Em đồng ý là cầu thấp nhưng cung chưa chắc sẽ tăng đâu cụ. Thứ nhất, em nghĩ đợt này sẽ có 1 lượng chủ đầu tư phá sản, dẫn tới nguồn cung giảm. Thứ hai, giá nguyên vật liệu đắt hơn cũng khiến cho nguồn cung nhà khan hơn.Nhà cháu đồng ý và bổ sung thêm cho phần in đậm: kể cả dịch Covid có tạm lắng, các nước đều dự báo nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và nhà hàng sẽ mất nhiều năm để phục hồi. Cũng dịch Covid đã đẩy nhiều doanh nghiệp sang hoạt động online giảm nhu cầu thuê văn phòng, nhiều lĩnh vực kinh doanh bỏ mặt bằng bán lẻ chuyển sang bán trực tiếp. Có thể tóm tắt ngắn gọn: nhu cầu BĐS cho khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, văn phòng, shop bán lẻ... sẽ thấp hơn nhiều trước đây. Nhiều mảnh đất ban đầu quy hoạch hoặc lên kế hoạch cho những hoạt động trên sẽ phải chuyển mục đích sử dụng, ví dụ nhà ở/nhà cho thuê.
Trong khi đó, do các nền kinh tế đều chậm phục hồi và dư thừa nhân lực trong các lĩnh vực nêu trên nên thu nhập người dân sẽ giảm, kéo thu nhu cầu mua BĐS để ở cũng giảm.
Như vậy có thể thấy cầu sẽ thấp trong khi cung tiếp tục tăng. Giá BĐS chỉ còn trông chờ duy nhất vào lạm phát. Đây lại là tin buồn vì lạm phát sẽ chỉ diễn ra trong giai đoạn ngắn hạn khi các quốc gia bơm tiền chống dịch và hỗ trợ người dân, sang năm các nước đều kiệt quệ ngân sách và bắt đầu phải xiết chặt. Vừa rồi Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên nổ phát súng tăng lãi suất, gây sốc cho toàn thế giới. Tuy nhiên các nước khác sẽ sớm phải làm theo để đối phó với tình trạng giá cả tăng chóng mặt trong khi thu nhập giảm mạnh.
Vì vậy nên cũng chưa biết là hiệu ứng từ cầu giảm hay cung giảm sẽ rõ rệt hơn lên giá nhà.
Nhưng em nghĩ sau dịch 1 thờ gian giá thuê nhà ở sẽ tăng. Lý do: Mua nhà ko còn dễ dàng, thuê là giải pháp tình thế -> cầu thuê nhà tăng, mà nguồn cung nhà thì vẫn thế.