Mỗi một vấn đề chung sẽ có những góc nhìn riêng của mỗi người, lãnh đạo cần có một cái nhìn tổng thể để ra quyết định, quyết định bất kỳ nào đó có thể sẽ ko có đúng sai mà chỉ là tốt hơn hay xấu hơn với số đông chứ ko bao giờ tốt với tất cả được.
Phần lớn các cụ trong thớt nhìn vấn đề dưới góc nhìn của dân Thủ đô,một thành phố lớn, vậy ở nông thôn HN, ở các tỉnh lẻ như thế nào, xin đóng góp với các cụ một góc nhìn:
Bỏ qua những năm 1990 trở về trước.
Những năm cuối 199x, sau giai đoạn giảng viên ĐH, sĩ quan quân đội bỏ về quê xin ruộng khoán kiếm gạo nuôi gia đình,giáo dục xuống đáy khi ko có học sinh, giáo viên giảm biên 1/3.Trường ĐH sư phạm TP HCM lấy 150 chỉ tiêu thì chỉ có gần 100 hồ sơ thi. Trường CĐSP tỉnh tôi lấy gần 200 thì chỉ vài chục hồ sơ thì giáo dục dần hồi phục, số hs tăng rất nhanh dẫn đến đầu vào các trường ĐH ngày càng khốc liệt.
Giai đoạn này một số ít hs muốn thi ĐH đến năn nỉ thày cô nhờ dạy thêm để thi các trường ĐH, tốt nghiệp nhà trường tổ chức ôn theo nhu cầu, hoàn toàn miễn phí.
đến đầu những năm 2010, khi làn sóng "xã hội hóa" thu tiền học sinh từ cơ sở vật chất, cây xanh, vệ sinh...bắt đầu bị chấn chỉnh, mất đi một nguồn thu lớn thì các trường bắt đầu tổ chức " phụ đạo" cho hs, mới đầu là các môn thi tốt nghiệp cho khối 12, học nâng cao cho lớp chọn các khối 10,11.Tất cả các khối học đều thu tiền, 70% cho người dạy, 30% cho csvc và quản lý.
Do các trường ganh nhau nên đối tượng "tự nguyện" học thêm tăng dần, đến những năm gần đây đã thành "giáo dục đại trà", tất cả học sinh đều phải "tự nguyện" học thêm các môn sẽ thi tốt ngiệp từ năm lớp 10 (c1,c2 thì là "môn chính" toán văn Anh từ lớp 1 và lớp 6).
Một ví dụ: F1 nhà tôi đội tuyển toán, hè lớp 7 làm đề toán vào 10 của các tỉnh thành phố đều trên 5 điểm nhưng đội tuyển của nó vẫn ko được miễn học toán đại trà buổi chiều (học lại sgk), cả trường năm vừa rồi có duy nhất nó dám bỏ ko học đại trà.Đứa lớn hồi học C3 ko đi học đại trà và do ko ai dám nói nó nên ở lớp nó các buổi học thêm văn, Anh tối đa chỉ có 1/4 hs đi học dù đóng tiền 100%, các lớp khác mà thiếu hs gv chủ nhiệm sẽ bị ... nên hầu như hs rất ít dám nghỉ.
Mức độ học thêm này tới mức khi chương trình mới thi tổ hợp, học sinh phải đăng ký học ôn môn thi ngay từ tuần đầu tiên lớp 10., Rất nhiều môn cười ra nước mắt khi tuần đầu tiên của năm học, môn GDCD, sử, địa... chỉ mới học 1 tiết đã ôn thi 2 tiết buổi chiều!
Hầu hết các trường ở khu vực hs đi học thêm tất cả các buổi chiều ở trường, trường lớn có nguồn thu nhiều tỷ từ học thêm này. 100% các thày cô dạy các môn thi TN đều có phần dạy lớp mình.
Tất cả hs muốn thi ĐH đều học tiếp ca 2, 3 do các thày cô mà chúng lựa chọn dạy ở nhà hoặc trung tâm.
Sau 29,bọn ôn thi ĐH chuyển hoàn toàn ra học ở các trung tâm vì các thày cô đều đã đầu quân hoặc tự mở các trung tâm.
Chỉ 1/4 gv các môn thi được các trung tâm mời dạy hoặc tự tin mở trung tâm, số còn lại đang chờ ...ngày xưa!
Chỉ 20% hs đăng ký học ở các trung tâm, vẫn là bọn đã đang học ca 2, ca 3.
Thay vì bỏ nhiều tiền để mua gói combo học nhiều môn giá rẻ thì bọn nhóc bỏ ít tiền mua đắt những gì chúng thích.
Thêm nữa chúng tiết kiệm được mấy buổi chiều quý giá ko phải đến trường ngồi ngủ gật.
Riêng nhóc nhà tôi đang khóc ròng, vì các trung tâm ko được dạy giờ hành chính nên thày giáo rảnh, bắt đội tuyển nó đến trường tất cả các buổi chiều để học (tất nhiên miễn phí)!