[Funland] Cùng một "nghệ nhân", cùng một câu đối mà lại cho ra sản phẩm lỗi

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Chuẩn của nó phải là:
Khôn cho người ta hại
Dại để người ta thương
Cứ dở dở ương ương
Chỉ tổ người ta ghét.
Vẫn chưa chuẩn, phải thế này :))

Khôn thì người ta hại
Dại để cho người ta thương
Mà cứ dở dở ương ương
Thì chỉ tổ người ta ghét.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Khôn cho người ta rái...

* Câu tục ngữ “Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương” có tài liệu viết là “khôn cho người ta vái”. Xin cho hỏi “rái” nghĩa là gì? Giữa “rái” và “vái” thì từ nào hợp nghĩa hơn? (Hồ Ngọc Anh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Tục ngữ này được hình thành theo dạng tiểu đối (vế đối của một câu thơ, câu văn) gồm hai vế với các từ tương ứng: khôn/dại; rái/thương. Khôn đối nghĩa với dại; rái đối nghĩa với thương. Vậy, rái nghĩa là gì?
Từ điển tiếng Việt (tra trực tuyến tại informatik.uni-leipzig.de) giảng: Rái (tính từ) nghĩa là “sợ hãi: Khôn cho người ta rái, Dại cho người ta thương”. Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2010) cho biết, dạng đầy đủ của câu tục ngữ này là “khôn cho người ***, dại cho người thương, dở dở ương ương chỉ tổ người ghét”, và cắt nghĩa: “(Đã tinh khôn) hãy tinh khôn cho ai cũng phải e nể; (đã khờ dại thì) hãy khờ dại cho ai cũng phải cảm thương; chứ hành xử vừa chẳng ra dại, vừa chẳng ra khôn thì chỉ khiến cho mọi người ghét bỏ mà thôi”.
PGS.TS Phạm Văn Tình trong bài viết Chữ và nghĩa: “Khôn cho người ta...” đăng trên Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) ngày 4-9-2019 còn đưa ra một dạng viết khác của “rái” là “***”. Từ điển Việt - Bồ - La (A. de Rhodes 1651) giải nghĩa là “sợ”; Đại Nam quấc âm tự vị (Huình Tịnh Paulus Của, 1896) giải nghĩa là “kiêng nể”; Từ điển Từ cổ (Vương Lộc, NXB Đà Nẵng, 2001) và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, 2017) cho từ này là từ cũ, ít dùng và cùng giải nghĩa là “kiêng nể”.
“***” có nghĩa cổ còn xuất hiện trong một số tục ngữ khác nữa. Chẳng hạn: 1. “Quen *** dạ, lạ *** áo” (Với người quen biết, sống với nhau lâu thì cái mà người ta tôn trọng, kính nể chính là lòng dạ (gồm tư cách, sự hiểu biết, cách ứng xử...); còn với người lần đầu mới quen thì hình thức bề ngoài (trước hết là trang phục, quần áo, bộ dạng...) lại làm cho người ta thấy coi trọng. 2. “Yêu nhau chị em gái, *** nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu anh em rể” (chị em ruột thường thương yêu, đùm bọc nhau; chị em dâu thường hay e dè, giữ ý, không thân mật; anh em rể thường hay xích mích, va chạm, không thân thiện).
“Khôn cho người ta ***/rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ người ta ghét”, theo PGS.TS Phạm Văn Tình, cần giải thích chính xác là: “Mỗi người ở đời, có 3 cách thể hiện tư cách (cũng như tư chất) và sẽ nhận được 3 thái độ ứng xử khác nhau của cộng đồng: 1. Nếu (thực sự) tỏ ra khôn ngoan, giỏi giang, khéo léo sẽ được người khác nể trọng; 2. Nếu tỏ ra còn non kém, dại khờ (một cách chân thành, hồn nhiên) thì sẽ được người khác thông cảm, chia sẻ, quý mến (kém cỏi, thua chị kém em đâu có sao, miễn là ta biết mình biết người); 3. Còn ai đó có biểu hiện không rõ ràng, chả ra khôn chả ra dại, tinh tướng ta đây lên mặt với đời dễ bị người khác “đọc vị” tẩy chay, không nhận được sự tôn trọng và sẽ bị phân biệt đối xử”.
Về dị bản của tục ngữ đang xét, “Khôn cho người ta vái...”, theo chúng tôi, không chuẩn cho lắm về phép đối. “Vái” được Từ điển tiếng Việt giảng là “chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ sự cung kính của mình”. Với nét nghĩa này, “vái” đối không chỉnh với “thương”.
Như đã nói ở trên, các từ cổ “***” hay “rái” xem ra không còn phù hợp với ngôn ngữ hiện đại. Nếu vẫn giữ nét nghĩa “sợ hãi”, “kiêng nể” trong câu tục ngữ này, một số tác giả đề xuất nên thêm cách dùng “Khôn cho người ta hãi” vừa bảo đảm âm vận, vừa không sai biệt lắm về nghĩa.
 

Marance

Xe điện
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
2,145
Động cơ
109,681 Mã lực
Trước đây em vẫn biết cụ .Xukthal mê bóng bánh - giờ văn phong chữ nghĩa.
Bây giờ em thấy rõ cụ Quang70 thích thơ văn - lại thâm nghĩa đắm tình.
Em vote cả 2 cụ.
 

1cucon.1cụ

Xe tải
Biển số
OF-488042
Ngày cấp bằng
10/2/17
Số km
249
Động cơ
-296,981 Mã lực
Các cụ cao siu đối hộ e câu này với, đội ơn các cụ
"vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả"
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Dở hay như thế nào thì người đọc cũng tự cảm nhận!
Hơn nữa, một khi mà đã được Min, Mod cho treo ở trụ sở thì chắc .......... phải thế nào đấy mới được treo chứ!? Nên em không có ý kiến trực tiếp, dễ mất hòa khí.

Em chỉ xin phép nói, nếu là em, để bảo đảm giữ nguyên ý trên AMAP em sẽ viết như thế này: :D


Sư tử quy tông, năm triệu mã lực đổi đầy thùng! :x
Cọp xung thượng lộ, mười thiên tinh binh phun lưng thúng :P

hay chỉnh nhiều hơn tí nữa:

Mãnh sư quy hầu, năm triệu mã lực đổi ngang thùng :">
Cuồng hổ thượng mã, mười thiên hầu tinh phun ngập thúng! ;;)
Kính chuyển EMS OF-Patrol
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,180
Động cơ
316,230 Mã lực
Các cụ cao siu đối hộ e câu này với, đội ơn các cụ
"vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả"

Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả! :P

Em xin tạm đối ntn:
Con nuôi, con đẻ, đẻ con chớ cậy con nuôi! [-X
Tình nhân, tình dục, dục tình đã có tình nhân! :x

Hiềm nỗi em chửa thỏa mãn với cặp từ đối hai vợ >< đẻ con vì "hai" vừa là trạng ngữ và số đếm còn "đẻ" thì chỉ là động từ và không phải là số đếm! nên mới chỉ là đối ý, đối vần mà chửa đối được tự loại! :((
Và câu "Tình nhân, tình dục, dục tình đã có tình nhân! " cũng không khác hơn vì dục tình >< hai vợ cùng gặp vấn nạn tương tự: dục không là số đếm!

Cao nhân nào có cao kiến gì không??? :-?
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,180
Động cơ
316,230 Mã lực
Các cụ cao siu đối hộ e câu này với, đội ơn các cụ
"vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả"
Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả! :P

Em xin tạm đối ntn:
Con nuôi, con đẻ, đẻ con chớ cậy con nuôi! [-X
Tình nhân, tình dục, dục tình đã có tình nhân! :x

Hiềm nỗi em chửa thỏa mãn với cặp từ đối hai vợ >< đẻ con vì "hai" vừa là trạng ngữ và số đếm còn "đẻ" thì chỉ là động từ và không phải là số đếm! nên mới chỉ là đối ý, đối vần mà chửa đối được tự loại! :((
Và câu "Tình nhân, tình dục, dục tình đã có tình nhân! " cũng không khác hơn vì dục tình >< hai vợ cùng gặp vấn nạn tương tự: dục không là số đếm!

Cao nhân nào có cao kiến gì không??? :-?
BTW, Những câu sau đều gặp cái vấn nạn "số đếm"!` :((

Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả!

Đao rèn, đao đúc, đúc đao có kém đao rèn? :-?
Kèn chơi, kèn thổi, thổi kèn rõ sướng "kèn chơi" :P
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
BTW, Những câu sau đều gặp cái vấn nạn "số đếm"!` :((

Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả!
tay tam, tay tứ, tứ tay bất y tay tam
"Tay tam tay tứ" là câu thành ngữ
Cho nên "tứ tay "đứng một mình ko thành nghĩa tay tam...(tay tứ)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,180
Động cơ
316,230 Mã lực
tay tam, tay tứ, tứ tay bất y tay tam
"Tay tam tay tứ" là câu thành ngữ
Cho nên "tứ tay "đứng một mình ko thành nghĩa tay tam...(tay tứ)
Nó vẫn chưa chuẩn chỉ vì dùng từ Hán Việt, và từ y là từ thanh bằng, phải thanh trắc mới được bác ạ! :))

Nhưng rất cảm ơn bác, em xin lấy ý (tứ) của bác và chỉnh như thế này thì có lẽ sẽ ổn hơn:

Tay ba, tay bốn, bốn tay đủ được tay ba? :P

hay đối với câu "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả!" bằng một câu khác là:

Tay ba, tay bốn, bốn tay chứa đủ tay ba! [-X

Khi chơi tam cúc hay đánh bài nếu chơi ba người thì gọi là chơi tay ba chơi bốn người thì gọi là chơi tay tư hay tay bốn. Nên nếu chỉ có bốn bàn tay ( 2 người) thì không đủ chơi tay ba nữa chứ đừng nói tới bốn!
 
Chỉnh sửa cuối:

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,205
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Nó vẫn chưa chuẩn chỉ vì dùng từ Hán Việt, và từ y là từ thanh bằng, phải thanh trắc mới được bác ạ! :))

Nhưng rất cảm ơn bác, em xin lấy ý (tứ) của bác và chỉnh như thế này thì có lẽ sẽ ổn hơn:

Tay ba, tay bốn, bốn tay đủ được tay ba? :P

hay đối với câu "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả!" bằng một câu khác là:

Tay ba, tay bốn, bốn tay chứa đủ tay ba! [-X

Khi chơi tam cúc hay đánh bài nếu chơi ba người thì gọi là chơi tay ba chơi bốn người thì gọi là chơi tay tư hay tay bốn. Nên nếu chỉ có bốn bàn tay ( 2 người) thì không đủ chơi tay ba nữa chứ đừng nói tới bốn!
Cụ dạy phải. Hồi học lớp 1 lớp trưởng đọc
Hàng một hàng Hai, Hai hàng nhập thành hàng một
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top