Khép được rồi, đang đợi ngày lành tháng tốt thôi!Vụ này tốn tiền thuế và thời gian mà mãi vẫn không khép lại được, Vì sao vì sao vì sao
Khép được rồi, đang đợi ngày lành tháng tốt thôi!Vụ này tốn tiền thuế và thời gian mà mãi vẫn không khép lại được, Vì sao vì sao vì sao
Quá nản , niềm tin là một điều gì đó rất rẻ mạt.Khép được rồi, đang đợi ngày lành tháng tốt thôi!
vì xử láo toét phi lý một cách thô thiển, ai có lương tri đều đều thấy quá vớ vẩn nên mấy ông dính dáng đến vụ này dù lực to thế mạnh mà cũng không thể che tay lấp trời được, chứ những vụ khác chỉ cần đúng 3 sai 7 là đã xong xuôi rồi. Vụ này sai quá 9, đúng chả được 1 nên mới lùng bùng thế này.Vụ này tốn tiền thuế và thời gian mà mãi vẫn không khép lại được, Vì sao vì sao vì sao
thôi cụ đừng trả lời comment của bọn cùn đấy nữa, mất thời gian. Người có vị trí xã hội bị xúc phạm, bôi nhọ, vu khống ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm mà nó so với chó sủa thì còn gì để nói.Cụ nhất, thằng đang bị bôi nhọ, xúc phạm danh dự,nhân phẩm nghiêm trọng, nó lại còn thách thức kiện, cho hẳn tên tuổi, địa chỉ, sdt mà ko dám động đến sợi lông chân của nó, cứ vài hôm nó lại chỉ mặt gọi tên mà vẫn ngồi im không nhúc nhích, đường đường là Trưởng CA huyện chứ có phải là tôm tép gì đâu
Đúng rồi... Chờ ngày tốt chủ mang tiền độ trả anh để anh lên Trần duy Hưng giải đen mùa Cô vi đây... Há háKhép được rồi, đang đợi ngày lành tháng tốt thôi!
Tôi có lương tri nhưng ko thấy vớ vẩn. Tòa đã xử đúng người, đúng tội rồi. CĐM nên chấp nhận sự thật này và quay lại với cuộc sống hiện tại đi. Đà Nẵng lại xuất hiện 4 ca Covid mới. Haizzz!!!vì xử láo toét phi lý một cách thô thiển, ai có lương tri đều đều thấy quá vớ vẩn nên mấy ông dính dáng đến vụ này dù lực to thế mạnh mà cũng không thể che tay lấp trời được, chứ những vụ khác chỉ cần đúng 3 sai 7 là đã xong xuôi rồi. Vụ này sai quá 9, đúng chả được 1 nên mới lùng bùng thế này.
Vụ này mà kết án được đúng là phỉ nhổ vào cái gọi là khoa học hình sự. Giết 2 người, cướp của, 1 đống hành động không để lại 1 dấu vết nào, thời gian, nhân chứng ko rõ ràng mà cũng kết án được.
Lương tri...!!Tôi có lương tri nhưng ko thấy vớ vẩn. Tòa đã xử đúng người, đúng tội rồi. CĐM nên chấp nhận sự thật này và quay lại với cuộc sống hiện tại đi. Đà Nẵng lại xuất hiện 4 ca Covid mới. Haizzz!!!
Tôi có lương tri nhưng ko thấy vớ vẩn. Tòa đã xử đúng người, đúng tội rồi. CĐM nên chấp nhận sự thật này và quay lại với cuộc sống hiện tại đi. Đà Nẵng lại xuất hiện 4 ca Covid mới. Haizzz!!!
Khác quan điểm thì không vấn đề gì, mà bất chấp lý lẽ để chống lại việc làm rõ sự thật thì việc chỉ ra điều đó là việc tốt.
Em vào phe có lương tri và không thấy vớ vẩn cùng với cụ.
Vớ vẩn chính là việc thảo luận theo kiểu quy chụp những ai không cùng quan điểm thì bị coi là ba củ, không lương tri hoặc không hiểu biết...
Lý thuyết là vậy.Khác quan điểm thì không vấn đề gì, mà bất chấp lý lẽ để chống lại việc làm rõ sự thật thì việc chỉ ra điều đó là việc tốt.
Thảo luận có lý lẽ, tôn trọng sự thật thì muốn chụp mũ cũng không được.
Cái cụ nói cũng chỉ là lý thuyết. Nếu cụ chịu khó lội gần 300 trang có thể cụ sẽ có quan điểm khác về những gì nhiều người tin, và những gì một nhóm người bảo vệ lý lẽ của họ, để xem thứ nhiều người tin có đáng tin không, và lý lẽ cũng như cách bảo vệ quan điểm của nhóm kia, cũng như cách thể hiện của họ, có đáng bị kỳ thị như vậy không.Lý thuyết là vậy.
Nhưng khi thảo luận mà người ta tin rằng chỉ họ mới là chân lý, điều họ tin mới là thật còn ngược lại là không lương tri thì hoàn toàn khác lý thuyết cụ nói.
Thôi thì ít tiền quá nên kệ nói thách mình, cụ nhỉ!Khổ lắm, chả bõ bèn gì. Cá nhân thì bị phạt 12,5 triệu nhưng được làm người nổi tiếng cũng đáng
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
Không chấp trẻ con, em đoán và nói giảm đi rồi đấyThôi thì ít tiền quá nên kệ nói thách mình, cụ nhỉ!
Sao cụ lại chuyển thành chuyện niềm tin như thế, kết tội lại còn tội tử hình thì phải dựa trên căn cứ tin cậy và chính xác.Lý thuyết là vậy.
Nhưng khi thảo luận mà người ta tin rằng chỉ họ mới là chân lý, điều họ tin mới là thật còn ngược lại là không lương tri thì hoàn toàn khác lý thuyết cụ nói.
Lúc đấy là gần 20h đêm rồi còn đi chợ cái nỗi gì hả bác? Rấy phi lý.cái này em đang nhờ cụ hỏi chú Danh đấy! Cụ cứ phàn nàn vài cái bút lục bị giấu đi, nhưng hiện nay thằng dấu 1.000 trang bút lục là thằng Danh!
Tạm kể lại như sau. Sau khi gọi điện cho Hải ở tiệm cầm đồ thì lúc Hải chạy về nhà đến ngã ba gặp Đang ở quán cafe lề đường chạy ra bảo Hải chở, nhưng mà Hải nói để về đổi xe, dì tao bảo tao về trả xe sớm cho dì đi chợ. Xong Hải chạy về nhà, đổi xe, chạy ra ngã ba gặp Đang, lần này Đang lái xe chở Hải chạy tiếp vài trăm mét đến chổ trả tiền cá độ. Như vậy Đang có thể xác nhận Hải đổi xe, và xe đó có phải là xe Dream hay không.
Không liên quan em hỏi tý vụ nhà Hàng Bè sao rồi? Em không thấy tin gì muốn đọc lại mà không thấy thớt nổi.Sao cụ không hỏi ngược lại tại sao TTC không làm đơn tố cáo? Sẽ được chứng minh ngay theo mong muốn
Cái thằng đấy nó còn nói 2 phạm nhân trong cùng 1 vụ án (chưa xử phúc thẩm) có thể nhốt chung 1 phòng, luật cho phép.Thằng cháu Grar chưa đủ tuổi đi làm CMND nên nói năng linh tinh ,cụ đừng chấp
Khổ thân đội 47, thuê cả trẻ con đi cãi nhau
Phải hiểu là đổi xe để mai đi chợ chứ cụ?Lúc đấy là gần 20h đêm rồi còn đi chợ cái nỗi gì hả bác? Rấy phi lý.
E thấy K liên quan.Hồ Duy Hải và Dreyfus (ST & L)
Vụ án này gợi lại một vụ án Pháp khét tiếng diễn ra vào cuối thế kỷ XIX: vụ án Dreyfus
Sở phản gián quân đội Pháp nhận thấy có tài liệu mật được chuyền sang tòa đại sứ Đức. Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng vì từ năm 1871 Đức đã tước tỉnh Alsace và một phần tỉnh Lorraine của Pháp trở thành tử thù của nước này. Ngày 15 tháng mười năm 1894 đại úy Alfred Dreyfus bị bắt với cáo buộc thông đồng với thế lực thù địch.
Tòa án quân sự quyết định xử kín để bảo mật. Cáo buộc chỉ dựa trên một phiếu chuyển công văn đến tòa đại sứ Đức mà sở phản gián chặn được. Các chuyên gia về bút pháp nói rằng chữ viết trên phiếu chuyển gần giống như lối viết của đại úy Dreyfus. Công tố thì nêu bị can là một sĩ quan thuộc bộ tham mưu có khả năng tiếp cận tài liệu mật của quân đội, thông thạo tiếng Đức và theo đạo Do thái. Dựa trên những chứng cứ mong manh đó và mặc dù bị can kêu oan, bảy thẩm phán của tòa án quân sự đã nhất trí kết án đại úy Alfred Dreyfus vì tội thông đồng với thế lực thù địch ngoại quốc với hình phạt tước quân tịch và khổ sai chung thân.
Cuối năm 1894, một đại tá đến nhà tù gặp đại úy Dreyfus đề nghị ông ta nhận tội để được giảm án. Nhưng ông này từ chối và ông tiếp tục kêu oan trong buổi lễ tước quân tịch của ông diễn ra ở Trường Quân sự (Ecole Militaire). Sau đó ông bị dẫn đi đày biệt ly ở đảo Ile du Diable, Guyana. Nhưng vợ, bà Lucie, và người anh cả, ông Mathieu, vận động tất cả năng lực, thời gian và tiền của để khôi phục danh dự cho ông Alfred Dreyfus mà họ cho là đã bị kết án oan.
.
Vào thời đó ở Pháp có hai luồng dư luận. Một bên là phe hữu, ghét người Do thái, muốn xây dựng một chế độ độc đoán với một quân đội hùng mạnh để dành lại Alsace Lorraine đã mất về tay Đức. Một bên là phe tả muốn củng cố nền cộng hòa, chống quân phiệt và có xu hướng xã hội chủ nghĩa.
Bà Lucie và ông Mathieu đang thuyết phục được một số nhà báo thuộc phe tả thì quyền giám đốc sở phản gián quân đội, trung tá Georges Picquart, khám phá một điện tín của một nhân viên tòa đại sứ Đức gửi cho một sĩ quan Pháp, thiếu tá Ferdinand Walsin Esterhazy, và một bức thư khác cho thấy quan hệ gián điệp giữa hai người này. Nhưng tòa án quân sự tha bổng Esterhazy dưới áp lực của phe hữu và để tránh phải thú nhận rằng quân đội đã sai lầm. Trung tá Picquart bị chuyển sang chức vụ khác ở Bắc Phi.
Nhà văn Emile Zola viết một thư ngỏ gửi Tổng thống Felix Faure trong đó ông trách B ộ tổng tham mưu đã kết án một người vô tội - Dreyfus, và tha một người có tội -Esterhazy, và ông yêu cầu xét xử lại để giải oan cho đại úy Dreyfus. Ngày 13 tháng giêng 1898 tờ Aurore đăng thư này trên trang nhất dưới tựa đề "J'accuse". Dư luận Pháp chia rẽ thành hai một cách rõ rệt: Dreyfusard, khuynh tả - ủng hộ Dreyfus, và anti-Dreyfusard, khuynh hữu - chống lại Dreyfus. Mỗi phe tranh cãi với những lời lẽ cứng rắn, thô tục và hung bạo. Phe này kiện phe kia vu khống, hành hung, lăng mạ. Phe Dreyfusard thành lập Liên đoàn Nhân quyền (Ligue des Droits de l'Homme). Phe anti-Dreyfusard bôi nhọ gia đình Dreyfus, Emile Zola và cộng đồng Do thái bằng tin tặc. Emile Zola phải sang tỵ nạn bên Anh cho tới ngày mở phiên tòa phúc thẩm. Trầm trọng hơn, một vài anti-Dreyfusard kêu gọi lật đổ chính thể công hòa để tái lập một chính thể quân chủ độc đoán hơn.
Trước tình hình rối ren đó các nội các được quốc hội bầu mau chóng từ chức để tránh phải chọn lập trường về vụ án. Rút cục t hủ tướng Waldeck-Rousseau đưa vụ việc lên tòa phá án. Tòa phán hủy bản án năm 1894 và ra lệnh xử lại. Lẽ cố nhiên quân đội tìm cách giữ thể diện cho mình và động viên phe anti-Deyfrusard. Ở phiên kháng án, tất cả các nhân chứng của bộ tổng tham mưu đều kết tội ông Dreyfus nhưng không đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào. Luật sư Labori bào chữa cho ông bị một người lạ mặt bắn chết. Mặc dù thiếu cáo buộc rõ ràng, tòa án quân đội lại tuyên Alfred Dreyfus phạm tội phản quốc, nhưng với tình tiết giảm nhẹ, và phạt ông mười năm tù. Quân đội Pháp đã từ chối nhận sai lầm năm 1894 của mình.
Phe Dreyfusard phẫn nộ phản đối rầm rộ. T hủ tướng Waldeck-Rousseau đề nghị với tổng thống Emile Loubet ân xá tất cả các đối tượng liên quan đến vụ án. Trước viễn cảnh thêm mười năm tù đày, quá mệt mỏi và vì yêu nước muốn tránh hiểm nguy cho chính thể Đệ tam Cộng hòa, ông Dreyfus chấp nhận quyết định ân xá. Nhưng phe Dreyfusard tiếp tục đòi công lý. Năm 1903 nghị sĩ Jean Jaures, thuộc Đ ảng Xã hội, khui ra vài tài liệu giả mạo trong hồ sơ cáo buộc. Năm 1906 tòa án lại hủy bản án năm 1894 nhưng lấy cớ không có gì để buộc tội ông Dreyfus không bắt tòa án quân sự phải sự xử lại. Suy ra ông Dreyfus được trắng án. Sau đó thì ông được phục hồi vào quân đội với hàm thiếu tá. Ông tham gia Đệ nhất Thế chiến rồi mất năm 1935. Vợ ông, bà Lucie, lìa trần năm 1945 sau một nửa cuộc đời đấu tranh để khôi phục danh dự cho chồng.