Thực ra nếu đàn lâu chưa lên dây thì phải lên dây 2 lần, lần 1 lên dây ngay lập tức sau khi chuyển cũng được cụ ạ. Bởi vì lên dây lần 1 chủ yếu nhằm kéo cao (thậm chí cao hơn cao độ tiêu chuẩn), sau đó vài ngày thì sự đàn hồi của khung và dây sẽ kéo tụt xuống một chút. Lúc đó lên dây tiếp lần 2 để đưa về đúng cao độ để dây không bị tụt nhanh nữa. Chắc chỗ cụ vận chuyển và thợ lên dây là 2 nhóm khác nhau nên họ làm đúng "bài bản" như vậy chú ở Việt Nam nếu lên dây 2 lần thì họ thường làm như em nói cho đỡ phải đi lại nhiều.
Còn cái món chỉnh đàn thì lưu ý trước là cụ phải cẩn thận vì nếu không hiểu bản chất sẽ chỉnh sai và lẫn lộn hết ngay. Ví dụ: chỉnh độ cao phím sẽ làm thay đổi vị trí búa, chỉnh tiếp vị trí búa sẽ liên quan đến hành trình búa (khoảng cách di chuyển của búa), liên quan đến jack đẩy hông búa, liên quan đến catcher lưng búa... Cuối cùng dẫn đến một hiện tuợng là: nếu chỉnh đàn cũ chỉ đơn giản cho vừa mắt (đẹp, đều) thì bộ máy hoạt động hết sức lộ cộ. Nếu chỉ biết ít hoặc biết một phần việc nhỏ thì không nên làm cụ ạ. Chính vì thế rất nhiều cửa hàng dù họ cũng tiếp xúc nhiều với đàn, cũng không muốn mang tiếng là mông má đàn nhưng cũng không đủ khả năng để thực hiện việc căn chỉnh và phục hồi. Nghiệp dư mà tự làm thì em nghĩ là không nên, trừ khi cụ quá yêu thích và rảnh thời gian.
Quy trình sửa đàn toàn bộ em có viết ở trên fanpage facebook, không nhớ là đã post trong topic này chưa nên em viết để cụ tham khảo và thực hiện. Mà cụ nên chịu khó làm lấy một cái facebook để em hỗ trợ về kỹ thuật (nếu cụ cần). Còn chỉnh độ cao búa thì em quay clip cho cụ đây rồi, cụ cho em cái địa chỉ email em gửi cho cụ để cụ làm.