vấn đề thuế: em không có số liệu chính xác nên em miễn bình luận. Nhưng em dựa trên nguyên tắc là đa số các DN và người dân đều ko muốn tăng thuế

3. Các vấn đề khiếm khuyết khác của hệ thống như cụ nói, em đồng ý, em cũng đã trao đổi nhiều lần rồi, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Bản thân NN hiện nay đang cải cách để xử lý vấn đề đó cụ ạ.
1. Cái phần em bôi đậm thấy cụ kết luận cũng sai sai: nếu theo ý đó phải chăng mỗi Việt Nam kinh tế phát triển nên thị trường hàng hóa phình lên, tích lũy doanh nghiệp tăng lên? Các nước tư bản thì sao cụ? Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.... em nghĩ kinh tế họ phát triển và thị trường hàng hóa của họ cũng phải phình lên chứ mà nó còn gấp chục gấp trăm lần thị trường Việt Nam, vậy tại sao họ không in tiền mệnh giá lớn, vẫn tiêu tiền xu, như Mỹ mệnh giá to nhất của đồng đô la là 100$? Nếu kết luận nguyên nhân lạm phát là do kinh tế phát triển em thấy nó thế nào ý. Còn để có số liệu in tiền, số lần cung tiền ra thị trường thì làm sao có được hả cụ? Nó là bí mật quốc gia mà :T
2. Vấn đề thuế: thực tế dù em và cụ không nắm được chính xác nhưng cũng có thể thấy rất nhiều ngay trong thuế phí xoay quanh cái ô tô mà diễn đàn này các cụ đều quan tâm mà. Ví dụ đơn giản: một cái ô tô có thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh vào bộ linh kiện, thuế trước bạ, thuế biển (gọi là tiền biển nhưng 2 miếng nhôm sao đến tận 20tr), rồi phí đường bộ, rồi phí đi đường BOT..... quá nhiều loại thuế mà em ko liệt kê hết được. Vì thế nên một chiếc Camry ở Việt Nam giá hơn 1 tỷ nhưng ở Mỹ lại có khoảng 500tr, bạn em mua 1 con lexus ở Mỹ hết 56k usd còn ở Việt Nam lên đến gần 3,5 tỷ ~ 160k usd. Vậy có phải là sở hữu 1 chiếc ô tô thì các cụ đã phải đóng thuế với giá trị hơn chiếc ô tô cho nhà nước có phải không?
3. Các khiếm khuyết theo em nó mới chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề ở trên và nó rất là chính luôn đó cụ. Bởi vì các khiếm khuyết đó nó mới dẫn đến một môi trường kinh doanh không lành mạnh, một nền kinh tế méo mó làm suy yếu hoặc giết chết nền kinh tế tư nhân, dung dưỡng cho các công ty vốn nhà nước làm ăn thua lỗ tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng rồi đổ tại cho quản lý yếu kém, không có kinh nghiệm.... Và nó chính là nguyên nhân làm cho NSNN thâm hụt và làm suy yếu nền kinh tế nói chung.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,379
Động cơ
335,840 Mã lực
Quan điểm của em là BHXH là một tầng của lưới an sinh xã hội. Do vậy nên hướng đến việc đảm bảo an sinh ở mức mặt bằng thu nhập trung bình (ít nhất bằng mức tối thiểu) khi về hưu. Do vậy những người hưởng hưu trí từ BHXH chỉ nên hưởng một mức tối đa ko quá nhiều so với mức tối thiểu. Do đó việc hạn chế trần đóng 20 lần cơ sở là một chính sách phù hợp. Ông nào muốn hưởng hưu trí cao hơn có thể tham gia ở các tầng khác, ví dụ như BH hưu trí bổ sung chẳng hạn. Chứ để như trường hợp hôm nay báo đưa tin có cụ hưởng lương hưu 100 triệu/tháng, trong khi có cô giáo hưởng 1.3 triệu/tháng, chênh nhau 100 lần quá sợ luôn.
Vâng, chỉ đến khi có ông ở bia Huda Huế về hưu, bảo hiểm mới nhận ra vấn đề ông í hưởng lương hưu cao quá trời luôn thì mới tìm cách điều chỉnh lại luật, thì lúc đó mới có câu chuyện 20 lần lương cơ sở mà cụ. Chỉ có 2 điểm hiện nay em thấy bảo hiểm cần phải thay đổi là khi tính lại lương bình quân của người lao động thì phải tính đến yếu tố trượt giá của đồng tiền và không được phân biệt giữa đối tượng trong và ngoài nhà nước. Đó là khát khao của em, tuy nhiên nó không thể thực hiện được.
 

stcvph

Xe tải
Biển số
OF-9907
Ngày cấp bằng
20/9/07
Số km
266
Động cơ
536,510 Mã lực
Kiểu trung bình 5 năm cuối chỉ áp dụng cho lương nhà nước toàn quá trình. Mà nhà nước thì cụ ko tự đóng cao được.
chính xác cụ ạ, nhà nước thì lên có ngạch bậc làm sao tự đóng cao được nhưng ngoài nhà nước thì vô cùng, 5 năm cuối em lập công ty tự phong là tổng giám đốc tự trả lương 100tr, nếu tính như NLĐ trong nhà nước thì quy bảo hiểm vỡ lâu rồi ạ nên giờ sẽ dần dần tính lương trung bình theo cả quá trình đóng BHXH.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top