Xin chào CCCM, Em ấp ủ một chuyến đi mạo hiểm về cung đường Hồ Chí Minh lịch sử (đường Trường Sơn) - đường HCM nhánh Tây.
Một số topic đã viết về cung này:
https://www.otofun.net/threads/duong-ho-chi-minh-tay-cac-cu-da-bao-gio-trai-nghiem.652689/
https://www.otofun.net/threads/duong-truong-son-dong-truong-son-tay-he-2019.1619058/
Em xin trích Wiki:
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ
miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ
miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua
miền Trung Việt Nam và phía tây
Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ
Lào,
Campuchia. Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí trang bị để chi viện cho
Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ
Chiến tranh Việt Nam.
Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không, tạo thành một tuyến hậu cần chiến lược để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến này luôn được thông suốt. Tuyến đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là
Tuyến lửa.
Ở
Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của
dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc
miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua (trên bản đồ là QL15). Sau này, nó còn có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong
chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và
quân đội Sài Gòn đã tập trung đánh phá hệ thống giao thông này bằng hàng loạt các chiến dịch bộ binh và không quân. Hàng triệu tấn bom đạn đã được Mỹ ném xuống. Một hệ thống máy móc trinh sát điện tử, được gọi là
Hàng rào Điện tử McNamara, đã được tăng cường sử dụng để nhằm trinh sát việc vận chuyển và chỉ điểm hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn thường xuyên sử dụng
chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để cản trở giao thông trên tuyến. Bất chấp tất cả những biện pháp tinh vi và đắt đỏ đó, đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn.
Đường Hồ Chí Minh là một trong 4 con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, các tuyến còn lại là quốc lộ 1A, Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam) và đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh còn một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.167 km chạy qua vùng núi phía tây, khác với quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ. Dự kiến, sau năm 2030 đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam Việt Nam nhánh Tây, với quy mô nhỏ hơn nhánh Đông.
......
Trở lại với chuyến đi của em, có được đợt nghỉ dài ngày nhân dịp thống nhất đất nước em quyết định lên đường. Trước khi đi em cũng đã tham khảo và tính đến những khó khăn khi đi cung đường nhánh Tây đường Hồ Chí Minh này như khoảng 250km không có trạm xăng dầu nào, không có sóng điện thoại và hầu như là không có dân cư sinh sống bám trụ trên cung đường này. Và thực tế là đúng như vậy chỉ có khoảng 4-5 trạm kiểm lâm và đồn Biên phòng trên toàn bộ cung đường và sau khi đi được khoảng hơn 100km thì em mới gặp 1 khu có dân cư sinh sống ven trục đường.
Trước ngày xuất phát, như thường lệ em kiểm tra lại xe cộ thay dầu xe (em thay dầu tại Dr.Car), thêm nước mát thêm nước rửa kính, kiểm tra lại áp suất lốp mang thêm bơm , kích diện acquy...nước uống, bia 333, rượi, lương khô bánh mỳ thịt hộp vì em xác định hôm đi trên cung Hồ Chí Minh nhánh Tây chắc sẽ phải ăn trên đường.