- Biển số
- OF-298260
- Ngày cấp bằng
- 12/11/13
- Số km
- 2,169
- Động cơ
- 328,938 Mã lực
Có một cụ băn khoăn như sau
Thôi em cứ nói hết những gì mình biết về chuyện mua cây đàn của cụ để cụ và những người khác tham khảo thêm ý kiến cá nhân của em.
1. Giá 14tr là không phải thấp (rẻ hay đắt là việc khác) so với giá thị trường.
2. Cùng tầm tiền 14tr có thể mua đàn mới của Yamaha, Casio với chất lượng yên tâm hơn nếu cụ không biết cách kiểm tra đàn.
Các kiểm tra đàn điện đơn giản nhất (tối thiểu) cho người không biết gì:
- Nắm vào mép các phím và lắc ngang, nếu phím cụ lắc mà chạm vào phím bên cạnh là độ dơ tương đối lớn, phím bị lỏng.
- Bật âm lượng hết cỡ và cho đàn tự chơi một bản nhạc để nghe loa có rè không.
- Gõ liên tục thật nhanh vào một phím để xem độ nảy có tốt không (thực hiện với toàn bộ các phím). Nếu trong một giây cụ bấm được tối thiểu khoảng 3-4 lần là độ nảy đạt yêu cầu dùng cho người mới học (cái này thực ra phải có dụng cụ kiểm tra nhưng em hướng dẫn cụ theo kinh nghiệm để tự thực hiện). Các thực hiện: nhấn mạnh, sâu, dứt khoát vào phím sau đó nhấc tay lên thật nhanh và lại gõ tiếp khi phím bật về vị trí cũ. Ban đầu thử gõ 3-4 lần một dây, sau đó tăng dần tốc độ lên. Trong một giây mà số lần nhấn được như vậy càng nhiều càng tốt ( nói một cách tương đối).
- Tất cả các phím khi nhấn xuống đều trơn tru, không bị kẹt, cứng, dính hoặc cảm giác vướng ngón tay khi nhấn phiims.
- Khi chơi đàn không có tiếng tạp âm lạch cạch. Có thể chấp nhận những tiếng động trầm, đều khi phím bật về vị trí cũ (đàn càng mới thì âm thanh này càng nhỏ).
- Kiểm tra độ nguyên vẹn, hư hỏng khác thì giống như các loại đồ điện tử cũ thông thường.
Tuy nhiên giá rẻ hay đắt nằm ở việc con cụ sử dụng cây đàn đó hiệu quả đến mức nào. Gặp các trường hợp sau thì gọi là đắt:
1. Mua về dùng vài bữa thì bỏ xó vì lười tập.
2. Đang dùng thì bị hỏng, vừa mất thời gian không học được lại phải gọi thợ đến sửa và tốn thêm tiền.
Còn nếu con cụ dùng đàn và học kiên trì được khoảng 2 năm và đổi đàn thì cây đàn này không hề đắt.
Những vấn đề khác như hoa hồng, bảo hành, phụ kiện.... em không bàn vì nó thuộc vấn đề riêng của các cửa hàng.
Em nói vậy hy vọng cung cấp được cho các cụ đôi chút kinh nghiệm cá nhân và hy vọng không làm các cụ kinh doanh ở đây phật ý
Ban đầu em đã trả lời, sau nghĩ lại thấy cũng không ổn vì chỗ nhiều cụ đang kinh doanh mà mình lại nhảy vào đưa ra quan điểm cá nhân thì cũng không hay ho cho lắm vì vậy em copy và paste toàn bộ nội dung còm ở đó sang bên này cho cụ nào quan tâm thì đọc. Nội dung dư sau:Vợ em mới mua cho con bé nhà em cái Roland HP245 nội địa Nhật 14 củ, chả biết đắt hay rẻ ah
Thôi em cứ nói hết những gì mình biết về chuyện mua cây đàn của cụ để cụ và những người khác tham khảo thêm ý kiến cá nhân của em.
1. Giá 14tr là không phải thấp (rẻ hay đắt là việc khác) so với giá thị trường.
2. Cùng tầm tiền 14tr có thể mua đàn mới của Yamaha, Casio với chất lượng yên tâm hơn nếu cụ không biết cách kiểm tra đàn.
Các kiểm tra đàn điện đơn giản nhất (tối thiểu) cho người không biết gì:
- Nắm vào mép các phím và lắc ngang, nếu phím cụ lắc mà chạm vào phím bên cạnh là độ dơ tương đối lớn, phím bị lỏng.
- Bật âm lượng hết cỡ và cho đàn tự chơi một bản nhạc để nghe loa có rè không.
- Gõ liên tục thật nhanh vào một phím để xem độ nảy có tốt không (thực hiện với toàn bộ các phím). Nếu trong một giây cụ bấm được tối thiểu khoảng 3-4 lần là độ nảy đạt yêu cầu dùng cho người mới học (cái này thực ra phải có dụng cụ kiểm tra nhưng em hướng dẫn cụ theo kinh nghiệm để tự thực hiện). Các thực hiện: nhấn mạnh, sâu, dứt khoát vào phím sau đó nhấc tay lên thật nhanh và lại gõ tiếp khi phím bật về vị trí cũ. Ban đầu thử gõ 3-4 lần một dây, sau đó tăng dần tốc độ lên. Trong một giây mà số lần nhấn được như vậy càng nhiều càng tốt ( nói một cách tương đối).
- Tất cả các phím khi nhấn xuống đều trơn tru, không bị kẹt, cứng, dính hoặc cảm giác vướng ngón tay khi nhấn phiims.
- Khi chơi đàn không có tiếng tạp âm lạch cạch. Có thể chấp nhận những tiếng động trầm, đều khi phím bật về vị trí cũ (đàn càng mới thì âm thanh này càng nhỏ).
- Kiểm tra độ nguyên vẹn, hư hỏng khác thì giống như các loại đồ điện tử cũ thông thường.
Tuy nhiên giá rẻ hay đắt nằm ở việc con cụ sử dụng cây đàn đó hiệu quả đến mức nào. Gặp các trường hợp sau thì gọi là đắt:
1. Mua về dùng vài bữa thì bỏ xó vì lười tập.
2. Đang dùng thì bị hỏng, vừa mất thời gian không học được lại phải gọi thợ đến sửa và tốn thêm tiền.
Còn nếu con cụ dùng đàn và học kiên trì được khoảng 2 năm và đổi đàn thì cây đàn này không hề đắt.
Những vấn đề khác như hoa hồng, bảo hành, phụ kiện.... em không bàn vì nó thuộc vấn đề riêng của các cửa hàng.
Em nói vậy hy vọng cung cấp được cho các cụ đôi chút kinh nghiệm cá nhân và hy vọng không làm các cụ kinh doanh ở đây phật ý