Các cuh vào đánh giá xem xu hướng BDS sẽ ra sao trong và sau đợt bùng phát Covid lần thứ 4 này
- Cá nhân e thấy tất cả các BDS ngoại ô và các tỉnh đều chững lại và ít có giao dịch, giá bắt đầu giảm , nếu cứ tình trạng này sẽ tiếp tục giảm nữa vì những nơi này trc đó đã tăng quá giá trị thực của nó roiif.
Một số dự án BDS của các tỉnh hiện bay CDT vẫn còn ngáo đá giá của thời điểm trc nên cho đôi sale thi nhau chào hàng nhưng thực tế bán đc rất ít
- Các BĐS các quận trung tâm HN và những nơi hạ tầng đầy đủ có dân cư sinh sống ổn định thì giá đã dừng và giao dịch có vẻ cũng chậm hơn
- Các BDS du lịch, khách sạn ...... vẫn tiếp tục đắp chiéu và nhiều chủ không chịu đc nhiệt nên tiếp tục cắt lỗ thoát hàng. E nghĩ tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra
Với tình trạng dịch lần 4 này bùng phát mạnh và rộng thế này kèm theo Vaccin phủ toàn dân cò rất chậm như này thì xu hướng sẽ ra sao ??? Mời các cụ cao kiến vào đóng góp ý kiến nhea
Cháu chém bừa:
Cụ liên hệ ngân hàng nào vậy ? Nghe cái câu khó khăn được cơ cấu và giảm lãi hết mà em phì cười với cái giọng điệu điêu ngoa của cụ.
Thông tư 01 và 03 của NHNN đã chỉ đạo việc cơ cấu cho KH, chỉ cơ cấu những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, thời gian cơ cấu tối đa đến 31/12/2021 và ngay sau khi hết dịch thì các cụ vay cứ yên tâm là phải trả lãi gấp 2 (lãi cơ cấu + lãi hiện tại).
Đấy là cơ cấu kéo dài thời hạn trả nợ với gốc còn lãi thì trả ngay khi hết dịch hoặc sau 31/12/2021.
Còn giảm lãi thì chỉ giảm 0,5-1% thôi vì không thể giảm thêm khi ngân hàng vẫn hàng ngày phải trả lãi tiền gửi của KH.
Thế nên việc cụ bảo cơ cấu và giảm lãi hết để ngân hàng họ phá sản à ?
Em đọc mà tưởng tượng ra cảnh phim như kiểu người lớn kể chuyện cổ tích để dụ con nít vậy !
Cháu từng cơ cấu hơn 1 năm vay trung hạn đây, ghi rõ là cơ cấu đến sau khi công bố hết dịch 2 tháng nhé. (khoản lãi cơ cấu trả dần trong 4 năm và tăng dần). Song lãi không giảm mà còn bị tăng thành 11,5% (các món ko cơ cấu đều giảm). Điên tiết quá chịu phạt chuyển ngân hàng. Vay có 8% (sắp tới khả năng điều chỉnh xuống 7,5). Với những tài sản thế chấp ít xèng thì vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho nn (mỗi tội trứng nợ).
việc cơ cấu làm tăng chi phí vay nhưng lại giảm áp lực thanh lý tài sản. Thế nên tài sản phát mại sẽ là hiếm.
Việc cơ cấu còn khốn nạn 1 cái nữa là như cái dây buộc khách hàng với ngân hàng, có tên ds cơ cấu ko vay đc nữa (cực kỳ khó chuyển ngân hàng) .
Đầu tiên cháu cũng nghĩ là “được” cơ cấu, sau này mới biết đây là cái bẫy, nn xẻ thịt mình nhiều hơn ăn dần. Khác méo gì xẻo thịt thằng chết rồi để nuôi thằng sống.
Việc ngân hàng cơ cấu món nợ + hạ lãi suất tiền vay, tiền gửi + thêm các gói kích cầu kinh tế sau dịch + cầu tăng đột biến cháu nghĩ sẽ dẫn đến là các loại tài sản khả năng sẽ tăng giá chứ ko chỉ mỗi đất đai. Tức đất đai tăng (hoặc ko giảm) là do …lạm phát. Thời điểm này coa xèng nên tìm nơi cất giữ an toàn. Cứ mua vàng rồi đợi kiếm đc mảnh nào ấy thực sự ngon thì mua luôn (với mục đích cất xèng chứ ko phải đầu tư—> vay thì thôi, đừng cố), chứ chả may giống bên Úc (hoặc các nc phương tây khác), bđs bùng nổ thì lại khó mua đất đấy cụ ạ. Rồi ối người (khả năng có cả cháu) lại ngồi tiếc hùi hụi.
Cháu làm du lịch nên cũng rất khó khăn, tưởng đâu mọi người hết xèng giống mình. Ấy thế mà đăng bán ks 37 tỉ, chưa đầy 5 ngày đã 6 cụ báo chốt phát sẵn xèng luôn, vướng dịch nên ko xuống đc (cộng với rất nhiều cụ quan tâm), đấy là mỗi of thôi ấy nhé. chưa kể mụ vợ thấy cháu đăng thì xót của, mang ts cho đội bđs đăng 39 tỉ. 3 ngày mà thêm 4 ông sẵn xèng luôn liên hệ.(nhưng cũng chưa xuống xem đc)
Chứng tỏ, vẫn còn đầy người có xèng, và tiền này từ đâu???cháu nghĩ vừa rồi đất, chứng…rất nhiều người mất tiền, như vậy tiền đi đâu??bị cháy à? Khả năng lại vào tay nhóm người đang phát sinh như cầu tích trữ. Mà tích trữ vào đất (thì chắc chắn ko mất, tiền thừa mà, lãi bán ko thì để đó), vớ vẩn nửa năm nữa lại gấp rưỡi ko chừng.
Sau đợt dịch phân cấp XH sẽ lại càng rõ ràng, thằng có chút tài sản thành kẻ bơ vơ(như cháu), ông đống tài sản thì lại khổ vì $ cứ chảy vào ko đỡ đc.
“
Thông tư 01 và 03 của NHNN đã chỉ đạo việc cơ cấu cho KH, chỉ cơ cấu những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, thời gian cơ cấu tối đa đến 31/12/2021”—> lại gia hạn thôi.