Nếu cụ theo dõi TQ đủ lâu, ko phải vài năm gần đây, thì thấy toàn cảnh hơn. Về kinh tế, TQ muốn thoát xác khỏi kiếp gia công, xây dựng lại hình ảnh Made in China. Về ngoại giao, họ muốn thế giới thừa nhận là 1 trong 4 "cực" của thế giới đa cực (Mỹ, EU, Nga và TQ) trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Muốn làm được những việc này, họ chấp nhận đau cắt rất mạnh vào các nhóm lợi ích lâu nay hưởng lợi từ sự lỏng lẻo của các chính sách/quy định về môi trường, ngân hàng tài chính và lao động. Gia nhập cuộc chơi ông lớn đòi hỏi phải có tư cách ông lớn.
Tất cả mọi chuyện bắt đầu từ anh Tập, mà theo nhiều người thì sự giàu có cá nhân ko phải thứ anh ấy quan tâm. Ko cần tiền, ko cần gái, chỉ cần quyền lực để đạt 1 mục đích duy nhất: lưu danh hậu thế. Có người nói ở VN cũng có 1 người như thế đương chức. Tất nhiên những con người như vậy vẫn bị giới hạn bởi năng lực của chính họ và những người xung quanh nên ko phải mọi chính sách họ đưa ra đều đúng đắn và hợp lý ngay, nhưng về cơ bản, tầm nhìn dài hạn là họ luôn hướng mục tiêu vào việc xây dựng đất nước của họ ngày một mạnh hơn.
Thế nên, sắp tới dù chuyện gì xảy ra ở TQ, dù bao nhiêu đại gia với tập đoàn gục ngã, bao tên tuổi phải bỏ mạng hay bỏ xứ mà đi thì TQ sẽ vẫn ngày một mạnh lên. Hy vọng VN cũng sẽ tiến nhanh ko kém.
Cái này chưa chắc đã đúng cụ ạ.
Đúng như cụ nói, những người như vậy vẫn bị giới hạn vởi năng lực của chính mình. Vđ của Tập là ông quá tự tin vào khả năng quyết định tất cả các vấn đề. Nhiệt tình và ngu dốt có thể là phá hoại.
Thực ra về lý thuyết những điều Tập mong muốn là tốt, nhưng từ mong muốn cho đến hiện thực là 1 khoảng cách khá xa. Nếu mà chỉ có ý tốt mà thành đại nghiệp thì các quốc gia trên thế giới hóa rồng hết rồi. Em cũng đã tìm hiểu đủ kỹ, cũng hiểu là Tập định chém các ngành công nghệ, giáo dục, bđs để trước hết là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thứ hai là, Tập cho rằng các ngành như thương mại điện tử, mạng xã hội, etc là ko trọng yếu mà còn gây nguy hại, cản trở sự phát triển của 1 số ngành trọng yếu như bán dẫn, nhất là sau vụ đụng độ với Mỹ và bị giới hạn về bán dẫn và chíp. Thực ra ko phải riêng Tập mà lãnh đạo các nước lớn đều nhận thấy điều đó, đó là lý do vì sao FB, Apple cũng đang bị kiện ở Mỹ. Nhưng các nước kia họ làm gì cũng có nền tảng luật pháp, ko thực hiện kiểu chính sách sau 1 đêm, 1 tay anh quyết ntn.
Tóm lại, bây giờ tình hình nó gióng y như hồi Liên Xô chiến tranh lạnh với Mỹ. Liên Xô cũng quản lý kinh tế tập trung, 1 tay lãnh đạo quyết dịnh hết từ việc sản xuất bao nhiêu cái bô, bao nhiêu bánh xà phòng. Nhưng bản thân nền kinh tế thì là 1 bài toán có quá nhiều biến mà ko 1 lãnh đạo, thậm chí nhà kinh tế nào đủ giỏi để vận hành 100%. Kêt quả là gì, Liên Xô đói rách suốt 1 thập kỷ mà ko dám thừa nhận cho đến khi tan rã.
Ngay lập tức những việc Tập làm đã có ảnh hưởng tiêu cực ở TQ rồi. theo khảo sát gần đây 42% sinh viên tốt nghiệp ở TQ muốn làm cho nhà nước (tăng 6% so với năm ngoái). Mà các tập đoàn nhà nước cho dù ở đâu, cũng chưa bao giờ là cực kỳ hiệu quả cả. Nói chung văn hóa doanh nghiệp, khởi nghiệp của TQ sẽ suffer cực kỳ nhiều. Ai sẽ dám bắt đầu 1 ý tưởng mới, gây dựng 1 công ty tử tế, nếu sau 1 thời gian được "nuôi béo", sẽ bị ăn thịt? Ai sẽ dám làm 1 công ty to hẳn, đứng mũi chịu sào, nếu 1 ngày kia hoàng đế đổi ý, cho danh sách ngành của mình vào nhóm phải kiểm duyệt, kiểm soát?
Nhiều thập kỉ trước anh Đặng Tiểu Bình mở cửa cho khối tư nhân làm ăn để TQ có ngày hôm nay. Còn bây giờ khi đang ngồi trên ngai vàng, anh Tập thực chất đang phân chia lại tài sản để củng cố ngôi vương của mình bền vững ( chứ cũng ko phải là vì nước vì dân đâu ạ, lãnh đạo, ko hàm tiền thì ham quyền, nhưng đều phải xây dựng hình tượng, ngây thơ nhất là tin hình tượng đó là thật). Dù sao, phân chia lại thu nhập ko có gì sai, nhưng cách làm lại quá sai.
Thôi thì cũng ko ai giàu 3 họ, ko ai khó 3 dời là vậy. Có thịnh rồi phải có suy.