Không rõ cụ khó khăn ở gì nhỉ, trước e có làm một lần đơn giản không. Tiền để làm ăn lời hơn lãi ngân hàng thì tội gì.
Ông nào cầm 700 đi đầu tư quay vòng đc thì chắc ko than vãn đâu.Đọc mà phát chán và ngán, có 1 tỷ, ông ko trả thẳng mà chỉ trả 300tr để lấy con xe 1tỵ về chạy,!còn dư 700tr ông đem đi đầu tư lấy lãi…kêu mẹ gì nữa, khôn lỏi bỏ mẹ
Điều đó là bắt buộc cụ ah.thực tế là bank muốn ts của nó được đảm bảo.Xe đứng tên Cụ nhưng cắm Bank thì Banh nó bắt cụ phải mua BH thân vỏ là đúng rồi.
Thì nó giao tài sản cho mình thì nó bắt mua để đảm bảo tài sản của nó chứ.Điều đó là bắt buộc cụ ah.thực tế là bank muốn ts của nó được đảm bảo.
Đúng chuyên môn của emTrước em cũng tính mua trả góp cái xe mới đi cho nó sướng, xe mới đi giữ gìn chục năm cũng chẳng hỏng, để sức khoẻ lo làm lo ăn. Chứ xe cũ lâu lâu lại sửa, chưa kể rủi ro nằm đường ăn trực nằm chờ ở gara, rồi bị gara nó cứa cổ, ấm ức mệt mỏi.
Nhưng trả góp cũng chẳng dễ ăn, không chỉ đơn giản là hàng tháng đóng gốc và lãi.
Đóng trước nó phạt, đóng muộn thì chắc chắn phạt rồi.
Lãi suất chỉ ngon ăn mấy tháng hoặc năm đầu dụ con mồi, sau đó thả nổi.
Tâm lý khách hàng trả góp ở chiếu dưới do phải nợ nần vay mượn, phải mất thêm 1 số phí dịch vụ.
Đăng ký xe đứng tên bank, cứ 3 tháng lại phải ra bank xin nó cấp lại cho 1 lần.
Bank nó bắt phải mua bảo hiểm thân vỏ, xe đứng tên nó mà nó bắt mình trả tiền.
1 là mua bảo hiểm nhân thọ, không mua thì nó lại tăng lãi suất trả góp xe lên thêm 1 chút nữa.
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, đa số ô tô mua mới giờ là bank, riêng cá nhân em thích sự đơn giản, mà cái trả góp ở VN nó vô cùng mệt mỏi, em chẳng dám nghĩ đến ạ.
Nhưng thực tế đi đường hn,sg hoặc các tp lớn không tránh được va chạm nhỏ,nhiều lúc cái bh thân vỏ cũng nên có kể cả không vay bank cụ ah.Thì nó giao tài sản cho mình thì nó bắt mua để đảm bảo tài sản của nó chứ.
Rất chi tiếtĐúng chuyên môn của em
Và em nghĩ em cũng nên có chút thông tin cùng đóng góp, để bác và các bác OF hiểu rõ hơn. Có thể bác chưa thực sự đứng vay bank 1 khoản nào, và trên đây là cảm nhận hoặc thông tin bác tìm hiểu gián tiếp được đúng ko ạ?
Phần nhiều các ý của bác, em có thể xếp vào nhóm vấn đề: 2 Bên ko làm rõ ràng với nhau từ đầu gây ra khúc mắc sau này (mà Bên Bank ở đây, em tạm coi là bạn chuyên viên tín dụng tư vấn và làm hồ sơ cho khách hàng), cụ thể như sau:
1. Đóng trước nó phạt, đóng muộn thì chắc chắn phạt rồi.
Cái này, chuyên viên sẽ giới thiệu Khách hàng khi tư vấn, hoặc bác hoàn toàn có thể hỏi rõ.
+ Đóng trước, phạt: em hiểu ý là trả trước hạn, bank có quy định cụ thể phí trả trước hạn này trong hợp đồng
+ Đóng muộn, chắc chắn phạt: cái này bank cũng ghi rõ trong hợp đồng luôn. Em chia sẻ thêm: đóng muộn vài ngày vài chục ngày, thì cái phí phạt này cũng rất ít, vay vài trăm triệu thì đóng muộn vài chục ngày tiền phí cũng chỉ chưa đến 100.000 VNĐ cho cả mấy chục ngày chậm đó. Nhưng mọi người chú ý chậm trả nhiều ngày thì ảnh hưởng đến lịch sử CIC của bản thân
2. Lãi suất chỉ ngon ăn mấy tháng hoặc năm đầu dụ con mồi, sau đó thả nổi.
Lãi suất ưu đãi ban đầu ntn, lãi suất sau ưu đãi tính theo công thức nào: nếu chuyên viên ví dụ ko nói thì hầu như Khách hàng cũng thường sẽ hỏi ngay, nên em nghĩ ko có chuyện Khách hàng ko biết được lãi suất vay. Như vậy rõ ràng là 2 bên đã trao đổi và thống nhất, thì mới dẫn đến việc ký vay. Không có ai là kẻ đi săn hay con mồi ở đây cả
3. 1 là mua bảo hiểm nhân thọ, không mua thì nó lại tăng lãi suất trả góp xe lên thêm 1 chút nữa.
Bank ko tự thay đổi lãi suất giữa chừng trong quá trình Khách hàng vay vốn, nếu ko được quy định nội dung này trong hợp đồng vay. Cụ thể ở đây là, bác có thể hiểu ý đúng hơn là: ngay từ ban đầu: KH có nhiều tuỳ chọn: mua BHNT thì lãi suất vay là A, ko mua BHNT thì lãi suất vay là B, rất rõ ràng
Về nội dung BHNT, trên diễn đàn cũng đã bình luận nhiều, cái này em xin phép no comment, vì chính sách của Bank, em ở vị trí nhân viên tư vấn, em vẫn quán triệt cách tư vấn là: nói rõ 100% thông tin luôn từ đầu, để Khách hàng tiện cân đối, so sánh với các bank khác!
Về 3 ý kiến còn lại:
4. Tâm lý khách hàng trả góp ở chiếu dưới do phải nợ nần vay mượn, phải mất thêm 1 số phí dịch vụ.
Có thể đây là cảm nhân tâm lý của bác khi vay, ko đại diện cho tâm lý của các khách hàng khác. Nhiều bác trong topic cũng comment chia sẻ là: việc vay bank diễn ra thông thường, thoải mái, ko khúc mắc gì
Về 1 số phí dịch vụ, khi tiếp cận làm hồ sơ vay, các bác cứ thoải mái yêu cầu bạn nhân viên list cho cụ thể các phí theo đúng quy định của bank đó! Còn phí ngoài, bôi trơn: thì chúng em ko dám đâu, hoặc các bác cứ mạnh dạn phản ánh qua các kênh như: hotline, fanpage bank
5.Bank nó bắt phải mua bảo hiểm thân vỏ, xe đứng tên nó mà nó bắt mình trả tiền.
Em đính chính: trên đăng ký xe, là tên Khách hàng, ko phải đứng tên Bank. Bank chỉ là bên được thế chấp, là chủ sở hữu tạm thời của chiếc xe.
Là chủ xe, thay vì "cất két" (thì ko cần mua bảo hiểm thân vỏ ), nhưng các bank vẫn giao xe cho Khách sử dụng, lưu thông đi lại, tài sản thế chấp cho 1 số tiền lớn mà hàng ngày lưu thông trên đường, vậy nên phải cần có bảo hiểm thân vỏ
6. Đăng ký xe đứng tên bank, cứ 3 tháng lại phải ra bank xin nó cấp lại cho 1 lần.
Tuỳ bank, thì như bên em thì thường là 6 tháng/lần, và tối đa ko quá thời hạn còn lại của bảo hiểm thân vỏ xe
Nghiệp vụ này là 1 trong các nghiệp vụ để bank giám sát, quản lý được tài sản thế chấp. Vì xe là động sản, rất đặc thù vì Bank ko giữ được xe 24/24/7
Tựu chung lại, em thấy rất nhiều vấn đề của bác, có thể được tháo gỡ, bằng cách: yêu cầu nhân viên bank tư vấn, giới thiệu rõ ràng đầy đủ ngay từ lúc tư vấn hồ sơ. Thấy gói vay hợp lý thì làm tiếp, ko hợp lý thì chuyển sang Bank hợp lý hơn.
Đúng như bác nói, cái gì cũng có 2 mặt, tự trả thẳng tiền mua xe sẽ đơn giản, ko phụ thuộc ai
Bù lại, Vẫn có 1 bộ phận ko nhỏ Khách hàng chọn vay mua xe, vì những lợi ích khác bù đắp được cho: thời gian làm thủ tục, tiền lãi, tiền phí khi vay: như: ko thu xếp đủ tiền mà cần có xe phục vụ sinh hoạt, công việc
Trên đây là những chia sẻ của em, và cũng gần như là hiểu biết của em với sản phẩm vay của ngân hàng em thôi, còn trên thị trường có nhiều bank với nhiều cách làm, nhiều quy định vay khách nhau, thì em cũng ko nắm hết được! Rất mong nhận được góp ý thêm từ các bác
Nếu cụ trả đẹp,không phễu,bank call nhờ chụp ảnh xe để check bất kể lúc nào mà cụ cung cấp được ngay thì đến ngày bank gửi cp nhanh về tận tay cụ.còn cụ trả chậm thì có thể bank chỉ 1-3 tháng/lầnEm thấy chỉ bất tiện việc 3-6 tháng phải ra bank cấp giấy chứng nhận thế chấp thôi.
E vay rồi lại ko biết. Giấy đi đường giờ phải có dấu của xxx.Giấy đi đường nào do xxx cấp hả bác, Bank vẫn cấp bác nhé!
Chắc cụ vay trước những năm 200xE vay rồi lại ko biết. Giấy đi đường giờ phải có dấu của xxx.
Sory e nhầm, hồi đấy là bank nó phải đi chứng thực đăng ký ở phòng CSGT.Chắc cụ vay trước những năm 200x