[Funland] Cùng nhau giải cứu BĐS nào!

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,709
Động cơ
5,177,826 Mã lực
Đây là VN. Tỷ giá của VN tương đối ổn định cụ nhé. Cụ đừng vẽ hươu vượn sang Mỹ Châu Âu làm j. Cung tiền bơm ra thị trường qua nhiều năm cụ lên tổng cục thống kê hoặc số liệu trên gg. Rõ mồn một là bn năm in tiền ra mà cụ còn ko thừa nhận? E bảo r, cụ cứ thử đưa ra quan điểm xem tiền đổ vào đâu khi bds coi như ko tăng trong bn năm qua đi. E cũng muốn xem ý kiến các cụ xem tiền nó đổ vào đâu?
Bó tay với cụ luôn. Xem lại cách đọc và hiểu nội dung người khác viết ntn hãy còm cụ ah!
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,017
Động cơ
313,004 Mã lực
Bó tay với cụ luôn. Xem lại cách đọc và hiểu nội dung người khác viết ntn hãy còm cụ ah!
Quả BĐS hấp thụ làm phát thì em chịu luôn. Chỉ có thể nói BDS chịu tác động ntn từ lạm phát thôi chứ ai lại nói BDS lại hấp thụ lạm phát. Thế người bán BDS xong tiền đem chôn xuống đất hay sao mà hấp thụ lạm phát. Khi lạm phát do vđ chi phí nguyên liệu tăng hay do các bất ổn... dẫn đến cung khan hiếm, người ta thường đi mua đất đai để giữ tài sản,... tức là BDS chịu tác động từ lạm phát, chứ hấp thụ cái gì đâu.
 

casauking

Xe tăng
Biển số
OF-190696
Ngày cấp bằng
21/4/13
Số km
1,820
Động cơ
350,492 Mã lực
E thấy do sự yếu kém của cơ chế chính sách quản lý nhà nc thôi. Bên sing họ làm khá tốt, nhà ở xã hội họ tốt, giá phải chăng, dc vay ưu đãi lãi có 1,2% trong 20,30 năm nên dù giá bds ở sing nhìn chung đắt đỏ nhưng mấy ai đầu cơ dc. Sắp tới có thể chính phủ học theo khi hướng dòng tiền bds vào phân khúc nhà ở xh, khi ấy ng thu nhập thấp cũng mua dc nhà nên mặc nhiên nhu cầu nhà ở sẽ thấp đi, sẽ bớt dc tình trạng ngáo giá do cầu vượt cung quá nhiều.
Em thì lại ko nghĩ CP sẽ học theo sing. Sing dân số rất ít tuy nhiên mức thu nhập đầu người lại rất cao. Người thu nhập thấp ở sing ko tương đồng với người thu nhập thấp ở VN. Việt Nam ngược lại dân số đông nhưng thu nhập lại quá thấp so với sing, vậy nên học theo mô hình singapore hầu như là ko khả thi.
Việt Nam hiện nay cũng như rất nhiều nước trên thế giới, gặp tình trạng khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Ở nước ngoài cũng vậy, ko phải ai cũng có nhà, chỉ có người có thu nhập tốt mới mua được nhà thôi, còn những ai thu nhập thấp muốn mua nhà thì phải về những vùng nông thôn giá nhà mới rẻ hơn, cũng như Việt Nam thôi. Ai nghèo quá thì chỉ có thuê nhà chứ chưa thể mua nhà ngay, chuyện rất bình thường cả ở các nước đã phát triển.

CÒn nếu nói về nhà ở xã hội thu nhập thấp thì hiện nay như chung cư ông thản hoặc chịu khó chạy ra xa chút vẫn có những chỗ tầm tiền loanh quanh 1 tỷ để mua. Ai phấn đấu được tầm tiền đó thì mua còn chưa phấn đấu được thì dĩ nhiên là đi thuê nhà tiếp. Không có một chính sách nào có thể đáp ứng được cho người nghèo có thể mua nhà, kể cả là những nước phát triển như anh mỹ bây giờ cũng không có đâu.

Ngoài ra, giá nhà cho người thu nhập thấp có hạ thì giá biệt thự, giá liền kề cũng ko thể hạ theo vì nó là 2 cái phân khúc khác nhau hoàn toàn. Nhà biệt thự nhà liền kề ko dành cho người nghèo, người có thu nhập thấp vậy nên em nghĩ chuyện làm nhiều NOXH mà mong giá nhà giảm thì sẽ chỉ giảm ở riêng phân khúc NOXH thôi chứ các phân khúc cao hơn nó ko ảnh hưởng đến được. NOXH nó ko phải là 1 sản phẩm thay thế cho biệt thự, liền kề để mà người giàu có thể chọn lựa khi đi mua nhà.
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,136
Động cơ
227,029 Mã lực
Tiền bơm ra bn năm vì lý do nọ kia đều chảy vào bds đó cụ. Tiền bơm ra nhiều ô thì đầu tư, đầu cơ mua đất, mua mua bán bán rồi giá nó tăng.
Hoặc tiền bơm ra có ô dùng để sxkd, có lời lãi lại đi mua đất (mua để đấy hoặc cũng là đầu tư), khi nào đc giá thì bán. Cũng đẩy giá bds lên.
Lạm phát tiền bơm ra thị trg nhiều và liên tục qua các năm. Giá trị bds đc coi là lớn nên nó hút rất nhiều tiền ngoài thị trường vào.
Nếu cùng 1 lượng tiền đó đổ vào bds, nó lại đổ sang thuốc thang, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu dùng... Cũng sẽ xuất hiện hiện tượng đẩy giá, gom hàng, đầu cơ, trục lợi như bds thôi. Mấy loại hàng hoá thiết yếu như thuốc thang, thực phẩm nó mà đội giá lên như bds thì cụ thử nghĩ xem dân thường, dân lao động có mua nổi ko? Sống sao đc --> dẫn đến các tệ nạn bất ổn xã hội thôi
Vấn đề là kiểm soát giá của các mặt hàng kia nó khác và dễ hơn BĐS, cũng như tác hại của BĐS đến kinh tế vĩ mô nhiều hơn mấy mặt hàng kia cụ ạ. Vậy nên không cần so sánh làm gì, hãy coi BĐS và tài chính là 2 mảng lớn cần có cơ chế kiểm soát mạnh mà thôi, không cho nó nổ và cũng không để nó chết vì nó chẳng bao giờ chết. Đưa nó về giá trị thực và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của KT-XH cho đa phần người dân được hưởng lợi
 

muabenem123

Xe lăn
Biển số
OF-321597
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
10,699
Động cơ
362,264 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, ta còn em hàng phố cũ rêu phong...
Bó tay với cụ luôn. Xem lại cách đọc và hiểu nội dung người khác viết ntn hãy còm cụ ah!
Quả BĐS hấp thụ làm phát thì em chịu luôn. Chỉ có thể nói BDS chịu tác động ntn từ lạm phát thôi chứ ai lại nói BDS lại hấp thụ lạm phát. Thế người bán BDS xong tiền đem chôn xuống đất hay sao mà hấp thụ lạm phát. Khi lạm phát do vđ chi phí nguyên liệu tăng hay do các bất ổn... dẫn đến cung khan hiếm, người ta thường đi mua đất đai để giữ tài sản,... tức là BDS chịu tác động từ lạm phát, chứ hấp thụ cái gì đâu.
Bn lô đất mua để đó của người nọ người kia hay của chính các cụ thì người ta lấy cái j đổi để đc lô đất đó. Ko là tiền thì là j. Ko lẽ lấy lá đa lá mít để đổi. Ko biết bao nhiêu tiền đang nằm trong bds. Đất các cụ đang có cũng ko phải là TIỀN của các cụ bỏ ra mua à?
Các cụ bảo bds hấp thụ tiền lạm phát là lý lẽ của bọn buôn đất thì e cũng chỉ hỏi lại các cụ xem nếu tiền ko ở trong đất thì nó ở đâu? Đơn giản thế thôi mà các cụ phân tích vi vĩ mô khiếp quá
 

muabenem123

Xe lăn
Biển số
OF-321597
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
10,699
Động cơ
362,264 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, ta còn em hàng phố cũ rêu phong...
Vấn đề là kiểm soát giá của các mặt hàng kia nó khác và dễ hơn BĐS, cũng như tác hại của BĐS đến kinh tế vĩ mô nhiều hơn mấy mặt hàng kia cụ ạ. Vậy nên không cần so sánh làm gì, hãy coi BĐS và tài chính là 2 mảng lớn cần có cơ chế kiểm soát mạnh mà thôi, không cho nó nổ và cũng không để nó chết vì nó chẳng bao giờ chết. Đưa nó về giá trị thực và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của KT-XH cho đa phần người dân được hưởng lợi
Thì từ trc đến h bds và tài chính vẫn đc Chính phủ coi là quan trọng nên nó mới có sự biến động mạnh và kiểm soát đó cụ. Còn đưa nó về giá trị thực theo giai đoạn cho dân đc hưởng lợi như cụ nói thì như e đã nói từ rất lâu trên này r. Là hãy để dân hưởng lợi từ những mặt hàng thiết yếu trước rồi hãy quan tâm đến bds. Vì có đưa bds về giá trị thực giảm 50% đi nữa thì đa phần dân số cũng ko mua đc đâu. Cái cần thiết là ổn định và giảm giad các mặt hàng thiết yếu, cái mà gần như 100% dân số phải dùng, từ đại gia đến dân đen.
Nếu ko kiềm chế đc lạm phát các mặt hàng thiết yếu thì nhiều người dân lao động còn ko đủ cân đối cuộc sống và cho con cái đi học đâu. Nói về an sinh xh thì dẹp bds đi cụ ạ.
 

ManPlus

Xe tải
Biển số
OF-744452
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
423
Động cơ
63,596 Mã lực
Tuổi
31
Bó tay với cụ luôn. Xem lại cách đọc và hiểu nội dung người khác viết ntn hãy còm cụ ah!
Cụ cãi làm gì, cái lý thuyết đấy là từ "thầy A7" ra ấy mà.
Em ko thể hiểu nổi người ta cho rằng tiền đổ vào BĐS có nghĩa là làm giảm cung tiền (hoặc theo ngôn ngữ của họ là giảm lượng tiền bơm ra), em cười ko nhặt được mồm.
Ông A cứ cho là đc hưởng lợi từ tiền bơm ra đi, ông dùng tiền mua BĐS của Ông B, ông B có tiền thì làm gì? chuyển ra nước ngoài? nộp vào kho bạc? Ko hề, B vẫn dùng tiền làm cái gì đấy (mua BĐS tiếp, sxkd, tiêu dùng thả ga...) tức là tiền nó vẫn ở trong lưu thông (và vẫn làm tăng lạm phát, trong TH bơm tiền thì là lạm phát cầu kéo, tức là dân tiền nhiều, nhu cầu hàng hóa, dv tăng --> cầu tăng nhanh hơn cung). Tiền chỉ giảm khi NHNN chủ động đưa ra các chính sách tài khoa/ tiền tệ để làm giảm cung tiền đi.
Vậy mà dân BĐS tin và đi truyền bá như một phát kiến kinh tế mới :))
 

ManPlus

Xe tải
Biển số
OF-744452
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
423
Động cơ
63,596 Mã lực
Tuổi
31
Đây là VN. Tỷ giá của VN tương đối ổn định cụ nhé. Cụ đừng vẽ hươu vượn sang Mỹ Châu Âu làm j. Cung tiền bơm ra thị trường qua nhiều năm cụ lên tổng cục thống kê hoặc số liệu trên gg. Rõ mồn một là bn năm in tiền ra mà cụ còn ko thừa nhận? E bảo r, cụ cứ thử đưa ra quan điểm xem tiền đổ vào đâu khi bds coi như ko tăng trong bn năm qua đi. E cũng muốn xem ý kiến các cụ xem tiền nó đổ vào đâu?
In tiền và bơm tiền hoàn toàn khác nhau =))
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,017
Động cơ
313,004 Mã lực
Cụ cãi làm gì, cái lý thuyết đấy là từ "thầy A7" ra ấy mà.
Em ko thể hiểu nổi người ta cho rằng tiền đổ vào BĐS có nghĩa là làm giảm cung tiền (hoặc theo ngôn ngữ của họ là giảm lượng tiền bơm ra), em cười ko nhặt được mồm.
Ông A cứ cho là đc hưởng lợi từ tiền bơm ra đi, ông dùng tiền mua BĐS của Ông B, ông B có tiền thì làm gì? chuyển ra nước ngoài? nộp vào kho bạc? Ko hề, B vẫn dùng tiền làm cái gì đấy (mua BĐS tiếp, sxkd, tiêu dùng thả ga...) tức là tiền nó vẫn ở trong lưu thông (và vẫn làm tăng lạm phát, trong TH bơm tiền thì là lạm phát cầu kéo, tức là dân tiền nhiều, nhu cầu hàng hóa, dv tăng --> cầu tăng nhanh hơn cung). Tiền chỉ giảm khi NHNN chủ động đưa ra các chính sách tài khoa/ tiền tệ để làm giảm cung tiền đi.
Vậy mà dân BĐS tin và đi truyền bá như một phát kiến kinh tế mới :))
Thì em đã nói rồi mà, tiền bán đem chôn vào đất thì nó mới hấp thụ lạm phát, nhưng cụ ấy lại hiểu hấp thụ lạm phát là đem tiền mua đi bán lại BDS. Nói chung là dùng từ ko chính xác mà, còn nói lạm phát làm dòng tiển đổ vào BDS tăng lên thì có ý đúng, vì người ta có xu thế giữ tài sản của mình bằng cách mua vào BDS khi lọ sợ tiền mất giá.
 

muabenem123

Xe lăn
Biển số
OF-321597
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
10,699
Động cơ
362,264 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, ta còn em hàng phố cũ rêu phong...
Cụ cãi làm gì, cái lý thuyết đấy là từ "thầy A7" ra ấy mà.
Em ko thể hiểu nổi người ta cho rằng tiền đổ vào BĐS có nghĩa là làm giảm cung tiền (hoặc theo ngôn ngữ của họ là giảm lượng tiền bơm ra), em cười ko nhặt được mồm.
Ông A cứ cho là đc hưởng lợi từ tiền bơm ra đi, ông dùng tiền mua BĐS của Ông B, ông B có tiền thì làm gì? chuyển ra nước ngoài? nộp vào kho bạc? Ko hề, B vẫn dùng tiền làm cái gì đấy (mua BĐS tiếp, sxkd, tiêu dùng thả ga...) tức là tiền nó vẫn ở trong lưu thông (và vẫn làm tăng lạm phát, trong TH bơm tiền thì là lạm phát cầu kéo, tức là dân tiền nhiều, nhu cầu hàng hóa, dv tăng --> cầu tăng nhanh hơn cung). Tiền chỉ giảm khi NHNN chủ động đưa ra các chính sách tài khoa/ tiền tệ để làm giảm cung tiền đi.
Vậy mà dân BĐS tin và đi truyền bá như một phát kiến kinh tế mới :))
In tiền và bơm tiền hoàn toàn khác nhau =))
Chả biết A7 vs B7 là ông nào. Cụ phân tích kinh tế như chuyên gia. Bá cáo vs cụ lạm phát bây h là lạm phát chi phí đẩy ko phải lạm phát cầu kéo nhé. Cụ xem lại.
Tiền của ông A sau khi mua đất của ông B nó nằm ở đâu hả cụ?
 

ManPlus

Xe tải
Biển số
OF-744452
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
423
Động cơ
63,596 Mã lực
Tuổi
31
Chả biết A7 vs B7 là ông nào. Cụ phân tích kinh tế như chuyên gia. Bá cáo vs cụ lạm phát bây h là lạm phát chi phí đẩy ko phải lạm phát cầu kéo nhé. Cụ xem lại.
Tiền của ông A sau khi mua đất của ông B nó nằm ở đâu hả cụ?
Xin phép dừng tranh luận với cụ :))
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,017
Động cơ
313,004 Mã lực
Xem lại các cmt của cụ về lạm phát và kiến thức vĩ mô của cụ tại trang 106, 107 topic này. :)
Em ko biết cụ tranh luân thế nào với các cụ kia (em cũng ngại giở lại mấy trang đấy), nhưng vấn đề BDS hấp thụ lạm phát là cụ dùng từ ko chính xác chút nào cụ ạ. Nói nhanh là BDS ko liên quan hay tác động gì đến lạm phat mà ngược lại, lạm phát và các chính sách kìm chế lạm phát sẽ có tác động lớn đến BDS. Lạm phát chí phí như cụ nói (thực ra có cả cầu kéo nhưng hiện giờ chi phí đẩy là chủ đạo) lại càng là mối nguy hại cho nên kinh tế (các cụ ở trển lại càng hiểu rõ) nên các biện pháp để kìm chế và bình ổn giá chắc chắn sẽ phái thực hiện, nó sẽ tác động lớn đến giá BDS đấy cụ,đặc biệt nguồn BDS được bơm thổi và có nguồn vốn từ đòn bẩy. Tuy nhiên bài học của hơn 10 năm trước có rồi, các cụ bên trên chắc cũng sẽ phải tiến hành từ từ và em nghĩ chắc ko có chuyện đóng băng BDS như hơn 10 năm trước đâu, nhưng hậu quả thì vẫn phải có, và là ai thì... vài tháng nữa sẽ rõ cả ạ :D
 

muabenem123

Xe lăn
Biển số
OF-321597
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
10,699
Động cơ
362,264 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, ta còn em hàng phố cũ rêu phong...
Em ko biết cụ tranh luân thế nào với các cụ kia (em cũng ngại giở lại mấy trang đấy), nhưng vấn đề BDS hấp thụ lạm phát là cụ dùng từ ko chính xác chút nào cụ ạ. Nói nhanh là BDS ko liên quan hay tác động gì đến lạm phat mà ngược lại, lạm phát và các chính sách kìm chế lạm phát sẽ có tác động lớn đến BDS. Lạm phát chí phí như cụ nói (thực ra có cả cầu kéo nhưng hiện giờ chi phí đẩy là chủ đạo) lại càng là mối nguy hại cho nên kinh tế (các cụ ở trển lại càng hiểu rõ) nên các biện pháp để kìm chế và bình ổn giá chắc chắn sẽ phái thực hiện, nó sẽ tác động lớn đến giá BDS đấy cụ,đặc biệt nguồn BDS được bơm thổi và có nguồn vốn từ đòn bẩy. Tuy nhiên bài học của hơn 10 năm trước có rồi, các cụ bên trên chắc cũng sẽ phải tiến hành từ từ và em nghĩ chắc ko có chuyện đóng băng BDS như hơn 10 năm trước đâu, nhưng hậu quả thì vẫn phải có, và là ai thì... vài tháng nữa sẽ rõ cả ạ :D
Cụ nghĩ vậy thì là e sai. Ý e là bds hấp thu lượng tiền từ lạm phát bơm ra chứ ko phải hấp thụ toàn bộ lạm phát, tất cả các thể loại chi phí đẩy hoặc cầu kéo. Vì lạm phát nó ko chỉ tiền bơm ra mà còn các lý do khác như tỷ giá, chiến tranh thương mại....
Còn hậu quả của việc bơm vào bds sẽ có. E cũng nói nhiều lần quan điểm của e trên này rằng bds tỉnh sẽ chết đầu nước, bds các thành phố lớn sẽ chững 1 thời gian này và tăng theo từng khu. Nhưng đến giờ cái vế đầu e nói bds tỉnh chết trước, e thấy ko chắc có đúng ko? Cũng phải chờ thêm 1 time xem sao vì các tỉnh bây h dân nó cũng giàu bỏ bố ra. Nghệ An, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên...dân giàu mua ô tô liên tọi, ko biết khả năng chống chịu đc ntn khi ls vay tăng.
Ngót nghét cũng 2-3 tháng có chính sách siết tín dụng và đập bds từ 1/4 rồi. Lại còn mấy gói hỗ trợ kinh tế chưa bơm nữa đây.
 

Anh_phu_xe

Xe máy
Biển số
OF-648726
Ngày cấp bằng
9/5/19
Số km
51
Động cơ
109,287 Mã lực
Ở 1 mức độ phù hợp lạm phát là tốt mà các cụ nhỉ?
Lạm phát tỉ lệ nghịch với tỉ lệ thất nghiệp.
Em thấy thế này lạm phát do nhiều yếu tố trong đó có 2 nội dung cần quan tâm là : Cung tiền (M2) và vòng xoay dòng tiền (Money velocity), 1 trong 2 yếu tố trên thay đổi đều làm ảnh hưởng tới tỉ lệ lạm phát. Thời gian ngắn vừa qua, nắm đá dò đường: siết bds và ck là thấy ngay các mặt hàng tăng ghê gớm , đơn giản vì dòng tiền bị chững lại.
Bước tiếp theo CP cần làm gì thì còn phải xem.
Mà E thấy lạm phát mà các cụ bảo đổ tiền vào sản xuất thì chỉ có đi viện thôi( Nguyên vật liệu tăng phi mã thì làm gì cho lại)
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,144
Động cơ
458,676 Mã lực
Em nghĩ BĐS có tăng, có giảm là điều hết sức bình thường do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh cùng với sự tác động của chính sách quản lý, tiền tệ cũng như tình hình phát triển KTXH.
Tuy nhiên vào diễn đàn thì thấy nhiều cụ đưa ra luận điểm để dẫn giải đến giá BĐS cực kỳ buồn cười với đủ lý do:
- Thắt chặt tiền tệ ===> BĐS tăng vì …
- Nới lỏng tín dụng ===> BĐS tăng vì …
- Giá vàng tăng: Cao quá rồi mua làm gì ===> mua BĐS thôi ===> tăng
- Giá vàng giảm: Đấy mua vàng chết vật, mua BĐS thôi.
- CK tăng: Đang chốt lời để chuyển qua BĐS đấy ===> tăng
- CK giảm: Chơi chứng là mình khác gì đánh bạc, toàn giấy vụn ===> Chỉ có BĐS thôi.
- Các gói kích thích phát triển kinh tế: Lại chảy vào BĐS thôi ===> Tăng giá BĐS
- Các ông lớn BĐS gia nhập Juve: BĐS lại tăng thôi do tiết cung, trước còn nhiều ông làm giờ bắt vãn rồi thì hàng lấy đâu ra, khan hiếm lắm, tăng giá là đương nhiên.
- Kinh tế thế giới khó khăn, BĐS lao dốc: Mình khác nhé, xem thời này - thời kia mình có bị đâu. Việt Nam mình khác nhé, không giống ai nên đừng mang TQ hay Nga - Mỹ ra so sánh nó lệch lắm.
…….
Thôi thì muôn vàn lý do, tiền trong túi các cụ, đất trong tay các cụ. Cụ nào nhận định đất tăng thì múc thật lực, cụ nào bảo giảm thì bán đi hoặc đợi nó giảm thêm thì hãy mua vào. Em thì tăng cũng tốt, giảm cũng thấy bình thường ~o)
Ý cụ làm e nhớ ra đoạn chat này

 
Biển số
OF-802030
Ngày cấp bằng
4/1/22
Số km
401
Động cơ
15,928 Mã lực
Người có nhu cầu bức thiết về nhà ở thì tích cóp đủ tiền để mua nhà hay phải vay mượn thêm cũng là điều bình thường và họ ít quan tâm vào diễn đàn bình chuyện giá lên hay xuống lắm. Mặc dù giá lên họ cũng sẽ rất vui vì tài sản của minh tăng giá, nhưng giá có xuống họ cũng không bận tâm quá nhiều vì họ cần cái nhà để ở.

Với trường hợp đầu tư, nhiều cụ nói tiền thịt hay tiền vay rồi vỗ ngực abc bảo toàn tiền thịt chả sợ gì thì em thấy cũng nói quá và không hiểu nguyên lý đầu tư của các cụ đó là ntn nữa. Tất nhiên nếu không phải vay mượn thì có chút đỡ lo lắng trước áp lực trả nợ hơn, tuy nhiên đã là đầu tư thì bất kể tiền thịt hay tiền vay chúng ta đều phải tính toán chi phí vốn trong việc xác định hiệu quả đầu tư với đồng vốn của mình. Nếu không tính chi phí vốn thì không gọi là đầu tư. Bản thân em thuyết phục được vợ nó xuất quỹ ra để đầu tư BĐS đã là khó rồi chứ đừng nói chuyện đến vay mượn và việc tính toán lãi/lỗ khi bán cũng đều phải trừ đi chi phí vốn giả định mình gửi tiết kiệm khoản tiền đó xem như thế nào.

Em nghĩ vậy ~o)
Mấy ông hay bảo tiền thịt vác đi đầu tư ko sợ gì,là để mấy ông khác đang có tiền thịt yên tâm vác tiền đi mua mà cụ.thế mới up bô dc chứ.chứ bh nguồn tiền đang rút ra khỏi thị trường thì bán cho ai bây giờ.tiền thịt gì thì thịt,mua vài năm ko tăng kể ra là mất 1 mớ rồi cụ nhỉ.
 

xe đạp mini62

Xe buýt
Biển số
OF-551680
Ngày cấp bằng
22/1/18
Số km
665
Động cơ
172,693 Mã lực
Nơi ở
Long Biên, Hà Nội
Quả BĐS hấp thụ làm phát thì em chịu luôn. Chỉ có thể nói BDS chịu tác động ntn từ lạm phát thôi chứ ai lại nói BDS lại hấp thụ lạm phát. Thế người bán BDS xong tiền đem chôn xuống đất hay sao mà hấp thụ lạm phát. Khi lạm phát do vđ chi phí nguyên liệu tăng hay do các bất ổn... dẫn đến cung khan hiếm, người ta thường đi mua đất đai để giữ tài sản,... tức là BDS chịu tác động từ lạm phát, chứ hấp thụ cái gì đâu.
Nói bds hấp thụ lạm phát là cách nói kiểu “đường phố” ko phải học thuật nên ko thuận tai nhiều cụ. Lạm phát có thể do cầu kéo hoặc phi phí đẩy, phần chi phí đẩy do giá NVL, chuỗi cung ứng hàng hoá đứt gãy dẫn đến cung ít hơn tạm ko bàn. Chỉ nói về cầu kéo do kích cầu, cung tiền kích thích kinh tế, chi tiêu… làm cho lượng tiền nhiều lên, hàng hoá sx ra ko tăng nhiều phản ánh bởi GPD thấp nhưng lạm phát Vietnam chưa tăng phi mã (như Nẽo và EU đang đối mặt) cũng bởi do VN hồi phục sau, SXKD mới hồi phục nên vòng quay của tiền thấp, hơn nữa tiền chảy vào bds nhiều, là tài sản thanh khoản thấp, vòng quay chậm nên nói kiềm chế bớt lạm phát cũng ko sai. Người này bán, ng kia mua nhưng cơ bản là vòng quay tiền chậm hơn hàng hoá rất nhiều và có lượng tiền lớn chôn ở đó tính bằng vài năm, hàng chục năm của những người thừa tiền, thừa thanh khoản chỉ có nhu cầu tích luỹ tài sản mà ko có nhu cầu bán bds để đưa tiền vào lưu thông nên làm lạm phát do cung tiền thừa mữa giảm bớt.
 

Green life 8

Xe máy
Biển số
OF-764526
Ngày cấp bằng
12/3/21
Số km
94
Động cơ
42,539 Mã lực
Giá bất động sản cao dẫn đến tiền thuê đất là đầu vào của sản xuất kinh doanh cao, ngốn nhiều chi phí đầu vào, dẫn đến giá cả đầu ra cao, chính là gây ra lạm phát chi phi đẩy.

Chính sách quản lý tiền tệ của NHNN sẽ phải tính toán khi nào bơm, khi nào hút. Khi không có bất động sản và nếu thừa tiền “rẻ” thì sẽ có các biện pháp thu về chứ không đợi đất hấp thu hộ. Còn tất nhiên nó “lỡ” nằm trong đất, thì sự điều chỉnh chính sách phải khác đi, chứ không phải không có đất hấp thụ thì chính sách nằm im, chịu lạm phát
 

xe đạp mini62

Xe buýt
Biển số
OF-551680
Ngày cấp bằng
22/1/18
Số km
665
Động cơ
172,693 Mã lực
Nơi ở
Long Biên, Hà Nội
Giá bất động sản cao dẫn đến tiền thuê đất là đầu vào của sản xuất kinh doanh cao, ngốn nhiều chi phí đầu vào, dẫn đến giá cả đầu ra cao, chính là gây ra lạm phát chi phi đẩy.

Chính sách quản lý tiền tệ của NHNN sẽ phải tính toán khi nào bơm, khi nào hút. Khi không có bất động sản và nếu thừa tiền “rẻ” thì sẽ có các biện pháp thu về chứ không đợi đất hấp thu hộ. Còn tất nhiên nó “lỡ” nằm trong đất, thì sự điều chỉnh chính sách phải khác đi, chứ không phải không có đất hấp thụ thì chính sách nằm im, chịu lạm phát
Năm nào cũng tăng trưởng cung tiền M2 khoảng 15% đó cụ. Mà giờ chưa phải thời điểm “hut” đâu, ảnh hưởng tăng trưởng GPD ngay. Cái gì cũng muốn: em phải tăng trưởng cao ơ, em phải
lạm phát thấp, tỉ giá iem phải ổn định cơ. Ko lo thúc giải ngân đầu tư công, hạ lãi suất cho DN phát triển… thích bóp, thắt thì không khéo sẽ thành tự tay bóp… lúc đó nhận ra lại mất vài năm sửa :), TT nó rất giở :), bóp chỗ nào, thắt chỗ nào và liều lượng nhiêu là đủ, bóp thì sẽ đau, quan trọng có chịu nổi đau ko hay lại như anh hàng xóm bóp đau quá xong giờ lại quay xe bơm, nhả :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top