Em lại kể tiếp:
- Giai đoạn 200x-2010 thì chủ yếu là máy CNC Nhật cũ, các công ty có tầm vài chục máy đã là lớn, cá biệt mới có 1 số công ty gia công có hơn 100 máy. Mà máy thì đủ loại, đủ hãng, đủ kiểu điều khiển, miễn là máy chạy.
- Sang giai đoạn 2010 trở đi bắt đầu có sự xuất hiện của anh SS, rồi các vendors của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, ... làm thay đổi dần luật chơi. Các công ty F1 F2 của SS thì số đơn vị máy phải lên đến 400 - 500, cá biệt có những nơi tính theo nghìn máy. Các vendors nhỏ "của ta" núp bóng người Hàn, người Nhật thì cũng phải hàng trăm đơn vị máy. Nhà máy cũng được tổ chức theo quy trình của người Hàn, Nhật: chủng loại máy trong 1 nhà xưởng ít (thường chỉ 3-4 loại máy, 1 vài hệ điều khiển), tính chuyên dụng, chuyên môn hóa cao, độ chính xác chất lượng gia công được đề cao (từ vài 0.01mm về <0.01mm, cá biệt có nơi phay tiện nhưng sai số tính theo 0.001mm)
- Máy mới của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật về nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chủ yếu theo đường nhập thẳng từ Hàn, Đài sang
- Đến giai đoạn 2015 trở đi thì máy của F1,F2,F3 nhà SS thải loại ra thị trường nhiều, giá máy giảm dần, máy cũ đời cổ không còn tính cạnh tranh
- Đợt này cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều máy CNC có giá hàng triệu đô, chủ yếu nhập khẩu từ Đức, Ý, Thụy Sĩ với full options về để gia công các sản phẩm chuyên biệt. Em có cơ may được va đập mà biết ngoài máy CNC phay/tiện/doa/đột/mài/laser còn có máy CNC rèn/miết/xoắn/ép....
- Đây cũng là thời điểm giúp em phân biệt rõ nhất triết lý làm máy CNC của các nước, thế mạnh thế yếu của máy Mỹ/Hàn/Nhật/Trung/Đức/Thụy Sĩ (cái này em sẽ đi sâu vào ở bài khác)
- Năm 2016, hãng Siemens đã nhận thấy sự thay đổi chuyển dịch sản xuất về khu vực ĐNA mà cụ thể là VN nên cũng có sự thay đổi chiến lược. Hãng cử 1 anh Đức có hơn chục năm kinh nghiệm xây dựng thị trường máy CNC Hàn sang làm vị trí chuyên gia tư vấn phát triển thị trường VN, thêm headcount cho mảng CNC, rót vốn đầu tư nhắm tìm kiếm cơ hội mở rộng mảng CNC.
- Anh chuyên gia Đức lúc mới sang thì tràn trề kỳ vọng, tự tin lắm lắm (vì anh ấy đã giúp các OEM chế tạo máy Hàn phát triển). Anh ấy vẽ ra tầm nhìn 5-10 năm, chiến lược, chiến thuật cụ thể, sứ mệnh lớn lao: tăng quảng bá marketing; mở trung tâm đào tạo, khóa học về CNC - Siemens; kết hợp các trường đại học/nghề; lập kho thiết bị; kết nối dealers với OEMs ở Đài Loan, Hàn; xây dựng local OEMs dùng Siemens;... Rồi vụ nhập dây chuyền sx ô tô lớn đợt năm 2018, 2019 càng làm anh ấy hồ hởi.
- Đáng tiếc anh ấy không hiểu tính cách Việt, văn hóa Việt, thói quen Việt. Sau covid-19, đến 2021 hãng buộc phải triệu hồi anh ấy về nước sau 5 năm tiêu tốn kha khá tiền của tại Việt Nam mà không xây dựng nổi 01 local OEM chế tạo máy CNC nào dù đã đánh hết các ngành nghề hot như gỗ, may mặc, gia công cắt gọt, gia công tấm,.... Trước lúc về nước anh Đức ngồi uống bia xong chỉ có thể thốt lên "Ở Việt Nam người ta nói vậy chứ trong lòng thực không muốn vậy. Cái gì đến thì sẽ đến, có vội vàng mà giục cũng không nhanh được, có ra sức cản cũng không cản được."
- Sang đến năm nay thì làn sóng vốn, rồi máy cũ từ phương Bắc tràn xuống, kèm theo đó là dịch vụ/thiết bị/thương mại điện tử, rồi cơ chế mua trả góp 0%-10% làm thị trường máy CNC nói riêng và thiết bị công nghiệp nói chung ngày càng phụ thuộc nước ngoài.
- Trên thực tế em thấy chúng ta cũng đã có 1 vài OEMs làm máy từ trước 2010, nhưng là cho sản phẩm cực đặc thù, thị trường ngách, nặng về nhân công chứ chưa có đột biến nhiều về kỹ thuật, vẫn sử dụng kỹ thuật, công nghệ cũ, quen thuộc. Khả năng để có OEM made in Vietnam, mang thương hiệu như máy Đài, Hàn ngày càng xa vời. Em thiển nghĩ sau chỉ có assembled in Vietnam thì may ra....