Thầy ấy cứ giảng đạo mọi vấn đề xã hội mà động đến "đồng bọn" là lặn ko thấy sủi tăm.
Để em thay cụ ấy giảng đạo vậy.
Cụ nào xem Tây Du Ký hẳn còn nhớ đoạn cuối thầy trò Tam Tạng đến lấy kinh thì bị A Nan, Ca Diếp đưa cho bộ kinh không có chữ. Sau phải quay lại cúng cái bát vàng để đổi kinh có chữ. Lúc đó A Nan cười nói: "tay không đến lấy kinh, người đời sau chết đói mất". Đoạn này có nhiều ý nghĩa nhưng một trong những ý nghĩa đó trùng với việc thớt này đang bàn luận.
Thứ nhất, tu hành thực sự như Tam Tạng thì kinh vô tự. Nhưng thiên hạ mấy ai đc như thế nên người ta cần kinh hữu tự. Mà kinh hữu tự thì phải có tiền mới có, đó là lẽ dĩ nhiên. Ăn uống, xây chùa, in kinh... tất cả đều là tiền. Đó là nguyên do cho câu nói: "tay không đến lấy kinh, người đời sau chết đói mất" (chết đói ở đây mang ý nghĩa là đói đạo chứ ko phải đói ăn). Tức là nếu ko ai cúng dường thì chắc chắn chẳng có chùa, chẳng có sư, chẳng có pháp và đạo Phật sẽ diệt.
Thứ hai, đạo Phật là đạo trung dung. Chính đức Phật sau khi tu khổ hạnh, gần như ko ăn uống gì đã ngộ ra đạo lý này. Vì thế mà ngài đã ăn uống trở lại. Tuy nhiên, ăn uống có chừng mực đủ để duy trì sự sống chứ ko phải ăn uống thoả thuê (Nguyên thuỷ chỉ ăn 1 bữa trước 12h) và ai cho gì ăn đó, ko đòi hỏi, ko kén chọn. Suy rộng ra cái sự cúng dường nó cũng vậy, vừa đủ để duy trì hoạt động thôi, và phải có phép tắc. Hiện nay thì cúng dường đã biến tướng hơi quá, nên có sự điều chỉnh từ GHPGVN.
Thứ ba, nhu cầu về tâm linh là có thật. Ngay trên OF này, trang 1 cũng có thớt hỏi về bố trí ban thờ. Có nhu cầu thì có dịch vụ đáp ứng thôi, và dịch vụ thì phải trả tiền. Cụ nào ko tin, ko thích thì ko trả tiền dịch vụ, cụ nào thích thì họ sử dụng và trả phí. Đơn giản vậy thôi. Thậm chí nhiều cụ trong thớt này thì xỉ vả chứ khi có người mất hay cần nhờ vả xem ngày gì đó thì lại khúm núm thầy thầy con con rồi xuỳ tiền ra thôi.
Thứ tư, bất cứ thứ gì để có thể tồn tại trong những điều kiện mới thì đều cần phải thay đổi. Đạo Phật ra đời đã mấy ngàn năm trước, để tồn tại đến nay thì cũng phải thay đổi nhiều, cũng không thể khư khư như thời đức Phật tại thế mà áp dụng vào hiện nay được.
Thứ năm, bất kỳ tôn giáo nào cũng đều sống dựa vào sự đóng góp của tín đồ.