[Funland] Cùng thảo luận về vấn đề Học và Dạy thêm

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,967
Động cơ
1,835,168 Mã lực
Sau 5/9 khó nhìn mặt cô phết nếu ko đk đi học hè :D
em nghĩ nhiều khi các cụ PH cứ thàn hồn nát thần tính thế thôi, chứ cô thầy nào nó thèm trù úm hs chỉ vì ko đăng kí những thứ phong trào đó. thầng con em từ tiểu học đến giờ mọi thứ mà mọi người hay gọi là ép như học thêm, mua báo vvv nó thích thì em cho nó đăng kí, nó chán em cho nó nghỉ, chả thấy ai ghét bỏ cạnh khoé gì con em cả
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,883
Động cơ
676,585 Mã lực
mức 3tr/tháng nó chỉ đúng = học phí của 1 cháu mẫu giáo thôi thì có gì mà cao mợ
việc học thêm này e nghĩ là ko bắt buộc nên mợ có thể ko cần đk cho con :)
3 triệu gồm cả tiền ăn, nếu ko ăn ở trường thì cũng phải ăn ở nhà chứ có nhịn ăn đâu.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
7,397
Động cơ
380,820 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Chào các cụ,
Em có ku con giai đang học cấp II công lập 1 trường ở Quận Thanh Xuân. Nhà trường mở câu lạc bộ học tập (một cách gọi khác của việc mở lớp dạy thêm), học ngay tại trường 4 môn Toán - Văn - Anh - KHTT.
Tiền học Câu lạc bộ như sau:
1 tháng :
- Văn / 500k / 1 tháng ( 8 buổi )
- Toán / 500k / 1 tháng ( 8 buổi )
- Anh / 250k / 1 tháng ( 4 buổi )
- KHTN / 260k / 1 tháng ( 4 buổi )
Tổng : 1.510.000đ / 1 tháng.
Nếu tính tất tần tật cả tiền học phí, tiền bán trú, tiền ăn, tiền quỹ thì trung bình mỗi con tầm hơn 3 triệu/tháng.
Cá nhân em thấy mức này đang cao hơn so với mặt bằng các trường công lập. Và theo em biết chính sách của Bộ giáo dục là ko cho tổ chức dạy thêm, học thêm. Vậy ko hiểu sao nhà trường có thể công khai mở lớp như vậy.
Các cụ/mợ có con đang học cấp 2 trường công như con em, cho em hỏi tình hình dạy thêm và mức học phí dạy thêm ở các trường khác là như nào ah?
Em cám ơn!
Nhóc nhà em mà học thêm ở lớp thì cũng chi phí như trên. Nếu học thêm ở ngoài thì chi phí gấp 3 là 4,5tr. Cấp 2 cuối cấp mà không học thêm thì khó thi được lên cấp 3 như mong muốn. Cày thôi cụ/mợ :)
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
6,032
Động cơ
709,055 Mã lực
em nghĩ nhiều khi các cụ PH cứ thàn hồn nát thần tính thế thôi, chứ cô thầy nào nó thèm trù úm hs chỉ vì ko đăng kí những thứ phong trào đó. thầng con em từ tiểu học đến giờ mọi thứ mà mọi người hay gọi là ép như học thêm, mua báo vvv nó thích thì em cho nó đăng kí, nó chán em cho nó nghỉ, chả thấy ai ghét bỏ cạnh khoé gì con em cả
Đúng đấy cụ, hồi lớp 1 cô con em bảo sao ko đăng ký báo, em bảo : nó đã biết chữ đâu mà đọc, cô cũng công nhận vì em nói thật nên ko thuyết phục nữa.
 

Mẹ Kún

Xe tải
Biển số
OF-447858
Ngày cấp bằng
24/8/16
Số km
311
Động cơ
210,625 Mã lực
này mà cháu nó vào đh thì mợ định tính kiểu gì :)
đh giờ tự chủ học phí hết dồi :D
Đại học lại là bài toán khác cụ ah. Không thể so sánh như thế được. Em chỉ muốn tham khảo mặt bằng các trường khác ra sao, chứ cùng trường cấp 2 công lập ở quận Thanh Xuân, con bạn em ko phải đóng 1 đồng nào tiền học thêm. Nhà trường tự mở lớp bồi dưỡng cho các bạn học yếu kém ko thu tiền. Tổng đóng 1 tháng lúc nào cũng dưới 2 triệu cụ ah.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,549
Động cơ
495,389 Mã lực
Đại học lại là bài toán khác cụ ah. Không thể so sánh như thế được. Em chỉ muốn tham khảo mặt bằng các trường khác ra sao, chứ cùng trường cấp 2 công lập ở quận Thanh Xuân, con bạn em ko phải đóng 1 đồng nào tiền học thêm. Nhà trường tự mở lớp bồi dưỡng cho các bạn học yếu kém ko thu tiền. Tổng đóng 1 tháng lúc nào cũng dưới 2 triệu cụ ah.
Thanh Xuân Trung phải ko mợ? Còn trường thu ít kí là Ng Quý Đức phỏng
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,967
Động cơ
1,835,168 Mã lực
Vâng, chắc do em thu nhập thấp nên thấy tiền học cấp 2 công lập hơn 3 tr là cao cụ ah.
mợ nên hiểu rõ trường công lập của con mợ học là trường CLC hay trường thường, nếu là trường CLC thì học phí thế còn là ít đấy, con em học Cầu giấy, là trường CLC tự chủ thì hp tầm 2.8 củ, định hướng sang năm 3.3 củ, nhưng thấy bảo n ăm nay ko tăng, đó là riêng hp thôi, chưa bao gồm bán trú.
còn nếu là trường thường thì hp và bán trú thế cũng hơi cao, nhưng nếu đó là mợ đăng kí full luôn các buổi học thêm dưới danh nghĩa CLB, nếu cả học thêm thì thế cũng là bt, đúng quy định: ăn bán trú tầm 1củ, CLB củ rưỡi, ba thứ linh tinh nước nôi, phí vệ sinh vvv thì thế cũng bình thường
 

Crocodile Post

Xe hơi
Biển số
OF-738982
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
103
Động cơ
63,906 Mã lực
500k/môn 8 buổi/tháng là hợp lý. Con em năm ngoái học 600k nhưng chia đôi lớp mỗi buổi 15-20 cháu.
 

mr MinhToong

Xe tải
Biển số
OF-756506
Ngày cấp bằng
5/1/21
Số km
397
Động cơ
51,426 Mã lực
Nơi ở
HN
Em ở Q Nam Từ Liêm, trường con em tổ chức học thêm buổi chiều ở trường cho 3 môn (T,V,A), học phí 13K/tiết. Nói chung tiền học thêm 1 tháng chưa đến 1 triệu.
 

Luxipe

Xe hơi
Biển số
OF-640130
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
182
Động cơ
113,990 Mã lực
Thật ra e thấy tiền học ở trường công chả đáng bao nhiêu, con nhà e học cả clb, ăn bán trú và học tiếng anh với người nước ngoài rồi cả tiếng Nhật mà mới có tầm 2,2tr/ tháng. E thấy tốn nhất là tiền học thêm thôi, k học thêm ngoài thì khó thi C3 top, mà học thêm ngoài trung bình 200-250-300k/ buổi/ môn.
 

xukute

Xe tăng
Biển số
OF-301471
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
1,894
Động cơ
135,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con em còn phải học ngoài chương trình (bắt buộc) mấy môn: STEM, Toán tiếng Anh Ismart, tiếng Nhật, tiếng Anh liên kết. Tổng mấy chương trình này là 1,2tr/tháng (thực sự bổ ích thì em nghĩ có môn tiếng Nhật, còn lại ko rõ hiệu quả ntn). Chưa tính học thêm, học phí, bán trú....
Tính ra cũng cỡ 2tr/tháng chưa có học thêm các môn T,V,A bên ngoài.
Trung bình khoảng 4tr/th.
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,354
Động cơ
985,047 Mã lực
Trừ khi nhà không có điều kiện thì thôi chứ có điều kiện thì nên cho học. Học thêm theo lớp cũng có cái lợi là con làm bài tập luôn trên lớp học thêm về nhà đỡ phải làm.
 

Giang kính

Xe buýt
Biển số
OF-19402
Ngày cấp bằng
2/8/08
Số km
614
Động cơ
454,056 Mã lực
Nơi ở
Thà chết không khai...
Thu nhập của thầy cô giáo cấp 2 (các môn chính) ko hề thấp, nên giờ họ cũng ko quá ép buộc học sinh học thêm đâu. Chi phí học thêm ở trường thường là thấp (dưới 100k/buổi/học sinh) và thầy cô cũng ko được hưởng 100% số tiền này.
Nhiều người có chung suy nghĩ như mợ chủ thớt, em cũng đã từng, nhưng sau 4 năm cấp 2 của cu lớn em tham gia ban phụ huynh thì em thấy việctoor chức học thêm ở trường ko phải 100% là vì mục đích kinh tế
 

khanhtb

Xe điện
Biển số
OF-92294
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
2,556
Động cơ
451,817 Mã lực
trường công sao dạy thêm toán văn tại trường đc, vô lý,trường công e thay học ngoài giờ chỉ các môn am nhạc,võ vẽ,cầu lông....
 

Cuaoctom

Xe hơi
Biển số
OF-815545
Ngày cấp bằng
8/7/22
Số km
168
Động cơ
11,127 Mã lực
Em thấy nhà trường mở clb kia, mình có thể cho con ko tham cũng được mà. Và e thấy mức phí kia 500k/8 buổi là quá hợp lý.

Được gửi từ iPhone - Otofun
F1 nhà cháu vừa học hết cấp 2 trường công quận Hoàng Mai. Cháu được biết bộ vẫn cho nhà trường mở lớp học thêm và giới hạn số tiết học của từng môn. Ngoài ra nhà trường có mở CLB các môm giá 40k/tiết . Nhà cháu cho f1 tự lựa chọn cần học thêm môn gì. Đến năm lớp 9 thì học đủ hết các CLB . Sau khi thi tốt nghiệp xong học CLB 3 môm ôn thi vào 10 giá 60k/tiết hơn tháng ôn thi nhà hết gần 6tr. Chính sách giáo dục là thế nhưng bản thân cô chủ nhiệm vân khuyên bố mẹ cho con đi học thêm cả học thêm ngoài đặc biệt là tiếng anh . Con nhà cháu học lớp cuối của khối có 40bạn thì có 20bạn ông thi vào 10 chỉ có 10 bạn đỗ công lập. Con nhà cháu 4 năm đều là hs giỏi của lớp thấy con học cũng tốt nhiều lúc thấy con học nhiều quá cháu bảo con nghỉ học thêm thì con lại bảo cô toàn dạy kiến thức mới, nâng cao lúc học thêm nghỉ học lại ko theo kịp
 

mr MinhToong

Xe tải
Biển số
OF-756506
Ngày cấp bằng
5/1/21
Số km
397
Động cơ
51,426 Mã lực
Nơi ở
HN
trường công sao dạy thêm toán văn tại trường đc, vô lý,trường công e thay học ngoài giờ chỉ các môn am nhạc,võ vẽ,cầu lông....
Không rõ các quận khác thế nào, riêng quận NTL các khối 8,9 chỉ học 1 buổi sáng (khối 6,7 học 2 buổi, được nghỉ thứ 7), buổi chiều các con có thể nghỉ học hoặc tham gia học tăng cường tại trường, học phí theo quy định của phòng (13k/tiết) và giáo viên tham gia dạy cũng được cấp phép của phòng GD, số học sinh cũng không được quá 20. Như vậy có thể thấy tổ chức học tại trường rẻ hơn rất nhiều so với học bên ngoài.
 

QL1A

Xe hơi
Biển số
OF-555565
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
116
Động cơ
153,716 Mã lực
Tiền ăn, tiền bán trú cụ nên tách riêng, ko tính vào chi phí học tập.
Nếu con cụ học tốt thì theo em ko cần học thêm vì vào cấp 3 là các cháu phải thi chứ ko phải xét học bạ, cô có trù dập mà cho điểm thấp nhưng cháu học giỏi thì vẫn vào dc trường cấp 3 tốt.
Không bắt buộc, khả năng là tự nguyên trên tình thần bắt buộc. Không đi học thì thầy cô trù dập, mà cái kiểu bị trù dập, nhiều khi cũng ảnh hưởng đến tâm lý họp tập của trẻ lắm cụ.
 

tototata

Tháo bánh
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
734
Động cơ
2,381 Mã lực
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"


Em xin bổ sung 1 số vấn đề tránh các cụ hiểu nhầm:
+ Ở đây kg phân biệt công tư, chỉ nhấn mạnh vấn đề ép học thêm ở trường theo lối đơn tự nguyện. Sẽ có sự phân biệt, đối xử hay trù dập với những hs khác biệt.
+ Học ở trường có thể là chưa đủ và học thêm, học phụ đạo, gia sư kèm tại nhà em hoàn toàn không phản đối. Nhưng học sinh phải là người tự chọn học của ai và học ở đâu. Bị bắt học ở trường rồi thì thời gian đâu để đi học chỗ khác học sinh thấy hiệu quả hơn.
+ Đây là hiện tượng phổ biến dai dẳng hàng chục năm. Một vài cụ không gặp em cho là cá biệt và may mắn.

(Dân trí) - Bức xúc vì phải "tự nguyện" đăng ký học phụ đạo, áp lực khi cả lớp đi học thêm còn con mình thì không, nhiều phụ huynh đã chuyển con từ trường công sang trường tư, chấp nhận trả học phí cao hơn.

Giáo viên vô tình hoặc cố ý tạo áp lực

Hết kỳ nghỉ hè vừa qua, con trai chị Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội) lên lớp 8, chị quyết định chuyển con từ một trường công sang trường tư. Trước đó, vợ chồng chị đã bức xúc vì những bất công ở trường công trong nhiều năm liền.
Chị Thủy cho biết, khi học ở trường công, con chị phải đi học phụ đạo ở trường vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Bức xúc hơn cả là ngoài học thêm ở trường, con chị và nhiều bạn khác phải chịu áp lực "không học thêm là không yên".
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì không học thêm là không yên - 1

Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên" (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đầu năm học nào giáo viên chủ nhiệm cũng gửi mẫu đơn xin học phụ đạo hoặc trái ca vào nhóm lớp, nhắc phụ huynh viết tay và nộp vào buổi họp đầu năm, ngoài ra không giải thích gì thêm. Lúc có phụ huynh thắc mắc, cô giáo mới nói đây là lịch học tự nguyện.
"Cô không quên nhấn mạnh là cả lớp đã đăng ký, con nên học phụ đạo để củng cố kiến thức. Dù không định phản đối học phụ đạo nhưng tôi cảm giác con mình bị bắt buộc học trên tinh thần tự nguyện", chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, mỗi tháng, con phải học hơn 60 tiết vào buổi chiều. Tiền học phụ đạo hơn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhà trường còn phát sinh thêm tiết học câu lạc bộ. Có lần, chị Thủy gợi ý con nghỉ học câu lạc bộ nhưng thằng bé bảo không được, vì giáo viên chủ nhiệm thường thay tiết học này bằng tiết dạy bù, ôn tập.
Khó chịu vì con phải "tự nguyện" học phụ đạo quá nhiều đã đành, điều khiến chị không chấp nhận được là áp lực học thêm mà thầy cô tạo ra cho phụ huynh và học sinh. Đa số thầy cô của con đều mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ngang nhiên động viên phụ huynh cho con đi học thêm, giao bài tập ở lớp học thêm ngay trong nhóm chat chung của lớp chính khóa.
Gần 2/3 học sinh trong lớp đi học thêm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh với thầy cô dạy chính khóa. Chị Thủy không cho con trai học thêm vì cho rằng con học phụ đạo buổi chiều là quá đủ.
"Tuy nhiên, con không học thêm là không yên. Bất cứ thông báo gì về lịch học, chương trình ôn tập trước kỳ thi hay điểm số của các con ở lớp học thêm đều được các thầy cô thông báo vào nhóm chat chung của lớp chính khóa. Thỉnh thoảng, thầy cô lại nhắn tin động viên cha mẹ cho con đi học thêm. Lý do là chương trình ngày càng khó, sắp tới kỳ thi và cả lớp đều học thêm.
Tôi không dám khẳng định là con không học thêm sẽ bị thầy cô trù dập, nhưng giáo viên dù vô tình hay cố ý bàn chuyện học thêm trong nhóm lớp chung đã tạo áp lực, khiến nhiều phụ huynh phải "cắn răng" cho con đi học. Trong đó, nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn", chị Thủy bức xúc.
Giáo viên vô tình hay cố ý cũng tạo áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học thêm (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Phải chứng kiến những bất cập trên, đúng lúc kinh tế gia đình khá giả hơn, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang trường tư thục.
Theo chị Thủy, con sang trường tư không có nghĩa là được học ít hơn ở trường công. Con vẫn phải học vào các buổi chiều nhưng phần lớn là tiết tiếng Anh, con được tự chọn các môn thể thao, nghệ thuật để học.

Quảng cáo của DTads

"Vì con đã được học nhiều các môn tiếng Anh, thể thao, âm nhạc ở trường nên tôi không cần cho con đi học thêm ở ngoài. Thoải mái hơn là không có chuyện học phụ đạo tự nguyện trên tinh thần bắt buộc như ở trường công, cũng không thầy cô nào đề cập đến việc học thêm ngoài nhà trường", chị Thủy nói.
"Chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử
2 năm trước, chị Vũ Thị Đào (Hà Nội) cũng đã chuyển con gái từ một trường công sang trường tư. Mục đích là giúp con "chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử.
Chị Đào nhớ lại, khi còn học ở trường công, con gái chị rơi vào cảnh sợ học. Lý do là con phải học từ sáng đến tối, từ ở trường đến lớp học thêm. Buổi tối, con phải thức đến nửa đêm để hoàn thành bài tập chính khóa và luyện đề của thầy cô dạy thêm giao.
Ngày nào không đi học thêm, con thường chỉ phải dành 1,5-2 tiếng mỗi buổi tối để làm bài tập. Nếu học thêm, 7 rưỡi tối con mới về đến nhà, ăn cơm, tắm rửa xong là 8 giờ hơn. Con ngồi vào bàn học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ ngơi vì bài tập ở lớp học thêm còn nhiều hơn bài tập trên lớp.
"Học buổi chiều ở trường đã mệt, con còn phải học thêm 5 buổi tối/tuần. Đề cương, đề thi thử chất đống trên bàn học. Việc học thêm cướp hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí khiến con sợ học. Ngày trước, không ít lần con xin bố mẹ cho nghỉ học thêm", chị Đào nói.
Những em không đi học thêm thường được thầy cô "quan tâm" gọi trả bài (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo chị Đào, ở trường công, điều khiến chị bất bình nhất là việc thầy cô có sự phân biệt giữa học sinh đi học thêm với phần còn lại.
Năm con gái lên lớp 6, giữ quan điểm từ ngày con học tiểu học, chị Đào chỉ cho con học thêm tiếng Anh với gia sư, nói không với các môn khác. Trong khi đó, có tới hơn nửa lớp chọn học thêm toán, ngữ văn, tiếng anh với các thầy cô dạy chính khóa.
Kết quả là cả năm lớp 6, con gái chị và phần lớn những bạn không đi học thêm luôn đứng ở nửa dưới của bảng điểm các môn trên.
Ở môn ngữ văn, điểm thi của những bạn không học thêm không đến nỗi kém, con chị Đào luôn được điểm khá nhưng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại thấp hẳn so với phần còn lại. Đây cũng là những học sinh được cô "quan tâm" gọi lên bảng trả bài nhiều nhất.
Đáng nói, ở môn toán, đề cương ôn tập được giáo viên phát cho cả lớp. Tuy nhiên, thầy giáo chỉ chữa đề cương chi tiết ở buổi học thêm, các em không đi học thêm chỉ được chấm điểm chứ không được chữa trong buổi học chính khóa. Vì vậy, điểm môn toán cũng có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm đối tượng.
"Hết năm lớp 6, gần như cả lớp phải đăng ký học thêm. Nhiều phụ huynh "nói nhỏ" với nhau rằng cho con học thêm để được yên thân. Nếu không thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô nhắc tên trong nhóm chat hoặc trong cuộc họp phụ huynh hết vì lý do này đến lý do khác. Tôi cũng không thể làm ngơ nên buộc phải cho con đi học với các bạn.
Bi hài hơn là tôi phải cho con học thêm tiếng Anh cùng lúc với cô chủ nhiệm và gia sư. Học với giáo viên chủ nhiệm để lấy lòng cô, còn học với gia sư để lấy kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho con", chị Đào nói.
Gia sư tiếng Anh cũng chỉ ra đa số tài liệu ở lớp học thêm của con đều có sẵn trên mạng. Cô chủ nhiệm chỉ biên soạn lại thứ tự rồi in ra, phát cho học sinh.
Sau 2 năm chuyển con sang trường tư, chị Đào không hối hận. Vào giờ tan học, con gái chị không còn phải tập trung với các bạn ở cổng trường công để chờ giáo viên dẫn đến lớp học thêm. Phụ huynh nào muốn cho con học thêm có thể tự do lựa chọn thầy cô ngoài nhà trường. Chị Đào chưa bao giờ nghe giáo viên trường tư đề cập chuyện học thêm.
"Bài tập về nhà của con ở trường tư cũng nhiều không kém trường công. Tuy nhiên, con không phải làm đủ loại bài nâng cao, đề cương ở lớp học thêm như trước. Từ khi con học trường tư, tôi không thấy con phải ngồi vật vờ bên bàn học đến tận nửa đêm", chị Đào cho biết.
Cũng chuyển con từ trường công sang trường tư, anh Nguyễn Duy Phương (Hà Nội) so sánh, lớp học ở trường công có tới 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể quan tâm đến từng em. Trong khi đó, khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu dạy và học thêm là dễ hiểu.
"Việc giáo viên trường công có mức lương thấp cũng khiến các thầy cô phải dạy thêm, thậm chí tạo áp lực để buộc phụ huynh cho con học thêm. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc này, đây cũng là lý do tôi chuyển trường cho con.
Ở trường tư, lớp của con tôi chỉ có 20 học sinh nhưng mỗi môn học có từ 2-3 giáo viên. Giáo viên chính, trợ giảng và một giáo viên hỗ trợ chuyên kèm học sinh yếu. Dường như các dịch vụ học tập, trải nghiệm, vui chơi đều được gói gọn trong nhà trường. Chuyển con sang trường tư, tôi nhẹ nhõm hẳn vì không phải lo chạy đua cho con đi học thêm", anh Phương nói.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Trưa nghỉ ngơi vào dantri đọc được bài này mà xót các con quá. Xem phần comment cũng nhiều ý kiến.
Cccm có trong trường hợp này không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top