LẠM PHÁT TÍCH CỰC & LẠM PHÁT TIÊU CỰC.
Nhiều người nói lạm phát là rủi ro cho các kênh đầu tư, thực ra quan điểm này là đúng, nhưng mình thấy chỉ đúng một phần. Khi chúng ta phân tích sâu hơn sẽ có thêm nhiều góc nhìn hơn.
Lạm phát có hai loại điển hình, hai loại này đều ảnh hưởng tới các tài sản đầu tư, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau tuỳ từng loại nữa. Có lạm phát tích cực và cũng có lạm phát tiêu cực.
Trường hợp một là lạm phát tiêu cực:
Đây là lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát kiểu này phản ánh chi phí hàng hoá tăng mạnh có thể do chuỗi cung ứng hay nguyên vật liệu đầu vào khiến sản phẩm đầu ra tăng cao, trong khi đó mức chi tiêu lại thấp, điều này không giúp nền kinh tế phát triển (đình lạm).
Trường hợp hai là lạm phát tích cực hơn:
Lạm phát do cầu kéo, nghĩa là khi mà người dân chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu tiêu thụ tăng thì giá cả cũng tăng lên, do lượng tiêu thụ lớn nên sản lượng của quốc gia cũng tăng tương ứng để áp ứng nhu cầu hàng hoá. Điều này lại giúp doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận hơn, thúc đẩy để tạo ra nhiều của cải hơn nữa cho nền kinh tế.
Kinh tế phát triển, GDP tăng là tiền đề để cơ sở hạ tầng cũng triển khai nhanh hơn mạnh hơn, điều này khiến giá tài sản như bất động sản hay chứng khoán cũng tăng theo.
Để đánh giá lạm phát ảnh hưởng tới các kênh đầu tư ở mức độ nào, chúng ta nên quan sát xem lạm phát là bao nhiêu, và nằm trong trường hợp nào nữa. Tuy nhiên kể cả lạm phát tích cực mà tăng quá cao tới một ngưỡng nào đó thì việc tăng lãi suất cũng luôn có những rủi ro nhất định với các kênh đầu tư.
Từ số liệu từ vĩ mô, cá nhân mình thấy Việt Nam đang kiểm soát lạm phát khá tốt. Nếu như không còn nhiều biến động lớn từ thế giới thì mình nghĩ năm nay 2022 lạm phát Việt Nam sẽ khoảng hơn 4%. Con số này vẫn nằm trong vùng an toàn, và quan trọng hơn kinh tế vẫn đang hồi phục tốt.
NGUỒN : Mr Vinh - Tấc Đất Tấc Vàng
Được gửi từ iPhone 7 Plus - Otofun