[QUOTE="Hoangraptor, post: 57ó,ng cũ! Ấy là chuyện dạy thêm. Có các thông tư,nghị định...cấm dạy thêm! Nói gọn,hẹp trong các trường. Ấy thế nhưng các trường,các cô thật là tài! Thành lập ngay các trung tâm học thêm,thuê địa điểm ngoài ngay cạnh trường,và liên tục thông báo cho các phụ huynh lịch học và .....chắc khỏi viết nữa nhỉ các bác. Thật là chán! Thà đừng cấm để cho dạy thêm trong trường như xưa đi cho rẻ!
Ít nhất con mình học đích danh giáo viên bộ môn,không tiến bộ hay không đạt cũng còn có kẻ túm tóc.Đằng nào chả phải học,không học kiểu gì chả bị phiền phức và phụ huynh bực mình? Giờ học các trung tâm của các cô thì...yếu tí là tăng số buổi...
Ôi sao thấy chán thật. Cách đây 2,30 năm cũng học thêm mà,nhưng sao nó đơn giản hơn bây giờ? Vài dòng chia sẻ, gạch đá các bác nương tay nhé! Cùng cảnh phụ huynh với nhau!
Các cụ ở Thủ đo khổ thật!
Các con tôi bao năm cắp sách đến trường , được yêu thương và dạy dỗ hết lòng như bố nó 30 năm nay vẫn hết lòng với bọn trẻ mà ko cần đồng nào ngoài lương!
Đọc các tâm sự của các cụ, tôi về quê (Hà nội 5 hay 7 tùy các cụ nhận định ) mới thấy thực tế không giống tôi biết, khi đứa cháu tôi bỏ 75 triệu xin chân nấu ăn ở trường mẫu giáo ko được (vợ tôi vừa tìm giúp đứa bạn làm hiệu trưởng mầm non tìm mấy cô nấu ăn , các cô ko phải chi một xu để nhận việc) con nhóc tôi học đại học năm 3 nói với bố: Những năm phổ thông của con thật tuyệt vời so với các bạn các nơi vì 12 năm nó ko quan tâm đến học thêm, ko thày cô nào trù úm hay nói nặng nó, chỉ có yêu thương và hết lòng truyền dạy, con nhóc thứ hai đến trường đang làm tôi lo lắng vì nó như là cái rốn của vũ trụ,ko vì thế lực của bố mẹ mà chỉ vì nó học tốt nên các thày cô yêu mến và nâng đỡ.Thật sự khi mỗi lần đọc tâm sự của các cụ (các cụ chủ yếu ở HN) mà vừa thêm buồn vì nghề của mình vừa tự hào về mảnh đất mình đang sống. (Nói thêm về chất lượng gd mà con tôi được hưởng để cccm hiểu: con lớn nhà tôi thi thử đề trường Am hay Khtn đều thừa, tiếng Anh khi vào đại học làm thày cô và bạn bè nể phục. Con nhỏ hiện nay chưa hề học thêm và bố mẹ ko dạy gì nhưng mọi môn học kể cả tiếng Anh khi về quê đều vượt xa trình độ học sinh giỏi của trường huyện Thủ đô)!
Chợt nghĩ, mong các cụ hiểu thêm chút cho các thày cô, tôi đi dạy 30 năm rồi lương ưu đãi vùng cao 12 triệu, chỉ đủ nuôi một đứa đang học đh còn mình thì...nhịn.Một gia đình giáo viên để có cuộc sống bề ngoài khác gia đình công nhân thì ở chỗ tôi mỗi tháng 4 người cũng cần ko dưới 20 triệu, ở nội thành HN thì cần nhiều hơn thế nhưng 2 vc gv lương hầu hết dưới 20 triệu, kém xa thu nhập gia đình công nhân, trong khi đó lãnh đạo là bọn dân chủ dở hơi, thấy kêu cái gì là cấm chứ quan tâm gì đến thực tế đâu.(Tôi bận rồi, hẹn các cụ tôi hầu chuyện tiếp sau!).
[/QUOTE]
Thực hiện lời hứa với cccm, lần duy nhất (đầu tiên và cuối cùng) tôi chia sẻ về nghề nghiệp của mình.
Tại sao 30 năm qua, tôi chỉ nhận lương mà vẫn hết lòng với sự nghiệp mình theo đuổi, nghe qua có thể là nghịch lý vì lương nhận từ bộ giáo dục của hai vợ chồng tôi thực tế chỉ đủ..tiêu vặt!Ko hề dạy thêm hay "tham nhũng" vì quà học sinh tặng ngày lễ ở miền núi ko thể bằng số tiền mua kẹo bánh để đón tiếp các em (thậm chí là mời cơm, đặc biệt là hs cũ)!
30 năm qua, vc tôi và đồng nghiệp như những "ông bà hoàng" ở đây, huyện miền núi nên hầu hết dân số đều học qua trường tôi dạy, vì thế từ chủ tịch hay bí thư huyện (thậm chí-đôi khi- tỉnh) trở xuống đều là học trò. Nhiều khi thật ngại khi đi mua bất cứ gì, từ mớ rau đến căn nhà đều được gọi là thày với giá ưu đãi! Mọi công việc liên quan đến chính quyền đều nhận được câu: Thày ngồi đây (một phòng của "sếp") còn mọi việc để em lo! Gia đình tôi đã đi qua các viện từ huyện đến trung ương (108, mắt TW, Tai mũi họng TW, Bạch mai..) đều một điệp khúc như thế, thậm chí cho đến hôm nay, chưa một lần vc tôi phải xếp hàng thanh toán viện phí, từ khi đến cổng viện đến khi ra về, bao giờ cũng có học trò lo hoặc cử người lo hết.
Chính vì thế, vc tôi vẫn sống và dạy các con sống theo quan điểm: Trao yêu thương để nhận lấy yêu thương. Chúng tôi tự hào đã luôn trao đi tất cả để nhận lại tất cả. Kể cả con tôi hôm nay học năm 3 một đại học ở HN, nó sống thế và vẫn đang nhận lại rất nhiều.
Tất nhiên, như tôi đã viết, đồng lương gv hơi ít để có thể sống mà trao đi trọn vẹn nên chúng tôi vẫn cần nhận lại, đó là danh tiếng, là các mối quan hệ, là kiến thức đã học, đã đọc... để có thể kiếm thêm thu nhập trang trải các nhu cầu. May mắn thay, chỉ danh xưng "thày giáo" đã giúp tôi tạo được niềm tin (và tôi tự hào luôn giữ được niềm tin ấy cho mọi người) trong rất nhiều những vụ đầu tư nho nhỏ mà vốn ko quan trọng bằng niềm tin và mối quan hệ.
Chính vì thế hệ tôi như thế nên thật đau lòng khi tôi chứng kiến thực tại hôm nay,niềm tin của xh với nghề giáo và niềm tin của đồng nghiệp tôi với học trò đã tổn hại tới mức ko thể cứu vãn.Nguyên nhân do đâu tôi có thể trả lời nhưng dài lắm nên thôi, chỉ nêu mấy ý nhỏ: Năm tôi học lớp 12, các thày cô tôi bắt bọn tôi đi học thêm để thi TN mà ko thu xu nào, tôi vô cùng ngạc nhiên khi vào ĐH, các bạn ở nội thành nói ngày lễ, chúng mang đường sữa và chân giò đến biếu thày cô (những năm 80 tk trước)! Tôi ra trường, hiệu trưởng trường tôi lui cui chở tôi về trung tâm tỉnh để xin cho tôi đi dạy,mọi chi phí ăn uống ông trả hết,tôi ko chi một xu nào trong khi đó ở HN một xuất đi dạy chi phí vài năm lương!
Nói đơn giản lại,theo tôi, trao đi để nhận lại.Cccm hãy xem các thày cô của con em cccm và cccm đã trao và nhận những gì sẽ hiểu tất cả thôi!
Thành thật xin lỗi cccm nếu những gì tôi chia sẻ làm phiền đến cccm!