So sánh đạn tí nhẩy
Có thể thấy, so đạn 5,45x39R và đạn 5,56x45 NATO. Đạn NATO dài bằng, hơi nặng hơn, hơi to hơn, khối lượng đầu đạn và sơ tốc hơn hẳn. Đạn NATO nhồi chặt hơn và áp suất tối đa cao hơn.
Có một điểm ở đây không nói là đạn NATO có kích thước nòng to và dài, nặng hơn. Do khóa nòng M16 phải quay ít nên quãng đường chuyển động của bệ khóa nòng ngắn hơn, có thể nhìn thấy ở khoảng cách gần giữa băng và báng. Tuy làm ngắn súng một chút như vậy nhưng M16 vẫn cứ to dài nặng như thường bởi vì cái nòng.
Có điều ngược đời là tuy nhẹ và chậm, nhưng đạn AK-74 sức xuyên tăng vọt. Cứ tưởng tượng, ở 100 mét nó xuyên qua vỏ xe M113 với xác suất phần lớn, nếu mà hồi Kháng Chiến có nó thì chả cần đến B40 ;D ;D ;D. Đó là do cấu tạo đầu đạn phức tạp, đầu đạn giống như một viên đạn đại bác chống tăng bắn từ nòng xoắn AP. Đây là một thành tựu kỹ thuật rất lớn, thành tự không phải ở cấu tạo đạn, mà ở cách làm ra nó. Giỏi giầu đến như Mỹ mà chỉ dám dùng đạn lõi thép cứng vỏ đồng mềm ;D ;D ;D. Làm một viên đạn mẫu thì không cần đến giá, nhưng nếu là đạn bắn như vãi trấu thì không đơn giản.
Đạn AK-47 có sức sát thương lớn. Các đạn súng trường tấn công đều hơn súng trường chiến đấu truyền thống ở sức sát thương. Mặt dù các đạn cổ của Mosin và Mauser động năng rất mạnh, nhưng chỉ làm thành một lỗ nhỏ ở mục tiêu rồi xuyên qua.
AK-47. Đạn ngắn và đường kính lớn, xoáy mạnh. Khi vào mục tiêu đạn quay lộn tạo thành ổ phá lớn. Đạn vừa xuyên sâu vừa phá mạnh.
AK-74, sức xuyên rất cao, cao hơn cả đạn súng trường hạng nặng.
M16, đây là bức tranh thường thấy mô tả đạn M16 sát thương cao do vỡ thành nhiều mảnh ;D ;D ;D ;D thật ra, va phải xương thì nhiều đạn có khả năng vỡ ;D ;D Khi không vỡ thì sức sát thương của M16 không đạt thế này. Thật ra thì đạn AK-74 hiện đại dễ trút vỏ hơn chứ, nó có một lớp đệm rất mềm giữa lõi và vỏ (xem ảnh trước), khi xoáy trong mục tiêu thì tội j` lớp đệm này không lột da viên đạn.
Sức xuyên chỉ bằng nửa AK-47. Đây là đạn M16 cải tiến, đạn M16 ban đầu hồi Kháng Chiến thiên về xuyên sâu hơn mà không phá sát thương.
Đạn 7,62x51NATO, sức xuyên sâu nhỉnh hơn AK-74 nhưng không truyền động năng thành sát thương nhiều, xuyên qua mục tiêu bay đi. Sức đâm xuyên sâu của AK-74 không kém nhiều nhưng sức phá thì mạnh. Sức đâm xuyên của đạn AK-74 mới thì mạnh hơn cả đạn này.
M16 hồi Kháng Chiến chống Mỹ có khả năng phá sát thương tồi tệ, yếu xìu so với AK. Còn nhiều nhược điểm nữa về đường đạn thể hiện hồi đó. Ví dụ, đạn tản mát. Tệ hại dẫn đến do đạn dài, làn quán tính vòng quay giảm đi và tăng khả năng xuyên qua mục tiêu chứ không phá. Phiên bản M16A2 cải tiến từ chiến tranh này, nòng làm dài nặng hơn, đặc biệt vận tốc xoáy rất lớn, đến 12 in một vòng, phải nói là vận tốc khủng khiếp, gần 4 ngàn vòng giây. Vận tốc quay này giảm tản mát và tăng sức phá, được loại M16 ngày nay.
Vậy nhưng điều đó không khắc phục được nhược điểm, một là, AK-74 lại cải tiến công nghệ tiếp và bi h sức xuyên dạng hàng khủng. Hai là, độ bền nòng M16 hiện nay chả ai buồn đánh giá. Các nhà thầu thì nói bắn được đâu trăm ngàn viên. Nhưng mà trước khi bắn được đến đố thì ở tầm vài ngàn viên. M16 đã xếp xó bởi nguyên nhân khác, và chả ai buồn kiểm tra tuổi thọ nòng cả.
To Chiến Vờ, tớ có nghe thấy chuyện Mỹ tìm cách làm cho một vài đồng minh sống bằng xiền Mỹ dùng M16 rồi khen vài câu cho xôm. Nhưng mồm thì khen, tay nó vẫn dùng AK. AK, B41, thậm chí là AK-47 vẫn là vũ khí chủ lực của Iraq (gian theo Mỹ), Afghan, Gruzia và họ chưa có kế hoạch thay thế. Hôm rồi tùmg xum lên chuyện đạn đại liên PK bị tráo hàng rởm.
Nhìn chung, hồi này Bush đang giẫy mạnh, nên không thiếu gì câu khen mua bằng giá triệu vàng ;D ;D ;D , nhưng không ai dại dùng cây M16 cồng kềnh bắn được vài chục băng cả ;D ;D ;D
Chú thích.
Cả hai loại đạn AK đều lộn hai vòng, các đạn khác đều lộn một vòng trước khi dừng lại. M43 của AK không phải là loại đạn có quán tính xoáy quá mạnh, nhưng đều là nững loại đạn có mũi đường đạn làm việc mạnh, mũi làn khi đạn thay đổi tốc độ ngoáy đảo.
cái temporary cavity và permanent caviti. Đây là người ta mô tả đạn bắn vào một vật liệu độ bền gần giống thịt. permanent caviti là lỗ phá còn lại sau phát đạn. temporary cavity là lỗ phá tồn tại trong khi đạn bắn, nhưng vật liệu đàn hồi đẩy liền lại sau phát đạn.
Trên thực tế xảy ra hơi khác. Nếu vật liệu không dầy đến một mét như thử nghiệm, mà vách kết thúc của vật liệu đúng vào temporary cavity thì cái temporary cavity này nổ bung ra, thay cho việc bị đẩy đàn hồi trở lại vị trí cũ, đây là những lỗ phá to bằng cái bát sắt của AK-47. Phần lớn bụng người lại chỉ dầy 20-30 phân, 40-60 phân theo 2 chiều, nên chuyện lỗ to như cái bát chiếm tỷ lệ lớn. Các trận đánh phục kích hay tấn công, tầm dưới 100 mét, thì tất cả các lỗ đạn vào thân không va phải xương như vậy, trừ khi đạn vào chân tay hay sớt thân một tí xuyên ra.
Khi temporary cavity không nổ bung ra thì nó cũng trở thành khối mô hỏng, rất nguy hiểm vì người ta không phân biệt được nó để phẫu thuật cắt bỏ, tất nhiên nếu tim phổi mà bị cú đấm "lõm tạm thời" cỡ đó thì chả cần phải chữa, đây chỉ nói đến cơ. Khối "tồi tâm chưởng" này khác hẳn vỏ đầu đạn trút ra bắn lung tung, có thể soi X quang gắp ra và chỉ rạch thành những lỗ nhỏ.