Có câu
"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"
Nôm na nghĩa là :
Đời người ai mà rồi chẳng phải ra đi, sống thế nào để lúc về với trời đất không phải hổ thẹn
Câu thơ này là của 1 vị tướng thời xưa, 1 tấm lòng son sắt thà chết ko chịu sống nhục. Cũng giống như câu nói khảng khái của 1 vị Tướng của VN thời xưa chắc nhiều cụ mợ nhớ.
Nói về Xưa là vậy còn Nay trong cs bình yên, hiểu đơn giản sống làm sao để
Nghiệp thức ( thiện nghiệp + ác nghiệp) càng ít ác nghiệp càng tốt vì → Tất cả những “mầm” của nghiệp thức dồn chứa trong
A lại da thức mà “Cái kho A lại da thức “ đó là bất biến.
Nói một cách một khi chúng ta gây ra một nghiệp nào thì nó sẽ ở mãi trong A lại da (Tàng thức) từ đời này đến đời khác không mất. Khi gặp nhân duyên thì "
mầm hay vẫn gọi là
chủng tử " sẽ phát sinh để tạo thành quả báo và nó là kết quả của cái vui hay cái buồn của con người có thể ngay lập tức hoặc muộn hơn, nhưng “chắc chắn sẽ xẩy ra” , tất cả chỉ là “ thời điểm mà thôi”
→Theo Ngũ hành : Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc cấu tạo nên con người :
- Đất -Thổ : là thành phần chính tạo nên thịt, bắp thịt, gân, mô,......
- Thủy : là thành phần cấu tạo nên chất nhờn như đàm, nước miếng, tinh khí, máu huyết, mồ hôi…
- Kim : đương nhiên là Xương, sụn ...... rồi
- Gio gió tạo nên hơi thở, sinh khí...... của cây Mộc
- Hỏa là phần tạo nên thân nhiệt, sức nóng của cơ thể và cũng là nguồn năng lượng tiềm tàng phát sinh khi toàn bộ cơ thể hay một phần cơ thể hoạt động.
→Khi người sắp chết thì ngũ đại lần lượt lìa ra khỏi xác thân .......cuối cùng Hỏa vẫn còn lưu chuyển nên ngực còn hơi ấm để rồi tách dần khỏi thể xác khiến cơ thể lạnh dần ........
→
Hỏa là hành cuối cùng rời con ng trong thời gian thân trung ấm ấy, Hỏa - ấm ở đâu thì Tái sinh về đó trong 6 đạo luân hồi
Ngày nào dứt được nghiệp thì vòng sinh tử cũng theo đó mà ngừng. Cũng như chiếc xe mà hết xăng thì xe không chạy đc nữa
....... đề nghị các chủ phương tiện tìm trạm mua xăng tiêp theo