Con kiến kiện củ khoai à cụPhản ảnh lên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh xem cụ

Con kiến kiện củ khoai à cụPhản ảnh lên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh xem cụ
Mong là kiểu này chỉ là số ít cá nhân giáo viên mất chất thôi. Ko may vào những lớp có giáo viên chủ nhiệm thế này, thật sự là bế tắc vô cùng.E ở tỉnh cụ ạ. Nếu không học thêm ko những ko thi dc điểm cao mà còn lên lớp cô ko đoái hoài j đến luôn. Thích nói chuyện phá phách j cô cũng kệ. Cô ko hỏi bài, ko gọi bài cũ,dơ tay cô ko gọi luôn cụ ạ.
Cái này ko phản ánh nổi vì 100% các môn quan trọng đều như vậy
Phát biểu kiểu này chính là điển hình của cái gọi là "chém gió", phán như rồng nhưng chả có giải pháp gì thiết thực, khả thi cả!....
Thứ nhất, do đồng lương quá thấp, các thầy cô giáo xem việc dạy thêm là nguồn thu nhập cần thiết, và đáng tiếc là đã có một số trường hợp "ép" học sinh mình học thêm bằng cách này hay cách khác, mất đi hình ảnh cao quý của người thầy, ảnh hưởng xấu đến quan hệ thầy trò và đạo đức xã hội.
Thứ hai, học sinh phải luôn bận rộn trong việc học, không có thì giờ cho thể thao, văn hóa, đọc sách hay giao lưu với bè bạn, v.v…, những hoạt động kích thích sáng tạo và ảnh hưởng tốt đến hình thành nhân cách.
Thứ ba, học thêm trở thành khoản chi phí đáng kể, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp, nhất là ở các bậc tiểu học hay trung học cơ sở là những bậc học phải được miễn phí hoàn toàn...
....
Theo tôi, với 3 hệ lụy như nêu trên của việc dạy thêm, thì nên có kế hoạch chấm dứt, chứ không nên tiếp cận theo hướng tìm cách quản lý chặt hơn để duy trì hiện trạng. Hay nói cách khác là không nên duy trì việc cho phép thầy cô giáo đang dạy chính khóa ở các trường công lập được dạy ngoài giờ cho học sinh của mình. Dĩ nhiên song song với quy định này phải có biện pháp tăng lương giáo viên.
Có thể nhiều người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là không khả thi, vì tăng lương phải tăng đồng loạt nhiều ngành khác. Và vừa qua đã tăng rồi, nếu tăng nữa thì ngân sách không đáp ứng được. Nhưng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc: Bao giờ chấm dứt tình trạng thầy cô giáo phải sống bằng thu nhập ngoài lương? Cần có lộ trình sớm giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn trong 5-6 năm tới, cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu, thắt chặt quản lý để tránh thất thoát trong đầu tư công, cắt giảm hoặc trì hoãn những hạng mục đầu tư, chi tiêu chưa cần thiết, v.v.
Nên chăng có một ủy ban cấp nhà nước nghiên cứu thực trạng chi thu ngân sách trung ương và địa phương, nghiên cứu hệ thống thuế và đề ra lộ trình tăng lương cho công chức, viên chức, bao gồm giáo viên.
Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, và xét đến các hệ lụy trong việc dạy thêm, việc cải cách tiền lương nên bắt đầu từ lĩnh vực giáo dục rồi dần dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặt mục tiêu hai hay ba năm tới thầy cô giáo sẽ sống bằng tiền lương chính thức và từ đó không được dạy thêm nữa.
Còn việc học thêm thì nên để thị trường quyết định như kinh nghiệm Nhật Bản nêu trên.
![]()
Học thêm và dạy thêm
(Dân trí) - Việc dạy thêm kéo dài hàng chục năm nay, được dư luận nói đến nhiều, là một vấn đề nổi cộm trong xã hội.dantri.com.vn
Có hẳn một nghiên cứu đề tài của Giáo sư trường đại học lớn của Mỹ chỉ ra thực trạng rằng giáo viên đang phải làm thay việc của cha mẹ học sinh, nhưng không được trả công cho phần làm thêm này.1 là nhu cầu học thêm là có thật, ph có dạy đc éo đâu mà ko học thêm? đặc biệt với chế độ thi tuyển sinh vào PTCS (trường tốt, điểm, clc) và nhất là vào PTTH chuyên như hiện nay, éo học thêm thi đc thì thiên cmn tài dồi, ít lắm.
2 là ko phải gv nào cũng dạy được thêm
3 là nếu đã dạy đc thêm (dạy thêm luyện gà chuyên, ptcs clc à nha, ko tính mấy gv lùa trẻ lớp mình chủ nhiệm đến vừa dạy kèm ctrình phổ thông trên lớp kiêm trông trẻ chờ PH đến đón) thì lương trả éo bao giờ là đủ vì dạy thêm lớn hơn nhiều
Cụ nói rất chính xác.Vị giáo sư nói chả có gì hay, thậm chí không vào được trọng tâm.
Trong một lớp học phổ thông thì trình độ học sinh không giống nhau. Có em chật vật mới nắm được kiến thức trung bình, có các em khác lại có trình độ khá giỏi. Giáo viên vì thế chỉ dạy được ở mức trung bình để ai cũng học được, mà ngay cả ở mức ấy, một số em cũng không học được, trong khi các em giỏi thì không thỏa mãn và phải đi luyện thêm ở bên ngoài để còn thi được vào trường tốt.
Thế vấn đề là phải phân cấp ra, lớp sức học trung bình định hướng hết phổ thông cấp 2 thì vào cấp 3 dạy nghề, lớp thì toàn những em giỏi với định hướng học lên cao. Mỗi lớp giáo viên dạy trên lớp tương ứng với sức học của lớp ấy, thế thì khỏi phải học thêm.
vâng, em cũng thế, con em học thêm phải thi bỏ mẹ CLB mới nhận dạy vào ý chứ, đầy cháu thi xong CLC nó nói lời an ủi chia tay hẹn lần sau gặp mặt đấy, chứ ở đó mà lùa gà. Còn ở trường chính thống thì gần như con em nó ko học. Hồi lớp 2 hay 3 chả nhớ, nó thấy bạn nó đi học thêm ngoài giờ học với cô, nó thích nó đi theo, vài tháng nó ko thích nữa nó nghỉ, có ai gây khó dễ gì cho con em éo đâuCó hẳn một nghiên cứu đề tài của Giáo sư trường đại học lớn của Mỹ chỉ ra thực trạng rằng giáo viên đang phải làm thay việc của cha mẹ học sinh, nhưng không được trả công cho phần làm thêm này.
Ở đâu em ko biết nhưng ở cái đất Hà nội này thì chả thầy cô nào ép học sinh học thêm lớp dạy thêm của mình cả
Em đồng ý với cụ. Giáo sư này tư duy về phát triển con người và quản lý nhà nước có vấn đề. Giải pháp cào bằng không thể làm con người và xã hội phát triển được.Vị giáo sư nói chả có gì hay, thậm chí không vào được trọng tâm.
Trong một lớp học phổ thông thì trình độ học sinh không giống nhau. Có em chật vật mới nắm được kiến thức trung bình, có các em khác lại có trình độ khá giỏi. Giáo viên vì thế chỉ dạy được ở mức trung bình để ai cũng học được, mà ngay cả ở mức ấy, một số em cũng không học được, trong khi các em giỏi thì không thỏa mãn và phải đi luyện thêm ở bên ngoài để còn thi được vào trường tốt.
Thế vấn đề là phải phân cấp ra, lớp sức học trung bình định hướng hết phổ thông cấp 2 thì vào cấp 3 dạy nghề, lớp thì toàn những em giỏi với định hướng học lên cao. Mỗi lớp giáo viên dạy trên lớp tương ứng với sức học của lớp ấy, thế thì khỏi phải học thêm.