Em hiểu start-up là bắt đầu làm cái gì đó mới mới chưa ai làm.
Hóng Cụ phân tích thêm !
Không phải cụ ah, em thì chả phân tích được đâu, em chỉ lôi trích dẫn của người khác cho cụ đọc thôi.
Đây:
https://www.facebook.com/giapschool/posts/10207193173520775
Em nhớ có bài hay hơn, nhưng thôi em lấy tạm bài này vậy, hihi
Ví dụ đơn giản: cụ mở 1 quán cà fe thì đó là SMEs còn nếu mở 1 chuỗi quán càfe thì là start up.
1. SmE: là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đi từ nhỏ đi lên, phát triển tuyến tính, phải có lãi từ ngày đầu tiên hoặc sau một thời gian ngắn (3 tháng chẳng hạn). Muốn vậy phải làm và bán cái gì mà thị trường đang có nhu cầu, và phải cạnh tranh được với các đối thủ hiện có. Ngoài ra, người chủ phải take full control, tức là kiểm soát toàn bộ, thì mới đảm bảo được điều này.
Như vậy SmE đi từ nhỏ đến lớn, phát triển theo mô hình tuyến tính, quản trị chặt chẽ, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên đi vào hoạt động.
Nhà đầu tư sẽ chỉ nhìn vào P/E ratio để ra quyết định đầu tư.
2. Startup thì ngược lại, phát triển theo hàm mũ. Vì thế startup không cần lợi nhuận trong thời gian đầu (có thể vài năm), và tất nhiên có lãi ngay thì càng tốt, cũng không cần phải đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường (tức có thể tạo ra thị trường mới), cũng không cần quản trị chặt chẽ (quản chặt quá thì không sáng tạo được). Những người làm startup cần tầm nhìn, đam mê và năng lực thực sự, chứ không phải là quy trình quản trị.
Vì phát triển theo hàm mũ nên cái mà startup cần là một cái gì đó có thể tạo ra sự phát triển theo dạng hàm mũ này. Đó là gì:
-Một công nghệ/sản phẩm đột phá mới, khác hẳn những công nghệ/sản phẩm đã có để chiếm ưu thế kẻ dẫn đầu và chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường trong thời gian rất ngắn. Chứ công nghệ/sản phẩm cũ, mình làm được nghìn người khác cũng làm được (thậm chí họ đã làm rồi) vì khi đó sẽ rơi vào SmE, các bên cạnh tranh nhau, anh nào cạnh tranh tốt hơn anh ấy sẽ thắng. Nếu nhìn như vậy thì làm e-commerce như các đơn vị đang làm hiện giờ cũng không phải là làm startup, trừ phi có một công nghệ hoàn toàn mới đánh bạt hết các công nghệ đã có.
-Một thị trường đủ rộng để có thể tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sau này. Vì thế, startup cần tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng để hàng chục triệu người dùng (hoặc hàng tỉ người dùng như các bác bự hay nói). Nếu bắt đầu bằng thị trường Việt Nam thì cũng phải nghĩ đến thế giới ngay từ khi mới bắt đầu startup (nếu hàng quá độc và có lãi lớn thì không cần đông như vậy, quan trọng là doanh số, phỏng ạ). SmE không cần cái này, SmE thậm chí lại chọn local như một lợi thế cạnh tranh (chẳng hạn, ông chỉ bán đặc sản của nhà ông, không đâu có, là ông sống khỏe).
-Một business model mới tạo ra được sự phát triển theo hàm mũ này. Trong trường hợp không có công nghệ gì đột phá, lĩnh vực kinh doanh cũng không mới, thì thường cái tạo ra sự phát triển hàm mũ là mở thành chuỗi liên hoàn. Nếu bạn mở một quán café thì đó là SmE, phải có lãi ngay từ những ngày đầu tiên, còn mở thành chuỗi thì đó là startup, cần đổ tiền ra để thống lĩnh thị trường, những năm đầu tiên lỗ lãi không phải là mối quan tâm số một, mà là sự mở rộng thị trường theo hàm mũ (muốn thế nhà phải có điều kiện). Trong trường hợp này, startup sẽ đi theo hướng “tranditional business, but non-tranditional business model”.
Nhà đầu tư sẽ nhìn vào tiềm năng phát triển hàm mũ này, chứ không phải P/E ratio, để ra quyết định đầu tư.
Nếu không có một công nghệ gì đột phá có thể tạo ra sự phát triển hàm mũ, sản phẩm/công nghệ của mình cũng không phải là dành cho chục hàng triệu người dùng (hơn thế càng tốt), hoặc không tìm ra một non-traditional business model mới có thể tạo ra sự phát triển theo hàm mũ như vậy, thì tốt nhất là làm SmE bằng cách tạo ra các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh nhất, quản trị hiệu quả nhất để có lãi ngay từ những ngày đầu và hài lòng với sự phát triển tuyến tính của nó.