Thấy thắc mắc của bác
Khoai Cún cũng khá cấp thiết, nên thôi thì, em đành phải
"ăn đậu nằm nhờ" thớt này trả lời cho bác về việc vận chuyển đàn dương cầm:
Ở Hà Nội như thế nào thì em không rõ, riêng tại Sài Gòn thì có rất nhiều Đội Vận Chuyển đàn Duơng cầm, với trang thiết bị tạm gọi là đầy đủ trong điều kiện của VN.
Trước đây khoảng 30 năm, một cây đàn vận chuyển, đa phần sẽ chia ra làm hai hình thức:
A/ Đàn được khiêng toàn bộ là khiêng từ trong nhà ra xe lên xe, và từ xe xuống rồi đi vào nhà:
Điều này đòi hỏi rất tốn sức người cũng như nhiều rủi ro. Lý do bởi vì đàn dương cầm trước đây đều là cũ và không tốt. Khi vận chuyển nếu không dùng sức người khiêng mà dùng bánh xe của đàn ngoài việc làm trầy hư bánh xe cũng như dơ vì đường không phải lúc nào cũng tráng nhưa hay xi măng sạch sẽ và còn làm cho tuột chốt xuống dây bởi vì chốt đàn piano (tuning pin) cũ thường là không giữ giây (in tune)
B/ Với những người chủ đàn không biết, hoặc trả ít tiền thì thợ sẽ dùng hình thức đẩy bằng bánh xe đàn chứ không khiêng bằng tay điều này ảnh hưởng như thế nào thì như đã nói trên, không bàn lại ở đây
Trong vòng 20 năm trở lại đây việc vận chuyển Đàn đã có rất nhiều tiến bộ cái tiến bộ đầu tiên là họ đã biết dùng một cái vật dụng xe đẩy nhỏ từ chuyên môn gọi là DOLLY
Nghĩa là đàn sẽ được để lên Dolly và đẩy ra ngoài xe lớn, ở ngoài đường lớn rồi khiêng lên xe và vận chuyển tới nơi cần đến. Sau đó , sẽ cho đàn xuống xe đặt lại trên dolly rồi đẩy vào nhà hai địa điểm cần đặt đàn.
Điều này giúp cho cây đàn được bảo quản tốt hơn cũng như không tốn sức lực khiêng vác của người thợ.
Còn việc lên lầu hay xuống lầu thì tùy vào địa hình địa vật mà áp dụng nguyên tắc ròng dây trước ban công (Balcon) hoặc đi lên bằng cầu thang
Việc cẩu đàn lên bằng xe cẩu hoặc đi qua ban công nhà là một hình thức lên xuống khá tốn tiền và áp dụng khi không còn cách nào khác.
Với cầu thang chân thì yêu cầu tối thiểu là chiều ngang cầu thang phải làm một thước và cầu thang không quanh co khúc khuỷu hầu bảo đảm cho việc vận chuyển không làm trầy xước hay va đập làm hư đàn.
Một tiến bộ mới của việc vận chuyển đàn tại Sài Gòn là hiện nay các xe đều có bàn nâng và hạ xuống do đó trong địa hình bình thường người vận chuyện rất sướng bởi vì chỉ cần đưa đàn ra khỏi nhà, đem tới xe, chuyển đàn qua tấm nâng, tấm nâng sẽ nâng lên, và người ta nhẹ nhàng đẩy đàn vào trong thùng xe, ràng cột lại nếu cần. Động tác tương tự sẽ được lập lại khi xuống đàn, đem đàn, vào nhà theo quy trình xếp gạch.
Về giá vận chuyển đàn Piano ở Sài Gòn:
1/ bình quân phổ thông là khoảng 600 ngàn một cây đàn trong phạm vi 5 tới 10km và 700 tới 1 triệu trong phạm vi xa hơn
2/ Với giá lái, tức là bạn hàng với nhau thì giá sẽ khoảng 400 một cây đàn trong phạm vi 5 tới 10km và 500 tới 8 trăm trong phạm vi xa hơn.
Riêng việc lên hay xuống lầu thì giá bình quân là 500.000 VNĐ một tầng lầu. Riêng với bạn hàng giá sẽ chỉ là 200.000VNĐ một tầng lầu cá biệt có những công ty dịch vụ ăn hoa hồng chênh lệch họ tính 1 triệu đồng một tầng lầu và Dĩ nhiên với phí vận chuyển cũng mắc hơn !!!
Đó là em nói biệt vận chuyển đàn tại Việt Nam, tại Sài Gòn: Mỗi chuyến vận chuyển cần từ hai tới ba người là ít nhất trong trường hợp vận chuyển đàn lớn lên lên cầu thang sẽ còn nhiều hơn nữa.
Ở nước ngoài về áp dụng máy móc cũng như các thiết bị phụ trợ
bình thường chở 1 cây đàn dương cầm chỉ cần một người là đủ Thậm chí ngay cả những cây đàn đại dương cầm gia đình (Baby Grand piano) cũng vậy. Không những thế, việc vận chuyển đàn Lên hay xuống cầu thang (kế cả đại dương cầm) cũng vậy chỉ có một người mà thôi!
Riêng bên Liên Xô, đâu đó vẫn còn áp dụng hình thức vận chuyển phổ thông cổ điển: Một người khiêng đàn lên xuống giống như làm xiếc hay lực sĩ cử tạ
Và ở nước ngoài với những cây đàn mắc tiền hay chủ nhân có yêu cầu, cũng như khi vận chuyển đường dài:
đàn được chuyên chở trong xe chuyện dùng có máy điều hoà nhằm đảm bảo độ ổn đinh của soundboard cũng như chốt pin. Theo nguyện tắc chuyển dich, một cây dương cầm từ điểm A đến điểm B mà có cùng điều kiện nhiêt ẩm độ và bằng xe xe chuyện dùng có máy điều hoà thì sau đó không cần lên dây mà đàn vẫn đúng dây (in tune) như trước khi vận chuyển