Tất cả với mục tiêu thúc cho dân đẻ. Nhưng ko ai nói trước được là những liệu pháp này có thực sự đem lại bình ổn ko. Việc đẻ nhiều hay ít nó đã là ý thức hệ,, nhiều thập kỉ chèn ép quyền tự do của người ra, rồi một phát muốn khuyến khích đẻ thêm đâu có dễ thế. Tất cả mọi việc đều có nhân quả, vđ của TQ là quá tự tin vào khả năng chi phối quyền quyết định của cá nhân. Tất cả những việc TQ đang làm giống như đang lặp lai sai lầm của Nga ngày xưa cố gắng vận hành 1 nền kinh tế tập trung, mà trong đó có quá nhiều biến số mà bất cứ nhà quản lý nào cũng ko kiểm soát được.
Lấy việc tỉ lệ sinh là 1 ví dụ. 1 lẽ tự nhiên là khi kinh tế phát triển thì phụ nữ sẽ đẻ ít đi. Ko nói đến các lý do dĩ ngẫu là do chi phí nuôi trẻ cao do nhu cầu tự nhiên bị đẩy lên, mà đương nhiền đời sống cao hơn thì phụ nữ sẽ có ý thức về quyền phụ nữ cao hơn, các cơ hội nhiều hơn, lại càng ko muốn sinh con phải ko ạ? Sinh con thì do phụ nữ là chính, đàn ông có đẻ được đâu.
Mà phụ nữ TQ thì sao? Nhiều thập kỉ chính sách sinh 1 con khiến nhiều gia đình phá thai khi biết con là con gái đã dấn tới thiếu phụ nữ trầm trọng. Phụ nữ TQ vì thế bây giờ hiếm và quý, ý thức về quyền của mình rất cao. Thời chiến tranh, vì muốn huy động nhân lực nữ cho chiến trường, Mao Trạch Đông đã quyết định xây dựng các hình ảnh nữ cường như Nữ oa vá trời (Truyền thuyết này ra đời thời Mao Trạch Đông, k phải là truyền thuyết thật), phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. VIệt Nam copy y hệt mới có hình tượng Chị hai năm tấn quê ở Thái Bình
.
Kết quả là phụ nữ TQ Và VN hoàn toàn khác phụ nữ Nhật, Hàn, Thái...vì có nhiều nữ quyền hơn, xông pha đi làm nhiều hơn, có sức mạnh kinh tế hơn. Cái đó đã diễn ra hơn 100 năm rồi, có đảo lộn được ko? Giống như bây giờ cho các cụ ăn gạo ST25 2 năm rồi bảo quay lại ăn gạo Thăng Dân có ăn được ko?
Ko phải cứ khiến cho việc nuôi con rẻ đi thì dân sẽ đẻ nhiều hơn. Ở nước nào nuôi 1 đứa trẻ thuận lợi nhất? Thụy Điển. Ở đó, nhà nước tài trợ rất nhiều, bố mẹ đi làm cũng được cho nghỉ trông con rất nhiều. Nhưng mỗi năm tỉ lệ sinh lại giảm đi. Nhật Bản sau khi tỉ lệ sinh thấp như vậy cũng hỗ trợ các gia đình rất nhiều, hồi xưa bạn em sang đáy là người nước ngoài mà sinh con còn được cho 3K. Nhưng tỉ lệ sinh vẫn giảm.
Vậy thì ko phải cứ làm nhà đát rẻ đi, giáo dục rẻ đi, y tế rẻ đi là các gi đình sẽ sinh nhiều con hơn. Mà thậm chí, TQ sẽ phải trả giá vì can thiệp thô lỗ vào thị trường, giống như đang quay lại cách quản lý tập trung thời Soviet. ép chết các DN tech, giáo dục, để 1 số DN BĐS phá sản, và bây giờ đang đến lượt điện ảnh truyền thông bị xào xáo CÙNG LÚC chắc chắn sẽ tạo ra 1 cuộc khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm lại, mà em nghĩ ko có nhà chính sách nào có thể chắc chắn mình đo đếm được ảnh hưởng của 1 cuộc khủng hoảng khi nhiều lĩnh vực cùng phát nổ. Mà hậu quả nhãn tiền là, khi kinh tế khủng hoảng, dân sẽ thắt lưng buộc bụng và đương nhiên, càng đẻ ít hơn.
Còn VN có theo mô hình đó ko? Đối với TQ, em nghĩ họ còn có tiềm lực tài chính, mặc dù là quá tham vọng, nhưng cũng có thể là phần nào chống chịu được khủng hoảng do chọc cho nhiều quả bóng xì hơi cùng 1 lúc. VN có tiềm lực đó ko?