Cụ cho em ví dụ ở nước tiên tiến ợ? Nhật bổn? Đức? Anh thì em không dám nói, vì con em học cambridge suốt giai đoạn thcs. Học thêm hay không thì tiyf định hướng mỗi gia đình... nếu con nhận thức tốt, tư duy tốt nhưng chỉ muốn thi trường công tôp 2,3 thì không cần. Nếu muốn top 1 thì chắc chắn phải nỗ lực, và có đi học thêm, nếu muốn chuyên thì chắc chắn học thêm ác. Mà em cũng nói thêm, ở Đức nó phân hóa luôn từ c2... muốn học để học đại học thì vào một hệ, học để đi học nghề vào một hệ. Muốn chuyển hệ thì phải thi và thi lòi mắt, học cày vảy. Còn ý, pháp... em chưa biết.
Cụ thẩm các kiểu gọi là "học thêm" của người ta nhé. Và nhớ là đọc cho thật kỹ vào để hiểu cái gọi là "học thêm" của người ta (nhiều người không hiểu tử học thêm là gì).
"Thật ra ở Pháp, họ không có từ ngữ riêng để chỉ
học thêm, họ không hiểu học thêm là gì và em đã phải cố gắng giải thích khá nhiều để truyền đạt ý nghĩa của từ này.
Việc học thêm tại đây cũng có nhưng sẽ diễn ra với hình thức khác so với ở Việt Nam. Một là diễn ra tại trường vào cuối tuần, giáo viên sẽ trích ra khoảng 2 tiếng để hỗ trợ cho nhóm học sinh chưa theo kịp các bạn trên lớp.
Hai là học thêm ở trung tâm, thường là những cơ sở
kinh doanh hỗ trợ cho những người có nhu cầu học nâng cao các kiến thức trong lĩnh vực cụ thể mà họ mong muốn", Nguyễn Thị Ngọc Dung (du học sinh tại Pháp) chia sẻ."
(Dân trí) - Vấn đề học thêm luôn tồn tại song hành với giáo dục chính khóa. Thực tế, ở các nước tiên tiến có việc học thêm, dạy thêm nhưng khác hẳn về tính chất, quy mô so với ở Việt Nam.
dantri.com.vn
"Chị Linh cho biết, việc cho con đi học thêm ngoài giờ chính khóa cũng phổ biến với phụ huynh Mỹ, nhưng học sinh thường chú trọng phát triển năng lực cá nhân thông qua các lớp nghệ thuật,
thể thao, kỹ năng sống... Còn tại trường, giáo viên không được dạy thêm cho học sinh của mình vì bị xem là xung đột lợi ích và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. "Nếu muốn tạo thêm thu nhập, thầy cô phải thực hiện những công việc khác như bán tài liệu cho đồng nghiệp", nữ phụ huynh chia sẻ. "
"Tương tự Mỹ, Canada cũng không tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH và dân bản xứ không đặt nặng khái niệm phải học ĐH, theo quan sát của chị Nguyễn Thị Thanh Hương, phụ huynh có 2 con hiện đang sống tại TP.London (Ontario). Tại khu vực nơi chị Hương sinh sống, các trung tâm không dạy thêm những môn trong chương trình chính khóa mà chủ yếu bồi dưỡng nghệ thuật và năng khiếu. "Ở trường của các con tôi, thầy cô cũng không tổ chức dạy thêm cho học sinh", chị Hương kể. "
"Ở New Zealand, ông Mike Ellett, Giám đốc quốc tế Wellington College, một trường trung học công lập dành cho nam sinh tại TP.Wellington, chia sẻ với
Thanh Niên rằng học sinh có thể đến thư viện trường vào mỗi
mùa thi để được giáo viên ôn tập cũng như trả lời các câu hỏi, tất cả hoàn toàn miễn phí. Thời gian trên lớp, học sinh cũng được kiểm tra, đánh giá thường xuyên và nhận hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên nếu gặp khó trong việc học. Và không chỉ ở trường công mà các trường tư như King's College (TP.Auckland) cũng có các hoạt động này. "
Việc dạy thêm, học thêm nhìn chung là một hoạt động giáo dục phổ biến ở các quốc gia, song mỗi nơi lại có mục đích khác nhau tùy theo hệ thống giáo dục và cách tuyển sinh ĐH.
thanhnien.vn