[Funland] Cùng đàm đạo nguồn gốc bộ bài tổ tôm, chắn

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,417
Động cơ
427,078 Mã lực
Không biết các cụ thế nào: Nhưng từ điển chắn học của e là xướng mà bắt bẻ câu chữ, bắt báo ... thì gọi là chơi kiểu "một ly ông cụ".
Nếu không xướng được thì ngửa bài: Nhờ làng xướng hộ, thế là xong.
Nếu chơi vui thì ko nói, mà kể có vui thì cứ phải một li ông cụ nó mới là chắn. Vui nhất khi bắt được báo, hồi hộp nhất khi gặp ván bài ù to, cảm giác lúc đó như là gặp xxx chặn đầu xe :D
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
thật tuyệt vời, bây h cụ ko còn cảm giác thế đâu
Lúc đứng dậy thằng nào cũng như người mất hồn, mặt vàng như nghệ . .

Bây giờ thỉnh thoảng vẫn chơi, nhưng chỉ ngồi 3-4 tiếng là mỏi và chán rồi cụ ạ . . Có thể Do tuổi tác, cviec, hoàn cảnh với cả đam mê cũng phai nhạt dần theo thời gian rồi cụ ạ
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
thật tuyệt vời, bây h cụ ko còn cảm giác thế đâu
Lúc đứng dậy thằng nào cũng như người mất hồn, mặt vàng như nghệ . .

Bây giờ thỉnh thoảng vẫn chơi, nhưng chỉ ngồi 3-4 tiếng là mỏi và chán rồi cụ ạ . . Có thể Do tuổi tác, cviec, hoàn cảnh với cả đam mê cũng phai nhạt dần theo thời gian rồi cụ ạ
 

innova02

Xe tải
Biển số
OF-1049
Ngày cấp bằng
31/7/06
Số km
230
Động cơ
577,526 Mã lực
Nhân tiện nêu 1 vấn đề thiên hạ kỳ bẽo 100 quân tranh cãi xưa nay, có vẻ nhiều người đã hiểu sai
Nhiều cụ thuận miêng hô cước như sau:
"Chíu ù, bạch thủ ù chi, kính tứ chi"
Bị làng đè ra bắt phạt với lý luận 2 lần hô ù, theo em là vớ vẩn vì làm gì có chuyện 2 lần ù cho 1 lần nảy quân? bản thân chữ "Ù" không phải 1 dịch được tính điểm, nếu gặp thằng nói lắp bẩm sinh, nó hô 10 lần chữ "ù" cũng kệ con mẹ nó, ăn tiền như thường.
Tuy nhiên, vì "Chi" là 1 cước ăn tiền, nên mỗi lần hô "chi" là 1 cước ăn tiền của làng. Hô không hạp lý bị phạt là đương nhiên.
Như vậy, nếu hô: "Chíu ù chi, bạch thủ ù chi, kính tứ chi" thì chữ "chi" thứ nhất là hô thừa, bị phạt, chữ "chi" thứ 2 và thứ 3 bắt buộc phải có mới được ăn tiền.
Hô chuẩn là: Chíu ù, bạch thủ chi, kính tứ chi chắc không bị vặn vẹo.
Ý các cụ ra răng?
Hình như cụ hô vẫn chưa chuẩn :)
Em toàn hô: "Chì - chíu ù - bạch thủ chi - kính tứ chi" - chì hơn chíu :D
 

HAILINHDUY

Xe điện
Biển số
OF-382091
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
2,609
Động cơ
264,230 Mã lực
Bạch thủ chi là 1 cước, chíu ù là một cước. Chíu ù bạch thủ chi là một cước gộp. Viết như cụ về nghĩa ai cũng hiểu và không sai, nhưng không đúng cước ạ.
Cắt nghĩa như cụ thì chính xác hơn.
Do em quen miệng xướng vậy. Sợ lại nhịu xướng là Chíu ù bạch thủ ù chi thì toi! :D
 

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,381
Động cơ
1,050,617 Mã lực
https://chanphom.com/game/chan2
Các cụ vào đây mà luyện cho đỡ nhớ đi.
Bọn em vẫn hay kể với nhau câu chuyện này.
Thằng con đánh chắn thì ko gọi tên mà gọi kiểu như hoa đào, cầm cuốc, bát cá ... Đến hôm về đánh chắn với bố nó vứt con xe bò, nó nói xe bò ..ứt, ông bố tay dưới liên hô ăn được, ăn được. Lôi về cửa ông ấy nghĩ ra mới chửi thằng con: Đm, mày vừa nói xe bò gì đấy.. :P
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Nếu chơi vui thì ko nói, mà kể có vui thì cứ phải một li ông cụ nó mới là chắn. Vui nhất khi bắt được báo, hồi hộp nhất khi gặp ván bài ù to, cảm giác lúc đó như là gặp xxx chặn đầu xe :D
Oh cụ Bim cũng chơi à!
Cháu tưởng môn này bộ GD ĐT chỉ đưa vào môn học bắt buộc ở phía Bắc thôi chứ nhỉ:D.
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực

DTV

Xe tăng
Biển số
OF-24413
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,334
Động cơ
496,178 Mã lực
Em oánh chắn từ khi vào trường - 1989 đến nay, cả đánh vui lẫn đánh có thưởng, chờ không biết bao nhiêu phát ù thập thành rồi mà em chưa bao giờ ù được thập thành. Toàn lên con xấu, ván thì cắp tráp lên sau thèng khác ù mất,phát thì rúc rọ. Còn lại ù hết các kiểu rồi.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,417
Động cơ
427,078 Mã lực
Oh cụ Bim cũng chơi à!
Cháu tưởng môn này bộ GD ĐT chỉ đưa vào môn học bắt buộc ở phía Bắc thôi chứ nhỉ:D.
Thế giới phẳng roài, đang là thời kì rực rỡ của lan tỏa và hội nhập. Cụ thử vào Nam xem có bún chả nem rán, bún đậu mắm tôm ko :D
 

xecontrau

Xe tải
Biển số
OF-306855
Ngày cấp bằng
7/2/14
Số km
444
Động cơ
304,793 Mã lực
Gửi các cụ câu đối
Thông chì bạch định hai tôm chíu
Bạch thủ ù chi tám đỏ lèo
 

Inocent

Xe buýt
Biển số
OF-86133
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
805
Động cơ
416,207 Mã lực
Lâu rồi em đọc 1 bài dang dở bên trang lý học đông phương (hay phương đông), có nói về nguồn gốc bộ bài này.
Thời hay đi nước ngoài bọn bạn bảo muốn chơi chắc tìm mua được ở phố tàu. Nhưng em cá là không vì môn này tàu không chơi. Em thắng.
Nhưng hình như bộ bài này thì toàn in ở tàu, lại chỉ bán ở VN.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,664 Mã lực
Nhân tiện nêu 1 vấn đề thiên hạ kỳ bẽo 100 quân tranh cãi xưa nay, có vẻ nhiều người đã hiểu sai
Nhiều cụ thuận miêng hô cước như sau:
"Chíu ù, bạch thủ ù chi, kính tứ chi"
Bị làng đè ra bắt phạt với lý luận 2 lần hô ù, theo em là vớ vẩn vì làm gì có chuyện 2 lần ù cho 1 lần nảy quân? bản thân chữ "Ù" không phải 1 dịch được tính điểm, nếu gặp thằng nói lắp bẩm sinh, nó hô 10 lần chữ "ù" cũng kệ con mẹ nó, ăn tiền như thường.
Tuy nhiên, vì "Chi" là 1 cước ăn tiền, nên mỗi lần hô "chi" là 1 cước ăn tiền của làng. Hô không hạp lý bị phạt là đương nhiên.
Như vậy, nếu hô: "Chíu ù chi, bạch thủ ù chi, kính tứ chi" thì chữ "chi" thứ nhất là hô thừa, bị phạt, chữ "chi" thứ 2 và thứ 3 bắt buộc phải có mới được ăn tiền.
Hô chuẩn là: Chíu ù, bạch thủ chi, kính tứ chi chắc không bị vặn vẹo.
Ý các cụ ra răng?
câu 2 của cụ chuẩn rồi , bọn em cũng hô như vậy
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,131
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Một vấn đề khác có liên quan là nguồn gốc hình họa của bộ bài Tổ Tôm. Vấn đề được đặt ra: tất cả những hình họa trên con bài Tổ Tôm đều là “đặc trưng Nhật Bản rõ rệt, nhất là tất cả các nhân vật đều mặc kimono (tước vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em.

Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (mono), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật” (5). Thế nhưng loại bài Tổ Tôm này “chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa kiều ở VN)” (6). Ý kiến trên có 2 câu hỏi: 1/ Nguồn gốc bộ bài Tổ Tôm và 2/ Nguồn gốc và hình họa của bộ bài này?

Như đã trình bày, bài Tổ Tôm có gốc từ loại bài biến thể của Diệp tử mã điếu - xét ở cơ cấu, số lượng, tên gọi... Còn câu hỏi thứ hai, theo các cứ liệu lịch sử, chúng ta có thể giả định là các hình họa đó do một nghệ nhân/họa sĩ người Nhật sống ở Hội An thực hiện và in ấn bán ra thị trường Đàng Trong, dựa trên qui phạm của loại bài Mặc Hòa (hay Đấu hổ) vốn đã phổ biến trước đó. Giả thiết này được hỗ trợ bởi cứ liệu ngữ âm phương ngữ xứ Quảng: âm “am” được đọc thành “ôm”.
Loại bài biến thể từ Diệp tử mã điếu vốn được gọi là Tụ Tam (hiểu theo nghĩa là luật chơi dựa vào sự tích hợp 3 con bài theo hàng ngang hay hàng dọc) được dân xứ Quảng gọi theo ngữ âm đặc trưng của mình thành “Tổ Tôm”. Chỉ có người Quảng mới có thể đọc “tam” thành “tôm”. Nói cách khác, bài Tổ Tôm phải chăng xuất hiện đầu tiên ở Quảng Nam, cụ thể là Hội An, theo “maquette” của nhà tạo mẫu người Nhật ở phố Nhật Bản Hội An thực hiện.
Trong Quảng Nôm có môn hát bài chòi và chơi bài chòi, cũng 3 pho văn vạn sách, cũng cửu đỏ bát bồng. Lối diễn xướng cũng giống oánh tổ tôm điếm, bây giờ không biết chứ hồi 90's hội Chùa Láng có oánh tổ tôm điếm. cũng hát xướng phèng la trống bỏi đủ cả.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,645
Động cơ
1,027,990 Mã lực
Nhân tiện nêu 1 vấn đề thiên hạ kỳ bẽo 100 quân tranh cãi xưa nay, có vẻ nhiều người đã hiểu sai
Nhiều cụ thuận miêng hô cước như sau:
"Chíu ù, bạch thủ ù chi, kính tứ chi"
Bị làng đè ra bắt phạt với lý luận 2 lần hô ù, theo em là vớ vẩn vì làm gì có chuyện 2 lần ù cho 1 lần nảy quân? bản thân chữ "Ù" không phải 1 dịch được tính điểm, nếu gặp thằng nói lắp bẩm sinh, nó hô 10 lần chữ "ù" cũng kệ con mẹ nó, ăn tiền như thường.
Tuy nhiên, vì "Chi" là 1 cước ăn tiền, nên mỗi lần hô "chi" là 1 cước ăn tiền của làng. Hô không hạp lý bị phạt là đương nhiên.
Như vậy, nếu hô: "Chíu ù chi, bạch thủ ù chi, kính tứ chi" thì chữ "chi" thứ nhất là hô thừa, bị phạt, chữ "chi" thứ 2 và thứ 3 bắt buộc phải có mới được ăn tiền.
Hô chuẩn là: Chíu ù, bạch thủ chi, kính tứ chi chắc không bị vặn vẹo.
Ý các cụ ra răng?
đúng rồi, 2 ù, các cụ ko cho hô thế. Hô chuẩn là thế hoặc "bạch thủ chíu ù chi, kính tứ chi":
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Bỏ cước chíu ù vẫn ăn tiền như thường cụ ạ. Mình thiệt một dịch thôi.
Chíu ù không hô ai cho ăn tiền hở cụ?
Chỉ có bỏ cước chíu dưới chiếu thì được
 

Yeu_Hoa

Xe buýt
Biển số
OF-422969
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
822
Động cơ
223,862 Mã lực
Chíu ù không hô ai cho ăn tiền hở cụ?
Chỉ có bỏ cước chíu dưới chiếu thì được
Cái này cũng hay cãi nhau. Ví dụ chíu ù có tôm, quên hô chíu ù, chỉ hô có tôm, thì nhiều chiếu vẫn cho ăn (tính cước tôm)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top