Chính vì trươc đây tư vấn cho nhiều cụ nói mấy từ hiit, tabata 1 số cụ ko hiểu nên em mới nói đơn giản luôn là rút bớt cái thời gian nghỉ ấy lại cho dễ hiểu (cường độ tập). Còn vì sao em lại khuyên các cụ ấy tập theo cách tập ít thời gian với cường độ cao (hiit, tabata) là vì hiệu quả của nó quá rõ rệt so với cách tập truyền thống (hiểu nôm na là tập với cường độ chậm hoặc bình thường lặp lại trong tg dài như chạy bộ, đạp xe... )Cụ hoàn toàn nhầm lẫn giữa các pp tập cụ nhé
Cái thở hồng hộc 2-3f như cụ nhìn thấy: đó là đường strong
Cái huỳnh huỵch như cụ tư vấn cho ng khác mà ko thể giải thik vì sao nó thế: đó là hiit, cardio
2 cơ chế hoàn toàn khác nhau cho 2 mục đích khác nhau nên đừng kết luận là pp này cũ, pp kia mới cụ nhé
Nếu muốn giảm mỡ, chả cần cái lúc nhanh lúc chậm của cụ đâu, mà em nói luôn chính là hiit đấy, mà chỉ cần làm j cũng đc, miễn đẩy nhịp tim tầm 120-125 trong vòng 30f là sẽ đốt mỡ, cụ có tin ko
Còn phần tích mỡ em bổ sung chút, đối với đàn ông sẽ tích chủ yếu ở bụng, đàn bà là ở mông với cánh tay, phần sát nách ấy. Nhưng khi giảm mỡ là giảm toàn cơ thể, nên phần cần giảm xuống rất chậm
Đàn ông muốn 6 packs thì chủ yếu là ở trong bếp là chính. Còn nếu chỉ cần giảm bụng, hơi có hình hài của múi bụng thì chỉ cần chăm cardio và chú ý xíu về thực đơn thôi
À mà giảm mỡ là giảm cả cơ ấy nhé các cụ. Ko tách đc giảm mỡ riêng đâu nhé
Ở đây em nói qua 1 chút là tập theo hiit, tabata thì tỷ lệ đốt calo từ mỡ sẽ thấp hơn (do tập cường độ cao nên cơ thể sẽ đốt calo từ cơ nhiều hơn do calo trong cơ phân hủy nhanh hơn) nhưng số lượng calo đốt đc lại nhiều hơn và ngay cả khi các cụ ngừng tập thì cơ thể nó vẫn tiếp tục tự đốt calo trong 6-8h sau đó (cái này là do cơ chế của tim và "nhịp sinh học" của cơ thể mà phần sau em sẽ giải thích qua)
Với cách tập truyền thống thì tỷ lệ đốt calo từ mỡ sẽ nhiều hơn nhưng số lượng calo đốt đc lại ít hơn (tính chi li vẫn ko bằng so với tập hiit, tabata). Và khi các cụ dừng tập thì cơ thể cũng dừng đốt calo vì nhịp tim của các cụ đã quá quen với cường độ tập bình thường trong suốt quá trình các cụ tập luyện. Vậy nên dù tập lâu hơn, nhiều khi gây cảm giác chán, nản nhưng hiệu quả thu đc lại thấp hơn.
Như cụ nói là miễn sao đẩy đc nhịp tim lên mức 70% nhịp tim tối đa để cơ thể đốt calo từ mỡ thì thực chất ko hẳn là như vậy. Như em phân tích bên trên thì khi đạt đc nhịp tim 70% nghĩa là cơ thể đã rơi vào trạng thái tập theo hiit và tabata rồi. Điều này chắc chắn khó có thể làm đc nếu các cụ "nước rút" bằng những động tác như gập bụng hay nâng tạ vì bản thân những bài tập này ít khi sử dụng tốc độ do dễ sai kỹ thuật dẫn đến chấn thương. Ko phải vô cớ mà có người tập tabata trong 6' chẳng thấy mệt, có người thì mệt đến hoa mắt. Đơn giản là bài tập của họ khác nhau. Có người chỉ squat đứng lên ngồi xuống thì làm sao mệt bằng những người tập burpee, nhảy thụt dầu hay chạy cao đùi nước rút đc.
Tập hiit, tabata nó cũng như các cụ thời thanh niên đèo gái đi xe máy ấy. Cứ rồ ga phanh gấp liên tọi nên chạy xe đc có quãng vài km sờ bô đã bỏng cmn tay rồi, hơn cả khi chạy đều đều 60km/h trên quốc lộ. Nhịp tim bị đẩy lên quá ngưỡng 70% lúc nhanh lúc chậm dẫn tới sự co giãn "bất ổn định" của 1 loạt hệ cơ gân, mạch máu. Dẫn đến ngay cả khi đã dừng tập thì sự "co giãn" ấy vẫn diễn ra khiến cơ thể vẫn tiếp tục tự đốt calo, cái lợi thứ 1.
Nhịp tim đạt ngưỡng cao như vậy dẫn tới phổi các cụ sẽ trở thành cái "turbo". Lâu dần thể tích khoang phổi phải tìm cách giãn nở để thích nghi, đó là 1 cái lợi thứ 2.
Cái lợi tiếp theo là nhịp sinh học trong cơ thể các cụ lâu dần sữ phải thay đổi. Thay vì dự trữ nhiều calo dưới dạng mỡ như trước, cơ thể sẽ "lên tiếng" tự điều chỉnh tăng lượng dữ trữ calo về cơ nhiều hơn để phù hợp với cách tập luyện đốt calo "khẩn cấp" từ cơ khi tập hiit, tabata. Như vậy trực tiếp khiến quá trình tích mỡ thừa giảm đi tương đối.
Những cái lợi này nếu các cụ tập theo cách truyền thống sẽ khó đạt đc hoặc nếu cưỡng cầu thì cần khổ luyện mỗi ngày nhiều hơn 1h đồng hồ thì chắc mới đạt đc (ngoại trừ các cụ hay đi đá bóng, đá đấu các kiểu thì rất hiệu quả vì môn này nó cũng bắt mình tăng giảm tốc độ nước rút liên tục).