[Funland] cụ nào thích uống trà xanh vào đây em bảo

Trạng thái
Thớt đang đóng

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,015
Động cơ
265,075 Mã lực
Nơi ở
đang load
Ngày nào e cũng hai ấm. Mà hai tháng nay phải nhịn rôuf
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
6,622
Động cơ
438,422 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Em cafe thì không sao. Cứ dính Trà xanh là cồn cào mất thăng bằng mới lạ.
Em giống cụ.
Uống cà fe thoải mái kê cả lúc no hay đói, l0úc mới ngủ dậy hay chuẩn bị đi ngủ cũng ko sao nhưng cứ làm chén nước chè là nôn nao và mất ngủ cả đêm
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,717
Động cơ
549,145 Mã lực
Cụ nào đào mộ nàng tiên đấy :))
 

Lsnam87

Xe hơi
Biển số
OF-715369
Ngày cấp bằng
8/2/20
Số km
126
Động cơ
83,032 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì lại thích uống trà tàu vì nó không chát, nên em đi ra vậy
 

kfc1981

Xe điện
Biển số
OF-326904
Ngày cấp bằng
13/7/14
Số km
3,080
Động cơ
314,985 Mã lực
Cháu xin chỉ giáo
 

thanhnam_xda

Xe buýt
Biển số
OF-193545
Ngày cấp bằng
11/5/13
Số km
585
Động cơ
334,663 Mã lực
Cụ có biết ai bán gốc trà xanh ko, gt em với. E cũng thích u trà xanh từ nhỏ ah!
 

maihong_AIA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-725930
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
1,173
Động cơ
86,652 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nhé mợ ơi ☺
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,805
Động cơ
335,763 Mã lực
em rất thích uống trà xanh. cụ nào thích uống trà xanh thì điểm danh em. em sẽ mời một chầu trà xanh ạ.
Riêng trà xanh em mà ngồi chém gió buổi trưa thì đi một ấm to, ra hàng chè xanh mà gặp cạ đứng lên thanh toán cũng 50k trở lên hồi giá có 2 ngàn/cốc ;))
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,166
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Cụ chủ nên viết rõ trà (chè) xanh là trà khô ra nước màu xanh (gọi khác là green tea, trà thái, trà bắc... để phân biệt với trà ra nước màu hồng nâu aka black tea, trà đen, hồng trà) hay là chè (trà) tươi hãm/nấu thẳng từ lá tươi không qua sao tẩm.
Đọc topic một đoạn là không hiểu trà nào và bắt đầu chuyển sang cả ô long rồi. Vài trang nữa chắc chuyển hẳn sang lipton, dilma.
Lội tận 6 trang mới thấy 1 cụ phân biệt được tên gọi các loại trà (chè).
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,017
Động cơ
356,973 Mã lực
Em uống loại này luôn bị cồn cào.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,184
Động cơ
316,336 Mã lực
em rất thích uống trà xanh. cụ nào thích uống trà xanh thì điểm danh em. em sẽ mời một chầu trà xanh ạ.
Em cafe thì không sao. Cứ dính Trà xanh là cồn cào mất thăng bằng mới lạ.
Em uống loại này luôn bị cồn cào.
Cụ chủ nên viết rõ trà (chè) xanh là trà khô ra nước màu xanh (gọi khác là green tea, trà thái, trà bắc... để phân biệt với trà ra nước màu hồng nâu aka black tea, trà đen, hồng trà) hay là chè (trà) tươi hãm/nấu thẳng từ lá tươi không qua sao tẩm.
Đọc topic một đoạn là không hiểu trà nào và bắt đầu chuyển sang cả ô long rồi. Vài trang nữa chắc chuyển hẳn sang lipton, dilma.


Nếu cái "Trà xanh" mà bác nói là cái Green Tea (Trà khô) thì em không có ý kiến gi thêm. [-X

Cầm bằng ý bác ấy là "Chè xanh" là cái mà dăm bác bảo "uống loại này luôn bị cồn cào", thì em xin có đôi dòng chia sẻ cảm xúc cúa mình, cũng như nói đôi điều về nó ntn: :P



Nước chè tươi hay chè xanh là một thức uống phổ thông, bình dân và mộc mạc xuất hiện trong các gia đình Việt Nam đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ hằng mấy trăm năm nay!

Một thức uống giản dị, tinh tế và thắm đượm màu sắc văn hóa thôn làng Việt Nam! :D

Ngày xưa, ở quán nước đầu làng hay trong những lễ hội bốn mùa, nồi nước chè xanh trong cái quán nước be bé, luôn là điểm hẹn của bao trai thanh nữ tú! :x

Chỉ một chiếc chõng tre, dăm ba tấm khoai luộc, vài nhúm củ lạc luộc hay kẹo; thậm chí, có khi chỉ là một gánh nước với những người "kinh doanh Xuân Thu nhị kỳ" nhưng "khéo tay ngọt miệng" cũng là một điểm hẹn không thể nào thiếu trong các lễ hội Việt Nam ngày trước.

Ngày nay khi dùng từ mời đi uống nước, hay uống cà phê, bao hàm nghĩa rủ nhau đến một nơi kinh doanh thức uống với cả chục, thậm chí cả trăm món uống khác nhau, kèm theo bao nhiêu thứ thực phẩm quà bánh ăn kèm. :D

Ngày xưa khi nói hay khi nghe từ quán nước đầu làng trong thơ văn thì chúng ta phải hiểu đó chỉ là một nơi cung cấp độc nhất một thứ thức uống là nước chè tươi!

Ở đấy, chè thường được nấu trong những nồi đất nung lớn, và được "rót" (múc/ pour) ra bằng những chiếc gầu cán dài có gằn (cài) một lớp lưới mắt cáo sơ sài bằng tre để ngăn xác lá chẻ không rơi vào gầu. :D
Dưới cái bóng đa che mát, một khoảng đất rộng, tiếng chim hót líu ríu trên con đường nắng chang chang, khách dừng chân, bước vào quán, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, ăn năm ba cái bánh hay củ khoai. hoặc chỉ uống và ngồi tận hưởng ơn gió Nồm Nam lồng lộng thổi. Dường như lúc ấy, bao nhiêu mệt mỏi, sầu muộn đã tan biến! Cái cảm giác sung sướng ấy, thật khó mà cắt nghĩa!
Đằm thắm là thế, mộc mạc là vậy... :P

Chén nước chè tươi đã góp phần làm "đầu câu chuyện" cho bao cuộc hò hẹn, chấp cánh giúp bao mối tình của những cặp yêu nhau ...... :x

Bên cạnh những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, ngoài con sông, sân đình, cây đa, bến nước thì quán nước đầu làng, có thể chưa được ghi vào hình ảnh chính thức, nhưng nó tồn tại. và là một thực thể không thể thiếu trong nếp sinh hoạt của đồng bắng Bắc Bộ.

Có biết bao kẻ đi xa, đau đau một nỗi nhớ da diết, nhớ cái cảnh sắc làng quê Việt Nam, nhớ con sông, bến đò và họ cũng chẳng thể nào quên được những chén nước chè xanh nóng hổi bên cạnh những người bạn bè thân quen thuở nào ......

******​

Chén nước chè xanh ngoài việc uống ở quán ven đường người dân đồng bằng Bắc Bộ cũng khéo léo đưa nó về nhà mình thành thức uống hàng ngày hoặc đãi khách.

Không Long Tĩnh hay Bich Loa Xuân mà cũng chẳng có Thiết Quan Âm hoặc Ô Long Kỳ Chưởng, thì những tách trà xanh xem ra cũng đủ ấm áp trong câu chuyện hàn huyên, hoặc thăm hỏi trong thù tiếp bạn bè, thân thích.

******​

Em nghe các bác nói về cách pha trà (chè) xanh, người khen, kẻ chê, thậm chí đả kích, mà đau cả lòng. :((
Đã vậy, có bác đã từng không chỉ dùng chè xanh mà còn biết dùng ngay cả từ chuyên môn cho việc pha trà xanh là hãm nhưng lại không biết phải pha (hãm) như thế nào để cho ra một tách trà xanh "thơm môi ngọt mồm"! Để không có những ý kiến tiêu cực về một chén trà xanh, một nét văn hóa có thể nói lâu đời của dân tộc Việt! [-X

Người ta không dùng từ pha trà mà dùng từ hãm, mặc định là hãm! Tại sao phải dùng từ khá là "tệ cảm" như vậy? Chắc các bác cũng biết từ hãm không phải là một từ "tích cực". Khi nói tới hãm là khiến người ta có thể "dẫn truyền" ý nghĩ tới từ như hãm hiếp hoặc hãm hại nhưng trong hoàn cảnh pha trà thì thiết nghĩ, không có từ nào tốt hơn là từ hãm!

Chè xanh sau khi hái hoặc mua về, được rửa sạch và tiến hành pha thủ công gia đình: Thường thì chè sẽ được bóp vò, rửa lại (hoặc không) rồi cho vào ấm pha. Việc bóp vò này để khi (giúp) cho nước sôi vào, việc thẩm thấu của nước nóng vào lá trà xanh nhanh và "tích cực" hơn.

Khi bóp hay vò chè như vậy, sẽ xảy ra (tạo ra) việc một số những phân tử chất ta-nanh (Tanin/ Tannoit) có trong lá trà tiếp xúc với không khí, vị o-xít hóa, làm thay đổi hương vị cũng như mùi vị của trà!

Đồng thời lượng chè trong ấm pha và lượng nước cũng là một bài toán mà người pha trà phải điều tiết phù hợp!
+ Nếu nhiều chè ấm nhỏ, ít nước ===> nhiệt độ không đủ nóng mùi chè sẽ hăng nồng hay khó uống
+ Nếu ít chè nhiều nước thì ngoài việc "nước chè thành phẩm" loãng còn khiến cho lượng lá chè "bị ngâm" ở nhiệt độ cao quá làm giảm mất hương vị cũng như màu sắc đẹp của chén chè xanh!
:P

Với người pha (hãm) trà có kinh nghiệm, họ sẽ "liệu cơm gắp mắm" : Xem số lượng lá chè mình có già hay non, .... Kết hợp với "bài toán" số lượng chè thành nước chè thành phẩm phải có, thời gian phải có để (đem ra) phục vụ, mà "đong đếm, điều tiết bàn tay" khi bóp chè cũng như điều tiết lượng nước đổ vào vì như đã nói, nếu ít chè nhiều nước thì nước sẽ loãng và nhiệt độ quá cao làm giảm ít hương chè Nếu nhiều chè ít nước và nhiệt độ chưa đủ nóng thì làm cho người uống còn cảm giác hăng ngái khó uống. Do đó việc "đong đếm" này tuy đơn giản nhưng là cả một nghệ thuật! :D

Cũng như tại sao người ta nói là hãm tiết canh vịt? Tiết canh vịt sẽ ngon khi người ta biết điều tiết giữa lượng nước lã (thường là nước luộc thịt) cho vào tạo thành dung dịch (tiết vịt+ nước+ muối hay nước mắm) để đổ dung dịch này vào lượng "bổi" gồm đầu, cổ, cánh, thịt bạc nhạc của vịt băm nhỏ, đậu phộng, rau thơm,... hầu sau khi đổ dung dịch này vào, tất cả các sẽ thẩm thấu với nhau tạo ra một sự cân bằng về vị đậm, nhạt, và rắn chắc, giúp cho độ "đông cứng" hoàn hảo:
+ Người không biết cân đếm: ít tiết mà nhiều nguyên liệu kèm vào sẽ làm cho tiết canh nhạt không có độ sệt giòn của tiết đông. :((
+ ít nguyên liệu "bổi" và nhiều huyết dẫn tới tiết canh khó đông hay tuy đông nhưng không dẻo ăn rất mặn, lại hăng nồng! :((
Đó là lý do tại sao người ta cũng dùng từ hãm trong việc đánh tiết canh vịt! :P

Vài dòng chia sẻ em mong các bác hãy tiếp tục uống nước chè xanh một loại nước thức uống mộc mạc giản dị của dân tộc có ich lợi cho sức khỏe, đồng thời tự nghiên cứu điều tiết lại các thao tác trong khi pha để được ra một chén chè toàn bích. ^:)^

Em mong sẽ thấy được hình ảnh các bác up (tải) lên trước diễn đàn, với những chén chè xanh đạt chuẩn "Nhìn đã con mắt lại ngon cái mồm"!
=D>



Lời quê bày tỏ dông dài :P
Nào đâu mà dám khoe tài ở đây! [-X
"Nếp nhà" chẳng khác gì cây, @};-
Chẳng vun không vén, lất lây vật vờ. :((


HAPPY HOLIDAYS! :x
 
Chỉnh sửa cuối:

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,581
Động cơ
753,413 Mã lực
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top