Mồng 2/2 chứ cụ nhể
. Hình như cái còm đấy cụ trả lời trong cái thớt “Cơn bão”
.
Em đồng quan điểm với cụ đấy, tuy nhiên em sắp xếp lại thời điểm 1 chút để thấy bức tranh toàn cảnh hơn:
- Tại thời điểm cuối 2017 đầu 2018 thì Nhà nước có động lực rất lớn để duy trì mức tăng của TTCK mục đích là để IPO các tổng công ty với giá cao (như cụ nói). Phương tiện để thực hiện chính sách là tiền, cụ thể như sau:
- Cuối năm 2017, Kho bạc nhà nước có 10 tỷ USD gửi ở các ngân hàng thương mại. Trong đó có khoảng 5 tỷ từ tiền bán Sabeco, phần còn lại là tiền dành cho đầu tư phát triển (phần này dư vì năm 2017 giải ngân không hết do các dự án đầu tư công không đạt tiến độ). Tự dưng trong tay các NHTM có 1 lượng tiền lớn nhưng nhàn rỗi chỉ trong ngắn hạn, do vậy ko loại trừ khả năng các NHTM bơm tiền ra cho các cty chứng khoán margin là hợp lý nhất.
- Tổng room margin các cty chứng khoán em nghĩ rơi vào khoảng 3-4 tỷ USD. Tiền này bơm cho các con bạc thì chơi tẹt ga thị trường lên ko phải nghĩ.
Bây giờ xét đến thời điểm từ nửa cuối tháng 1/2018, các yếu tố sẽ hút tiền ra khỏi thị trường có:
- Lượng tiền cần để thanh toán cho các đợt IPO khoảng gần 1 tỷ USD.
- Sang năm mới 2018, chắc chắn các dự án đầu tư công phải triển khai lại -> kho bạc nhà nước sẽ rút tiền từ các NHTM -> các ngân hàng rút tiền margin từ công ty chứng khoán. Việc này confirm bằng chủ trương tăng tỷ lệ ký quỹ với cổ phiếu chính là thu hẹp tỷ lệ margin. Lượng tiền thu về là bao nhiêu thì còn là ẩn số
Túm lại từ giờ đến hết quý I thì sẽ nhìn thấy lượng tiền ra nhiều hơn tiền vào (trừ khi có đột biến từ khối ngoại). Tuy nhiên mấy hôm gần đây thì TTCK thế giới cũng chao đảo nên ảnh hưởng đến sức mua khối ngoại gây nên tác động cộng hưởng như vậy.