Rảnh để em chém gió phát
Theo thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC, tại điểm b và c khoản 2 điều 1 thì
dao, thớt, ghế là các chứng cứ quan trọng (chỉ thu thập được ghế nhưng vẫn không đúng) -> Thiếu toàn bộ chứng cứ quan trọng liên quan đến
công cụ, phương tiện gây án.
Điều 1. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án
1. “Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” quy định tại khoản 1 Điều 168 và điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTHS là chứng cứ quy định tại Điều 64 của BLTTHS dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
2. Thiếu chứng cứ sau đây là trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án:
b) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
c) Chứng cứ để chứng minh “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
Theo điểm a và b khoản 3 điều 1 thì khi thiếu chứng cứ quan trọng phải "bổ sung" tuy nhiên theo điểm c thì nếu
thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc
không thể thu thập được (Vụ HDH rơi vào trường hợp đã nêu tại điểm c).
3. Điều kiện để trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án:
a) Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án được hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
b) Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án được hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà xét thấy không thể bổ sung tại phiên tòa được;
c) Không trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được. Ví dụ 1: Có 3 người làm chứng nhưng chỉ xác định được 2 người. Ví dụ 2: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã mất không thể tìm được.
=> Tóm váy 1 : dao, thớt, ghế là chứng cứ quan trọng.
Cũng theo thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC, tại điểm k khoản 2 điều 4 thì
ghế là 1 trong các chứng cứ quan trọng nhưng đã được thu thập không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS do đó không có giá trị chứng minh thêm nữa
dao, thớt (cũng là chứng cứ quan trọng) vẫn còn tại hiện trường vụ án / đã được tìm thấy sau đó nhưng không được thu thập đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS => Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Điều 4. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
2. Những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự:
k) Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
=> Tóm váy 2 : vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Chưa xong vì có chữ nhưng ... theo điểm a khoản 3 điều 4 bên dưới => Nếu HĐTP căn cứ vào đây vẫn có thể kết luận :
có vi phạm thủ tục tố tụng nhưng không làm thay bản chất vụ án cho dù có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đi chăng nữa. Nói thêm : ở đây đang vận dụng BLTTHS 2003 (có lợi cho bị cáo theo nguyên tắc bất hồi tố) còn BLTTHS 2015 thì "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" đã bao gồm "xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án" nhưng chỉ nói chung chung.
3. Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mặc dù “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” theo hướng dẫn tại khoản 1 và được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng;
Vấn để cuối cùng cần chứng minh là việc thu thập sai ghế, bỏ sót dao, thớt là có xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng (cụ thể là bị cáo).
Trở về vụ án HDH, các chứng cứ về sự có mặt của H ở hiện trường lúc xảy ra vụ án cũng như việc cướp, tiêu thụ tài sản cướp được theo BLTTHS là đủ tuy nhiên tách riêng hành vi giết người của H (nặng nhất) thì chỉ có chứng cứ duy nhất là lời nhận tội của H (có lúc H kêu oan và không chấp nhận lời nhận tội này), cho dù biên bản khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra phù hợp với lời khai của H nhưng căn cứ buộc tội của HĐXX ngoài lời nhận tội vẫn chủ yếu từ suy đoán
"H có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án và H có cướp tài sản của nạn nhân do đó chính H giết người", luật không cấm suy đoán để buộc tội nếu có cơ sở và cũng trên quan điểm đấy việc CQĐT làm mất các chứng cứ quan trọng như dao, thớt (có thể trên đó có dấu vết của tội phạm), các chứng cứ này được suy đoán có thể là chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội (nếu "suy đoán vô tội" hoàn chỉnh thì đây auto là chứng cứ gỡ tội
) thêm nữa theo điều 15 BLTTHS 2015 "cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
chứng cứ xác định có tội và
chứng cứ xác định vô tội" cho nên việc làm mất chứng cứ (lỗi hoàn toàn không phải của bị cáo) đã
xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo.
=> Tóm váy : trả hồ sơ điều tra lại