[Funland] Cụ nào tắm máu thị trường Chứng khoán hôm nay???

co moi xe dap

Xe tải
Biển số
OF-206940
Ngày cấp bằng
21/8/13
Số km
425
Động cơ
317,929 Mã lực
Dấu hiệu đảo chiều kinh điển là giao dịch cạn kiệt, cụ nhé. Còn khối lượng khủng là khẳng định Xu hướng tiếp diễn.
Em thấy cuối phiên Tokyo index cũng hồi được tí, rồi đến VN-index bớt giảm. Bây giờ EU index cũng có vẻ hồi. Tối nay Dow Jones mà không giảm nữa thì mai VN-index sẽ lên.
 

Mr.luckk

Xe tải
Biển số
OF-176243
Ngày cấp bằng
11/1/13
Số km
316
Động cơ
342,830 Mã lực
Em hóng không bỏ 1 còm nào. Và và chiều nay em đa liều. :D
 

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
Vâng, em tôn trọng các hành xử của cụ mà.
Em chỉ nói đoán về việc đoán điểm thị trường thì chả khác gì việc đoán xem hôm nay có ăn lô không :D.
Ngay cả trong thớt này những cụ nào thích đoán điểm cũng sai đến quá nửa. Mà khi tỷ lệ đoán sai đã lên đến > 50% thì thay vì việc đoán ta chuyển sang việc tung đồng xu sẽ dễ dàng và chính xác hơn :D
Nếu em ko nhầm thì cụ ty thuộc trường phái đầu tư theo giá trị, e có một người bạn theo trường phái này lâu năm, chơi cả Ck Việt nam, úc ,mỹ và vẫn thành công bình thường nhưng cậu bạn em đã phải có cả một đề tài nghiên cứu ở no ngoài về một city với số liệu thu thập trong nhiều năm chưa kể làm ở đơn vị có nhiều tin vĩ mô, qua đo thấy tâm sức, vốn và khoản thời thời gian bỏ ra ko hề nhỏ và ngay cả, việc đoán cx là một viêc ko dễ nhưng nắm bắt đc xu hướng cũng mang lại lợi ích rất nhiều rồi cụ ạ, e nghĩ tính cách cụ thì nên nghiên cứu phương pháp canslim, nó sẽ bổ sung đầy đủ và linh hoạt hơn các phương án
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Em có thắc mắc. Sao diễn biến 2 sàn Ho Ha tương đồng nhau thế. Có đạo diễn? Người chơi có tâm lý giống nhau? Hàng hoá giống nhau? Tiền giống nhau?
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,369
Động cơ
459,411 Mã lực
Đôi khi đọc lại lịch sử là cần thiết. Thoắt cái, đã 10 năm rồi...

http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung-khoan-viet-va-con-song-than-2008-dien-vi-chung-khoan-20130913010451479.htm
NGUYỄN HOÀNG

13/09/2013 13:04

VnEconomy nhìn lại toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, 5 năm về trước.Những niềm vui chưa từng có đã đến với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam trước Tết Nguyên đán 2007. Từ tháng 11/2006 đến hết tháng 1/2007, VN-Index đã bùng nổ gấp đôi. Một cái Tết rất rộn ràng, khi hầu như ai cũng có thể khoe những thành tích kiếm tiền đáng nể.

Câu nói “đừng nghe lời chuyên gia, hãy quan tâm tới túi tiền của mình” chưa bao giờ đúng như lúc ấy. Chẳng phải sao, khi những lời cảnh báo phần lớn là từ những chuyên gia hiếm khi bỏ một đồng vào đầu tư, và thị trường đã trả lời đanh thép những khuyến cáo thận trọng bằng những đợt tăng chóng cả mặt!

Phản ứng của đám đôngVì thế, một bài báo được đăng tải vào ngày 21/2/2007 đã làm ngứa mắt không biết bao nhiêu nhà đầu tư, với tiêu đề: “Người Việt phát điên vì chứng khoán”.

Cũng không thể trách những tờ báo đã dịch và đăng lại một bài viết của tờ Financial Times, khi hiếm lắm truyền thông quốc tế mới có bài viết về thị trường chứng khoán trong nước. “Stock market mania grips Vietnamese” là tiêu đề nguyên thủy của bài viết.

Nội dung bài báo cũng không có gì đặc biệt, nhưng cách sử dụng từ ngữ khi chuyển ngữ đã chạm vào lòng tự ái của nhà đầu tư: “Thật là điên rồ” (It’s a frenzy) - Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội nói vào thời điểm đó. “Tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi không biết liệu có bất kỳ người nào hiểu cái gì là giá trị của những công ty, nhưng họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”.

Bản thân người viết bài này khi đó đã phải “cháy máy” để cố gắng làm dịu đi những phản ứng của bạn đọc. “Ngu”, “phá đám”, “ghen tức”, “nhỡ tàu” (thời kỳ đó thuật ngữ “chim lợn” - nôm na là nói xấu về một vấn đề nào đó nhằm tư lợi - vẫn chưa phổ biến) là những bình luận rát mặt của bạn đọc.

Bồi thêm vào cơn giận dữ của cộng đồng đầu tư trong nước ngay sau đó - ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố bản đánh giá và khuyến nghị liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Điều thú vị nhất là, chẳng mấy ai để ý tới các phân tích, khuyến nghị, mà chỉ quan tâm tới con số P/E (hệ số giá/lợi nhuận) trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên HSX là khoảng 73 lần tính đến tháng 1/2007!

“Hệ số này là rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Mặc dù việc xuất hiện những đợt tăng giá chứng khoán nhanh và tăng hệ số P/E là hiện tượng phổ biến trên thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhưng vẫn là rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Một số nước châu Á cũng đã trải qua những thời kỳ tăng giá chứng khoán tương tự (thậm chí còn cao hơn), nhưng không có một nước nào có hệ số P/E trung bình cao như Việt Nam”.

Lần đầu tiên một tổ chức quốc tế bị cho là đã “chim lợn” thị trường chứng khoán Việt Nam! Lòng yêu nước và sự tự ái lập tức lan rộng trên các cộng đồng nhà đầu tư. Người viết bài này ít nhất phải sắp xếp 3 cuộc hẹn khác nhau với 3 nhóm nhà đầu tư chỉ để họ được thể hiện ý kiến phản biện, chỉ ra rằng IMF đã tính sai P/E của các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của IMF, thị trường đang có 17/107 cổ phiếu (16%) có P/E lớn hơn 43,24 lần; 46 (43%) cổ phiếu có P/E lớn hơn 20 lần. Trong nhóm 17 cổ phiếu này, 7 mã có P/E trên mức 70 lần là PVD, CII, KDC, VIP, FPT, BTC và HBC.

Các nhà đầu tư liên tục phản biện, chỉ ra rằng ngay trong bản tin hàng ngày của HSX cũng thể hiện con số thấp hơn: PVD “chỉ có” 338,77 lần, CII là 80,08 lần, KDC là 79,71 lần, FPT là 110,52 lần, BTC là 90 lần, HBC là 83,43 lần…

Đương nhiên vào thời điểm hiện tại nhìn lại, con số P/E nói trên quả thực “điên rồ”, nhưng vào năm 2007, những người bình thường mới là “điên”, còn “người điên” kiếm ra tiền lại là người bình thường!

VN-Index đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 với mức cao nhất trong ngày hôm đó là 1.179,32 điểm. Suốt cả năm đó, thị trường còn có thêm hai đợt tăng nữa nhưng không tìm lại được đỉnh cao này, và xu hướng sụt giảm trở nên rõ ràng hơn từ tháng 11.

Tuy nhiên, trước khi xác lập một thị trường “con gấu” thực sự, hàng chục ngàn tỷ đồng đã kẹt lại trong suốt sóng tăng cuối cùng, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 năm đó...

Trả giá cho vĩ mô

Sau một độ trễ thời gian đủ dài, nay nhìn lại, cơn bùng phát của thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 - 2007 không khó tìm ra nguyên nhân.

Từ góc độ vĩ mô, sự kỳ vọng rất cao vào tăng trưởng của nền kinh tế là nguyên nhân quan trọng nhất. Vị thế của Việt Nam lên cao sau những chú ý của cộng đồng đầu tư quốc tế. Từ cuối năm 2007, Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ phát triển cao nhất của khu vực.

Ngay cả thời điểm cuối năm 2007, bất chấp những cảnh báo về chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 vẫn được đặt ra ở mức 8,5-9%. Tại thời điểm đó, mục tiêu này cũng không phải là viển vông khi năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,48%, cao nhất kể từ năm 1996.

Từ góc độ dòng vốn, nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào quá mạnh trong năm 2006-2007 đã khiến một lượng rất lớn tiền đồng được tung ra để hấp thu số ngoại tệ này, nhưng lại không được hút về một cách đúng mức. Thời điểm cuối 2007, đầu 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng được ghi nhận ở mức kỷ lục trong hệ thống ngân hàng.

Cuối quý 1/2008, mức tăng trưởng tín dụng đạt đỉnh điểm 63%, trong đó, một phần không nhỏ được bơm vào bất động sản, chứng khoán.

Từ góc độ nhà đầu tư, cơn say tăng trưởng và lợi nhuận đã cuốn hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tình trạng bỏ việc công sở đi đánh chứng khoán xảy ra như cơm bữa, đơn giản vì lợi nhuận trong vài tháng có thể bằng thu nhập làm công ăn lương trong cả năm.

Các tay chơi lớn trên thị trường lúc đó không chỉ là các ngân hàng, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, mà còn sinh sôi rất nhiều các quỹ thành viên tự phát, những doanh nghiệp tham gia đầu tư tài chính, những nhóm nhà đầu tư góp tiền đầu tư chung, thậm chí các nhóm này còn liên kết với nhau.

Lớp nhà đầu tư mới này thực tế đa số chưa hề chứng kiến một “thị trường con gấu” thực sự nào. Thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 4 năm nguội lạnh, từ 2002 đến 2005, nhưng số lượng nhà đầu tư tham gia thời điểm đó không nhiều. Nhảy vào giữa một thị trường giá lên dài hạn dễ khiến nhà đầu tư bị cuốn vào cơn say tăng trưởng.

Bỏ qua những rủi ro về chỉ báo vĩ mô, ngay từ cuối tháng 2/2007 (chính xác là ngày 23/2/2007), một bài viết của một tác giả có tiếng với tiêu đề: “Cơn lốc trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Đánh vần chữ bong bóng thế nào?” đã chỉ ra: “Nguồn gốc của sự bùng phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì? Một phần câu trả lời là từ tiến trình cổ phần hóa và hướng theo nền kinh tế thị trường. Nhưng phần quan trọng hơn của câu trả lời, là có quá nhiều tiền dư thừa và nó sẽ tìm đến bất cứ chỗ nào có lợi nhất”.

Hậu quả của việc tăng trưởng nóng từ cuối năm 2007, đầu 2008 đã bắt đầu bộc lộ rõ ràng hơn trên các chỉ số vĩ mô.

Trong quý 1/2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng. Đến hết quý này, CPI đã tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước. CPI đạt đỉnh tăng vào tháng 8/2008 với mức 28,3% so với cùng kỳ.

Nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, ngay từ tháng 3/2008, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Từ tháng 2 đến tháng 6/2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng lãi suất cơ bản, từ 8,75% lên 14%. Các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng tăng theo.

Ngày 19/5/2008, lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường lãi suất khi gắn với quy định của Luật Dân sự (Lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Trước đó, các công cụ khác như tăng dự trữ bắt buộc đã được thực hiện trong tháng 1, phát hành tín phiếu bắt buộc được thực hiện trong tháng 3.

Sức ép của lạm phát cũng như hành động của Ngân hàng nhà nước đã khiến lãi suất của các ngân hàng tăng mạnh từ cuối quý 2/2008, dao động từ 16-18% đối với tiền gửi và từ 20-21% đối với các khoản vay. Đặc biệt các khoản huy động kỳ hạn ngắn có lãi suất rất cao và tuy thuộc vào từng ngân hàng để thu hút vốn. Các ngân hàng nhỏ khởi động cuộc đua lãi suất vào khoảng tháng 5-6, đưa lãi suất liên ngân hàng thời điểm đó lên mức kỷ lục 43% và nhiều ngân hàng trong nhóm này sẵn sàng huy động với lãi suất từ 19%-20%/năm.

Việc kìm hãm tín dụng quá gấp đã thổi bùng lên nguy cơ thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tiền đồng trở nên khan hiếm do các đơn vị nhập khẩu ghim giữ tiền đồng để đầu cơ trong khi các ngân hàng từ chối mua USD và tăng bán ngoại tệ. Thậm chí trong nửa đầu năm 2008, câu hỏi lớn nhất là: “Tiền đồng đã đi đâu”?

Thị trường chứng khoán sau sóng tăng cuối cùng vào tháng 10/2007 với VN-Index lên khoảng 1.100 điểm đã điều chỉnh giảm trở lại. Cho đến cuối năm 2007, chỉ số này về quanh 900 điểm, một mức điều chỉnh vẫn được coi là bình thường sau những sóng tăng nóng.

Tuy nhiên những biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ ngay từ quý 1/2008 đã tạo nên cú sốc thanh khoản và lan tỏa đến toàn bộ thị trường tài sản. Giá bất động sản bắt đầu đảo chiều giảm, và thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước vào một chu kỳ sụt giảm do lo ngại bất ổn vĩ mô, chứ không còn là điều chỉnh giá thuần túy nữa…
http://vneconomy.vn/20130914081150982P0C7/chung-khoan-viet-va-con-song-than-2008-cu-knockout-cuoi-cung.htm
Kỳ tới: Cú knock-out cuối cùng
http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung-khoan-viet-va-con-song-than-2008-cu-knock-out-cuoi-cung-20130914081150982.htm


Đỉnh điểm của sự hoảng loạn bắt đầu với các biểu hiện gây rối của nhà đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đến cuộc sống được bộc lộ rõ ràng nhất...
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,378
Động cơ
76,223 Mã lực
Nếu em ko nhầm thì cụ ty thuộc trường phái đầu tư theo giá trị, e có một người bạn theo trường phái này lâu năm, chơi cả Ck Việt nam, úc ,mỹ và vẫn thành công bình thường nhưng cậu bạn em đã phải có cả một đề tài nghiên cứu ở no ngoài về một city với số liệu thu thập trong nhiều năm chưa kể làm ở đơn vị có nhiều tin vĩ mô, qua đo thấy tâm sức, vốn và khoản thời thời gian bỏ ra ko hề nhỏ và ngay cả, việc đoán cx là một viêc ko dễ nhưng nắm bắt đc xu hướng cũng mang lại lợi ích rất nhiều rồi cụ ạ, e nghĩ tính cách cụ thì nên nghiên cứu phương pháp canslim, nó sẽ bổ sung đầy đủ và linh hoạt hơn các phương án
Cảm ơn cụ, em thì ko theo 1 trường phái nào đâu ợ :D. Em tự xây dựng phương pháp riêng phù hợp với khả năng của bản thân.
Canslim cũng là 1 mô hình hay, đề ra các yếu tố tác động lên quyết định đầu tư. Tuy nhiên với thời đại ngày nay thì mô hình Canslim cần phải tự cải tiến và phát triển thêm. Mô hình Canslim chỉ đề cập đến 7 yếu tố trong khi một số mô hình hiện đại đã phải phân tích lên đến 20-30 yếu tố rồi cụ.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
18,561
Động cơ
169,594 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Đội lái hôm nay ác thật. :D
Nhà cái tha hồ mà ăn phế
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Nhân tiện mấy hôm nay thị trường chao đảo từ Mỹ sang Âu sang Nhật sang Việt, em lên chém gió chứng khoán với các cụ cho vui. Trong giờ phút bối rối, một cách mà em nghĩ các cụ nên làm là bước ra khỏi đám đông, hít một hơi dài, và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, mỹ miều nó gọi là think about the big picture.

Các cụ chỉ cần nhìn thoáng qua cái biểu đồ ở dưới sẽ nhận thấy diễn biến của mấy đường này nhìn chung là tương đồng, chỉ có đường màu hồng là yếu hơn. Mấy cụ lăn lộn với chứng khoán chắc sẽ nhận ra ngay đây là biểu đồ diễn biến 5 năm vừa rồi của chứng khoán thế giới - đường màu vàng là VN Index, màu xanh lá cây là Nikkei, màu xanh lam là S&P500 còn màu hồng là Europe 50 Index.



Các cụ thấy đấy, thực ra thị trường VN mấy năm vừa rồi nó cũng chỉ chạy theo xu hướng dài hạn của thế giới thôi, đặc biệt là Mỹ. Dòng tiền vẫn đổ vào chứng khoán liên tục trong mấy năm vừa rồi là vì lãi suất của Fed và của ECB thấp nhất lịch sử, NDT không biết cho tiền vào đâu ngoài chứng khoán, thực tế không có cái gì gọi là bong bóng chứng khoán VN cả.

Cú rung lắc vừa rồi khởi nguồn ở Mỹ khi mà lãi suất của trái phiếu 10 năm (US Treasury Bill) vọt lên 2.8%, gần chạm ngưỡng tâm lý 3% nên dân tình xôn xao chút, nhưng nó lại nhanh chóng quay lại mức 2.7% rồi, nên em lạm đoán nó chỉ là một cú rung hù cho mấy người yếu bóng vía thôi. Khi nào mà lãi suất Mỹ chưa chạm 4% thì em vẫn kê gối ngủ yên.

 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Đôi khi đọc lại lịch sử là cần thiết. Thoắt cái, đã 10 năm rồi...

http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung-khoan-viet-va-con-song-than-2008-dien-vi-chung-khoan-20130913010451479.htm
NGUYỄN HOÀNG

13/09/2013 13:04

VnEconomy nhìn lại toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, 5 năm về trước.Những niềm vui chưa từng có đã đến với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam trước Tết Nguyên đán 2007. Từ tháng 11/2006 đến hết tháng 1/2007, VN-Index đã bùng nổ gấp đôi. Một cái Tết rất rộn ràng, khi hầu như ai cũng có thể khoe những thành tích kiếm tiền đáng nể.

Câu nói “đừng nghe lời chuyên gia, hãy quan tâm tới túi tiền của mình” chưa bao giờ đúng như lúc ấy. Chẳng phải sao, khi những lời cảnh báo phần lớn là từ những chuyên gia hiếm khi bỏ một đồng vào đầu tư, và thị trường đã trả lời đanh thép những khuyến cáo thận trọng bằng những đợt tăng chóng cả mặt!

Phản ứng của đám đôngVì thế, một bài báo được đăng tải vào ngày 21/2/2007 đã làm ngứa mắt không biết bao nhiêu nhà đầu tư, với tiêu đề: “Người Việt phát điên vì chứng khoán”.

Cũng không thể trách những tờ báo đã dịch và đăng lại một bài viết của tờ Financial Times, khi hiếm lắm truyền thông quốc tế mới có bài viết về thị trường chứng khoán trong nước. “Stock market mania grips Vietnamese” là tiêu đề nguyên thủy của bài viết.

Nội dung bài báo cũng không có gì đặc biệt, nhưng cách sử dụng từ ngữ khi chuyển ngữ đã chạm vào lòng tự ái của nhà đầu tư: “Thật là điên rồ” (It’s a frenzy) - Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội nói vào thời điểm đó. “Tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi không biết liệu có bất kỳ người nào hiểu cái gì là giá trị của những công ty, nhưng họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”.

Bản thân người viết bài này khi đó đã phải “cháy máy” để cố gắng làm dịu đi những phản ứng của bạn đọc. “Ngu”, “phá đám”, “ghen tức”, “nhỡ tàu” (thời kỳ đó thuật ngữ “chim lợn” - nôm na là nói xấu về một vấn đề nào đó nhằm tư lợi - vẫn chưa phổ biến) là những bình luận rát mặt của bạn đọc.

Bồi thêm vào cơn giận dữ của cộng đồng đầu tư trong nước ngay sau đó - ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố bản đánh giá và khuyến nghị liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Điều thú vị nhất là, chẳng mấy ai để ý tới các phân tích, khuyến nghị, mà chỉ quan tâm tới con số P/E (hệ số giá/lợi nhuận) trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên HSX là khoảng 73 lần tính đến tháng 1/2007!

“Hệ số này là rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Mặc dù việc xuất hiện những đợt tăng giá chứng khoán nhanh và tăng hệ số P/E là hiện tượng phổ biến trên thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhưng vẫn là rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Một số nước châu Á cũng đã trải qua những thời kỳ tăng giá chứng khoán tương tự (thậm chí còn cao hơn), nhưng không có một nước nào có hệ số P/E trung bình cao như Việt Nam”.

Lần đầu tiên một tổ chức quốc tế bị cho là đã “chim lợn” thị trường chứng khoán Việt Nam! Lòng yêu nước và sự tự ái lập tức lan rộng trên các cộng đồng nhà đầu tư. Người viết bài này ít nhất phải sắp xếp 3 cuộc hẹn khác nhau với 3 nhóm nhà đầu tư chỉ để họ được thể hiện ý kiến phản biện, chỉ ra rằng IMF đã tính sai P/E của các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của IMF, thị trường đang có 17/107 cổ phiếu (16%) có P/E lớn hơn 43,24 lần; 46 (43%) cổ phiếu có P/E lớn hơn 20 lần. Trong nhóm 17 cổ phiếu này, 7 mã có P/E trên mức 70 lần là PVD, CII, KDC, VIP, FPT, BTC và HBC.

Các nhà đầu tư liên tục phản biện, chỉ ra rằng ngay trong bản tin hàng ngày của HSX cũng thể hiện con số thấp hơn: PVD “chỉ có” 338,77 lần, CII là 80,08 lần, KDC là 79,71 lần, FPT là 110,52 lần, BTC là 90 lần, HBC là 83,43 lần…

Đương nhiên vào thời điểm hiện tại nhìn lại, con số P/E nói trên quả thực “điên rồ”, nhưng vào năm 2007, những người bình thường mới là “điên”, còn “người điên” kiếm ra tiền lại là người bình thường!

VN-Index đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 với mức cao nhất trong ngày hôm đó là 1.179,32 điểm. Suốt cả năm đó, thị trường còn có thêm hai đợt tăng nữa nhưng không tìm lại được đỉnh cao này, và xu hướng sụt giảm trở nên rõ ràng hơn từ tháng 11.

Tuy nhiên, trước khi xác lập một thị trường “con gấu” thực sự, hàng chục ngàn tỷ đồng đã kẹt lại trong suốt sóng tăng cuối cùng, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 năm đó...

Trả giá cho vĩ mô

Sau một độ trễ thời gian đủ dài, nay nhìn lại, cơn bùng phát của thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 - 2007 không khó tìm ra nguyên nhân.

Từ góc độ vĩ mô, sự kỳ vọng rất cao vào tăng trưởng của nền kinh tế là nguyên nhân quan trọng nhất. Vị thế của Việt Nam lên cao sau những chú ý của cộng đồng đầu tư quốc tế. Từ cuối năm 2007, Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ phát triển cao nhất của khu vực.

Ngay cả thời điểm cuối năm 2007, bất chấp những cảnh báo về chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 vẫn được đặt ra ở mức 8,5-9%. Tại thời điểm đó, mục tiêu này cũng không phải là viển vông khi năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,48%, cao nhất kể từ năm 1996.

Từ góc độ dòng vốn, nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào quá mạnh trong năm 2006-2007 đã khiến một lượng rất lớn tiền đồng được tung ra để hấp thu số ngoại tệ này, nhưng lại không được hút về một cách đúng mức. Thời điểm cuối 2007, đầu 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng được ghi nhận ở mức kỷ lục trong hệ thống ngân hàng.

Cuối quý 1/2008, mức tăng trưởng tín dụng đạt đỉnh điểm 63%, trong đó, một phần không nhỏ được bơm vào bất động sản, chứng khoán.

Từ góc độ nhà đầu tư, cơn say tăng trưởng và lợi nhuận đã cuốn hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tình trạng bỏ việc công sở đi đánh chứng khoán xảy ra như cơm bữa, đơn giản vì lợi nhuận trong vài tháng có thể bằng thu nhập làm công ăn lương trong cả năm.

Các tay chơi lớn trên thị trường lúc đó không chỉ là các ngân hàng, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, mà còn sinh sôi rất nhiều các quỹ thành viên tự phát, những doanh nghiệp tham gia đầu tư tài chính, những nhóm nhà đầu tư góp tiền đầu tư chung, thậm chí các nhóm này còn liên kết với nhau.

Lớp nhà đầu tư mới này thực tế đa số chưa hề chứng kiến một “thị trường con gấu” thực sự nào. Thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 4 năm nguội lạnh, từ 2002 đến 2005, nhưng số lượng nhà đầu tư tham gia thời điểm đó không nhiều. Nhảy vào giữa một thị trường giá lên dài hạn dễ khiến nhà đầu tư bị cuốn vào cơn say tăng trưởng.

Bỏ qua những rủi ro về chỉ báo vĩ mô, ngay từ cuối tháng 2/2007 (chính xác là ngày 23/2/2007), một bài viết của một tác giả có tiếng với tiêu đề: “Cơn lốc trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Đánh vần chữ bong bóng thế nào?” đã chỉ ra: “Nguồn gốc của sự bùng phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì? Một phần câu trả lời là từ tiến trình cổ phần hóa và hướng theo nền kinh tế thị trường. Nhưng phần quan trọng hơn của câu trả lời, là có quá nhiều tiền dư thừa và nó sẽ tìm đến bất cứ chỗ nào có lợi nhất”.

Hậu quả của việc tăng trưởng nóng từ cuối năm 2007, đầu 2008 đã bắt đầu bộc lộ rõ ràng hơn trên các chỉ số vĩ mô.

Trong quý 1/2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng. Đến hết quý này, CPI đã tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước. CPI đạt đỉnh tăng vào tháng 8/2008 với mức 28,3% so với cùng kỳ.

Nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, ngay từ tháng 3/2008, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Từ tháng 2 đến tháng 6/2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng lãi suất cơ bản, từ 8,75% lên 14%. Các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng tăng theo.

Ngày 19/5/2008, lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường lãi suất khi gắn với quy định của Luật Dân sự (Lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Trước đó, các công cụ khác như tăng dự trữ bắt buộc đã được thực hiện trong tháng 1, phát hành tín phiếu bắt buộc được thực hiện trong tháng 3.

Sức ép của lạm phát cũng như hành động của Ngân hàng nhà nước đã khiến lãi suất của các ngân hàng tăng mạnh từ cuối quý 2/2008, dao động từ 16-18% đối với tiền gửi và từ 20-21% đối với các khoản vay. Đặc biệt các khoản huy động kỳ hạn ngắn có lãi suất rất cao và tuy thuộc vào từng ngân hàng để thu hút vốn. Các ngân hàng nhỏ khởi động cuộc đua lãi suất vào khoảng tháng 5-6, đưa lãi suất liên ngân hàng thời điểm đó lên mức kỷ lục 43% và nhiều ngân hàng trong nhóm này sẵn sàng huy động với lãi suất từ 19%-20%/năm.

Việc kìm hãm tín dụng quá gấp đã thổi bùng lên nguy cơ thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tiền đồng trở nên khan hiếm do các đơn vị nhập khẩu ghim giữ tiền đồng để đầu cơ trong khi các ngân hàng từ chối mua USD và tăng bán ngoại tệ. Thậm chí trong nửa đầu năm 2008, câu hỏi lớn nhất là: “Tiền đồng đã đi đâu”?

Thị trường chứng khoán sau sóng tăng cuối cùng vào tháng 10/2007 với VN-Index lên khoảng 1.100 điểm đã điều chỉnh giảm trở lại. Cho đến cuối năm 2007, chỉ số này về quanh 900 điểm, một mức điều chỉnh vẫn được coi là bình thường sau những sóng tăng nóng.

Tuy nhiên những biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ ngay từ quý 1/2008 đã tạo nên cú sốc thanh khoản và lan tỏa đến toàn bộ thị trường tài sản. Giá bất động sản bắt đầu đảo chiều giảm, và thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước vào một chu kỳ sụt giảm do lo ngại bất ổn vĩ mô, chứ không còn là điều chỉnh giá thuần túy nữa…
Kỳ tới: Cú knock-out cuối cùng
http://vneconomy.vn/chung-khoan/chung-khoan-viet-va-con-song-than-2008-cu-knock-out-cuoi-cung-20130914081150982.htm


Đỉnh điểm của sự hoảng loạn bắt đầu với các biểu hiện gây rối của nhà đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đến cuộc sống được bộc lộ rõ ràng nhất...
2007 là điên rồ & khủng hoảng chứ bây giờ có gì điên rồ & khủng hoảng đâu cụ ơi? (Chỉ có vài chú điên rồ như ROS thôi :) cụ chỉ ra vài biểu hiện điên rồ & khủng hoảng xem.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,378
Động cơ
76,223 Mã lực
Nhân tiện mấy hôm nay thị trường chao đảo từ Mỹ sang Âu sang Nhật sang Việt, em lên chém gió chứng khoán với các cụ cho vui. Trong giờ phút bối rối, một cách mà em nghĩ các cụ nên làm là bước ra khỏi đám đông, hít một hơi dài, và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, mỹ miều nó gọi là think about the big picture.

Các cụ chỉ cần nhìn thoáng qua cái biểu đồ ở dưới sẽ nhận thấy diễn biến của mấy đường này nhìn chung là tương đồng, chỉ có đường màu hồng là yếu hơn. Mấy cụ lăn lộn với chứng khoán chắc sẽ nhận ra ngay đây là biểu đồ diễn biến 5 năm vừa rồi của chứng khoán thế giới - đường màu vàng là VN Index, màu xanh lá cây là Nikkei, màu xanh lam là S&P500 còn màu hồng là Europe 50 Index.



Các cụ thấy đấy, thực ra thị trường VN mấy năm vừa rồi nó cũng chỉ chạy theo xu hướng dài hạn của thế giới thôi, đặc biệt là Mỹ. Dòng tiền vẫn đổ vào chứng khoán liên tục trong mấy năm vừa rồi là vì lãi suất của Fed và của ECB thấp nhất lịch sử, NDT không biết cho tiền vào đâu ngoài chứng khoán, thực tế không có cái gì gọi là bong bóng chứng khoán VN cả.

Cú rung lắc vừa rồi khởi nguồn ở Mỹ khi mà lãi suất của trái phiếu 10 năm (US Treasury Bill) vọt lên 2.8%, gần chạm ngưỡng tâm lý 3% nên dân tình xôn xao chút, nhưng nó lại nhanh chóng quay lại mức 2.7% rồi, nên em lạm đoán nó chỉ là một cú rung hù cho mấy người yếu bóng vía thôi. Khi nào mà lãi suất Mỹ chưa chạm 4% thì em vẫn kê gối ngủ yên.

Liệu còn lý do nào nữa đằng sau ko cụ?
Tại thời điểm tháng 12/2017 thì LSTP cũng ở gần mức 2,5% bây giờ tăng đến 2,8% cũng có thể gọi là cao nhưng mà đến tầm shock cũng chưa hẳn???
 

khongaisat

Xe buýt
Biển số
OF-28446
Ngày cấp bằng
5/2/09
Số km
508
Động cơ
487,219 Mã lực
Em thì vẫn tin tưởng ở mấy công ty làm ăn chân chính, có tương lai, thống lĩnh thị trường như HPG. Vì thế nên đợt vừa rồi em quyết giữ không chạy. Chỉ tiếc là có ít tiền, vào ngày hôm qua mất rồi. Hôm nay chỉ còn ngồi nhìn.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Cảm ơn cụ, em thì ko theo 1 trường phái nào đâu ợ :D. Em tự xây dựng phương pháp riêng phù hợp với khả năng của bản thân.
Canslim cũng là 1 mô hình hay, đề ra các yếu tố tác động lên quyết định đầu tư. Tuy nhiên với thời đại ngày nay thì mô hình Canslim cần phải tự cải tiến và phát triển thêm. Mô hình Canslim chỉ đề cập đến 7 yếu tố trong khi một số mô hình hiện đại đã phải phân tích lên đến 20-30 yếu tố rồi cụ.
Nhiều thê loạn chiêu.
Em chỉ cần khoảng 5 thông số chính thôi:
-pe
-pb
-độ ổn định của nghề kinh doanh (5 năm gần nhất)
-cổ tức tiền mặt
-nợ nần và dòng tiền hàng năm
Vài chục yếu tố thì chúng nó đá nhau suốt. Về vĩ mô hay thị trường chung thì quan tâm nhất đến chính sách tiền tệ: nới lỏng hay thắt chặt.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,378
Động cơ
76,223 Mã lực
2007 là điên rồ & khủng hoảng chứ bây giờ có gì điên rồ & khủng hoảng đâu cụ ơi? (Chỉ có vài chú điên rồ như ROS thôi :) cụ chỉ ra vài biểu hiện điên rồ & khủng hoảng xem.
Đợt khủng hoảng 2008-2009 cướp đi của VN 10 năm không hồi phục nổi.
Năm nay mà điên rồ nữa thì chúng nó ăn cướp của em 20 năm à :((
Vậy nên em nghĩ chú phỉnh có kinh nghiệm rồi ko để điên nữa đâu, mà cách tốt nhất ko để điên là ko để nó phát triển quá nóng -> vậy nên thu tiền về cũng là cách làm tốt, đừng có tham quá.
 

Bigcat

Xe buýt
Biển số
OF-41386
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
642
Động cơ
480,990 Mã lực
Mai vẫn tiếp ngày thứ 3 liên tiếp vỡ trận. Phiên ATC hôm nay là chỉ gỡ tâm lý mốc 1K thôi ko thìVN Index mất tiếp 51 điểm nhé.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,378
Động cơ
76,223 Mã lực
Nhiều thê loạn chiêu.
Em chỉ cần khoảng 5 thông số chính thôi:
-pe
-pb
-độ ổn định của nghề kinh doanh (5 năm gần nhất)
-cổ tức tiền mặt
-nợ nần và dòng tiền hàng năm
Vài chục yếu tố thì chúng nó đá nhau suốt. Về vĩ mô hay thị trường chung thì quan tâm nhất đến chính sách tiền tệ: nới lỏng hay thắt chặt.
Vâng, em tôn trọng phương pháp của cụ ;))
 

diboduoimua

Xe tăng
Biển số
OF-332356
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
1,486
Động cơ
384,543 Mã lực
Nay em cứ lăn tăn định bắt đáy 1 số mã ngon - nhưng cuối cùng vẫn sợ nên lại tiếp tục hóng ngày mai và những phiên tiếp :D
 

Huy John

Xe buýt
Biển số
OF-416197
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
597
Động cơ
226,160 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Hôm nay kéo xả kinh khủng các cụ ạ. Thị trường rung lắc mạnh, dòng tiền vào các bluechip giảm rõ rệt. Nếu không có mấy con HPG, VIC, MSN, REE xanh cứng thì chắc tèo thêm dăm điểm nữa.

Có cụ nào vừa kết thúc phiên nay mà mắt mỏi đầu đau giống em ko ợ
Em đã thoát từ tuần trước trước rồi ạ, h em rung đùi chờ tết. Chúc cụ may mắn nhé :)
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
2007 là điên rồ & khủng hoảng chứ bây giờ có gì điên rồ & khủng hoảng đâu cụ ơi? (Chỉ có vài chú điên rồ như ROS thôi :) cụ chỉ ra vài biểu hiện điên rồ & khủng hoảng xem.
Hì hì, em rất đồng ý với cụ, những gì diễn ra trong 2017 không có dấu hiệu của điên rồ, hỗn loạn như hồi 2007 khi mà ai cũng nói chuyện chứng khoán, người ta bán nhà để đánh chứng khoán hoặc mua IPO, P/E chứng khoán thì ở mức 40-50x (mà thực ra là chẳng ai quan tâm đến định giá nữa vì chỉ có việc mua thôi).

Còn hiện nay thì sao? P/E thị trường ở mức khoảng 15x, tức là rất bình thường, GDP vẫn tăng trưởng 6-7%/năm, lạm phát ở mức 3%, lãi suất NHTU ở mức 6%, nợ công 65% GDP - cao nhưng còn xa mức nguy hiểm. Tức là một nền kinh tế tăng trưởng tốt, ổn định, giá trị tài sản lại rất vừa phải, thế thì bong bóng vào đâu?

Chỉ số mà em quan tâm nhất lúc này là lãi suất của trái phiếu Mỹ 10 năm. Tại sao? Vì nếu như lãi suất này lên 4-5% chẳng hạn, thì chứng khoán - đặc biệt là chứng khoán ở những thị trường mới nổi - sẽ mất hấp dẫn đi rất nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top