[Funland] Cụ nào có bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa" cho e mượn hoặc thuê với ah

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Trên có cụ nói hơn Tháo đến 4 tuổi ý (151 vs 155)

Do chân mệnh thôi cụ. Thuật tranh ngọc tỉ, Thiệu 3 đời tam công, Toản trâm anh thế phiệt... vẫn thua xa anh dệt chiếu đóng dép thây?
Hay như ông bác em, xuất thân thư lại, trói gà ko chặt, phát biểu ề à, thế mà cứ lên sóng là ối ông quấn ra đài đấy hehe
Bố chết thế đẹp rồi, chí trai da ngựa bọc thây, tên đạn cả đời ko xâm phạm đc. Mỗi câu xin tha chết do anh Trung La nhét chữ thôi, chắc gì Bố đã xin?
Thuật lấy Ngọc Tỷ cũng khá hay tuy nhiên đen ở chỗ vùng đất của Thuật ở giữa khó thủ, Lã Bố nếu thân với đội Tây Lương thì tốt nhưng vì giết Đổng Trác nên phải chạy về vùng Từ Châu, đất Từ Châu khó giữ, chả thua Tào Tháo thì sau này cũng thua Viên Thiệu thôi.
 

hoangtugio23

Xe tải
Biển số
OF-845892
Ngày cấp bằng
31/12/23
Số km
206
Động cơ
165,252 Mã lực
Tuổi
43
Thuật lấy Ngọc Tỷ cũng khá hay tuy nhiên đen ở chỗ vùng đất của Thuật ở giữa khó thủ, Lã Bố nếu thân với đội Tây Lương thì tốt nhưng vì giết Đổng Trác nên phải chạy về vùng Từ Châu, đất Từ Châu khó giữ, chả thua Tào Tháo thì sau này cũng thua Viên Thiệu thôi.
Do Thuật dốt thôi :)) như e chơi game RTK ngày xưa mà là THuật thì đem quân về chiếm miền Giang Đông làm căn bản thì chả mấy chốc mà thống nhất thiên hạ
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Do Thuật dốt thôi :)) như e chơi game RTK ngày xưa mà là THuật thì đem quân về chiếm miền Giang Đông làm căn bản thì chả mấy chốc mà thống nhất thiên hạ
Thuật mà tài thế thì có mà, vùng Giang Đông đó, không phải đơn giản qua sông Trường Giang đám người Sơn Việt với mấy tay gì mà Lưu Do các thứ còn ở đó chán, chính Tôn Sách sau cặp bài trùng với Chu Du cả 2 văn võ song toàn mới giải tán các xứ thu về 1 mối, vì cũng có căn bản các tướng cũ và uy danh của bố, Thuật mà làm được việc đó thì đã ngon từ lâu.
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,241
Động cơ
727,016 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Các cụ bình hay thật, cháu đọc chỉ nhớ diễn biến chứ phân tích như các cụ thì chưa bao giờ đánh giá được!
 

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
322
Động cơ
464,089 Mã lực
Nếu mua sách thì nên mua ở Tiki các cụ ạ, em mua shoppee và mấy shop online toàn vớ sách đểu giở được nửa cuốn đã bong gáy.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,660
Động cơ
757,612 Mã lực

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
cụ Thiệu đúng là cầm quân trăm vạn nhưng hay thay đổi nên ko thể làm được việc lớn, cón trăm mưu sĩ mà ko tin dùng ai cả, đáng thương đáng giận lắm ru. Làm chết oan 2 viên dũng tướng nhan lương văn sú vào tay anh Vũ gió.
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
cụ Thiệu đúng là cầm quân trăm vạn nhưng hay thay đổi nên ko thể làm được việc lớn, cón trăm mưu sĩ mà ko tin dùng ai cả, đáng thương đáng giận lắm ru. Làm chết oan 2 viên dũng tướng nhan lương văn sú vào tay anh Vũ gió.
Giống doanh nghiệp to nên khó quản, Tào Tháo cũng vậy, lúc trước trận Xích Bích thì tỉnh táo chứ về sau này cứ ngu ngu dần đều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cigaretter

Xe tải
Biển số
OF-23335
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
217
Động cơ
493,003 Mã lực
Em bận chút việc giờ mới vào lại đc, cám ơn mọi ng nhiều ah. Qua thông tin nhận đc chắc em sẽ mua về để thuận tiện nghiên cứu lần 2, lần 3 ah. Chúc mọi ng vui vẻ ạ!
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Thuật mà tài thế thì có mà, vùng Giang Đông đó, không phải đơn giản qua sông Trường Giang đám người Sơn Việt với mấy tay gì mà Lưu Do các thứ còn ở đó chán, chính Tôn Sách sau cặp bài trùng với Chu Du cả 2 văn võ song toàn mới giải tán các xứ thu về 1 mối, vì cũng có căn bản các tướng cũ và uy danh của bố, Thuật mà làm được việc đó thì đã ngon từ lâu.
vùng Giang Đông lúc đó không trù phú như Cửu Giang, Lư Giang của Thuật được, hơn nữa Thiệu đang phải chống chư hầu mạn Bắc chưa rảnh mà mở rộng xuống Giang Đông, Thuật cũng sai Tôn Sách đi khai phá thu phục vùng đó (lúc ấy Tôn Sách vẫn là tướng của Viên Thuật)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Không hẳn đâu Cụ, Viên Thiệu trước cũng định bắt Hán Đế nhưng nhìn cái gương Đổng Trác lù lù ra đấy nên thôi, Thiệu đánh lên ngược thôn tính Công Tôn Toản là chuẩn bài, tiếc là lúc solo với Tháo lại thua, nếu đánh sớm hơn, khi Tháo đang chiến nhau với Lưu Bị, Lữ Bố đánh thì chắc win rồi, nhưng có thể lúc ấy Thiệu muốn ổn định hơn và muốn ngư ông đắc lợi các bên đánh nhau ngã ngũ mình mới nhảy vào.
Viên Thiệu là một gã ngốc, nhãn quan chính trị kém cỏi, vụ gọi Đổng Trác vào dẹp hoạn quan (trong khi chỉ cần vài tay sát thủ và lôi kéo được triều thần là đã xong việc) đã gây hoạ lớn cho Hán thất.

Vụ sử dụng con bài Hoàng Đế, Viên Thiệu không phải là không có mưu sĩ cao tay (Điền Phong, Thư Thụ), tiếc là cái tầm nhìn kém cỏi, không quyết ngay, để lỡ dở cơ hội, bị Tào Tháo hớt tay trên mất:

"Sau khi đến Lạc Dương gặp hoàng đế, Tào Tháo nghe theo kế của Đổng Chiêu, mời thiên tử về căn cứ địa của mình, từ đó dời đô về Hứa huyện. Nhiều người cho rằng Tào Tháo bắt đầu “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Nhưng phần trước chúng ta đã nói, cương lĩnh chính trị của Tào Tháo là “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục”, không phải “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Vậy, câu nói ‘Ép thiên tử để lệnh chư hầu” là từ đâu ra? Chính mưu sĩ của Viên Thiệu đã nói. Viên Thiệu có hai mưu sĩ đã nói câu này, một là Thư Thụ, Hai là Điền Phong. Thư Thụ nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục”, Điền Phong thì nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, chỉ cân chỉ tay là bốn biển yên bình”.

Ở lời chú dẫn Hiến đế Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ có ghi lời của Điền Phong, lời của Thư Thụ ghi trong lời chú dẫn “Hiến đế truyện” của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện. Lời Thư Thụ nói trước nói tường tận, chúng ta nói về Thư Thụ. Sau khi lừa lấy được Ký châu từ tay Hàn Phức, nhân tiện, Viên Thiệu nhận Thư Thụ làm mưu sĩ. Trình độ Viên Thiệu cao hơn Hàn Phức nhiều. Nên Thư Thụ bằng lòng làm việc cho Viên Thiệu. Theo Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, sau khi Thư Thụ về với Viên Thiệu, hai người đã có buổi trò chuyện. Giống như lời nói của Mao Giới có thể coi là “Long Trung đối” “Bản Viên Thiệu”, hết sức bóng bảy. Thư Thụ nói, tướng quân anh hùng cái thế, tuổi nhỏ tài cao tuấn tú. Tuổi trẻ mới vào triều đình mà tiếng tăm đã vang xa bốn biển “vừa đội mũ lên triều, nổi tiếng cả nước” trước Đổng Trác bạo hành phản nghịch, ngài biểu hiện đại nghĩa lẫm liệt (cạnh sự phế lập là trung nghĩa ngời ngời); một mình một ngựa phá vòng vây, Đổng Trác phải kinh hồn lạc phách (cưỡi ngựa thoát vây, Đổng Trác kinh hoàng); vượt Hoàng Hà nhận chức Bột Hải (dấy quân một trận) đã được cả Ký châu ủng hộ, thật là “uy trấn hải hà, danh cồn thiên hạ”! Lúc này thiên hạ còn chưa thái bình (Khăn Vàng quấy nhiễu, Hắc Sơn phá phách), nhưng liệu có ai dám ngăn cản bước tiến của ngài? Lúc này ngài “Cất quân về phía đông, sẽ lấy được Thanh châu; quay lại đánh Hắc Sơn, Trương Yên sẽ chết; đưa quân về phía bắc, Công Tôn tất bại; làm chấn động Nhung Địch, Hung Nô tất phải theo”, hoàn toàn có thể “Tung hoành phía bắc sông lớn, hợp cả bốn châu lại, thu nhận tài trí của anh hùng, quân sẽ có hàng trăm vạn” ngài sẽ trở thành anh hùng cứu thế giữ địa vị quan trọng. Bấy giờ ngài mời hoàng đế từ Tràng An về (nghênh giá từ Tây kinh), khôi phục xã tắc và tổ miếu ở Lạc Dương (Dựng lại tông miếu ở Lạc Ấp), sau đó “Hiệu lệnh thiên hạ, đánh kẻ chưa thần phục”. Tướng quân có ưu thế chính trị nhường ấy thì ai dám tranh cao thấp với tướng quân (từ đây tranh cao thấp ai địch nổi)? Chẳng bao lâu công lớn sẽ thành. Viên Thiệu nghe thấy mà nóng ran cả người, và biểu lộ “lời nói thực hợp lòng ta”, nhưng tiếc là chưa được thi hành.

Sau lần đó còn có thêm một lần trò chuyện nữa, lời nói càng rõ ràng hơn, thời gian là trước lúc Tào Tháo nghênh đón thiên tử không lâu. Theo chú dẫn Hiến đế truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, Thư Thụ nói, từ lúc Đổng Trác gây mầm họa lớn, thiên tử lưu ly thất sở, tông miếu bị hủy hoại, chư hầu với danh nghĩa là cất nghĩa quân, nhưng thực tế là tàn sát lẫn nhau (ngoài là nghĩa quân, trong là tàn sát), không ai tôn sùng thiên tử, nghĩ đến trăm họ (không biết tôn vua, thương dân). Bây giờ, về sơ bộ, tướng quân đã giữ yên được châu vực, nên nghênh đón thiên tử về định đô ở Nghiệp Thành rồi “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục” và còn ai địch nổi với ngài? Những lời đó, Viên Thiệu nghe rất lọt tai, nhưng tiếc thay những người khác lại phản đối. Hán Hiến đế nói người phản đối là Quách Đồ. Nhưng Tam quốc chí lại nói Quách Đồ là người tán thành và còn chủ trương “nghênh đón thiên tử và dời đô về Nghiệp Thành”. Chúng ta cũng chưa rõ về điểm này.

Có điều, những người bát nháo đã nói, vương triều Đại Hán sắp đi đứt rồi, chúng ta còn lo vực dậy há chẳng phải là mua việc hay sao? Lúc này mọi người đang muốn chiếm Trung Nguyên. Người ra tay trước là người mạnh, có thể là vương ngay. Nếu lại đưa bảo bối là hoàng đế đến bên mình, để ngày ngày phải thỉnh thị, việc việc phải hội ý, thực là phiền hà. Nếu nghe theo hoàng đế thì mình chẳng là gì cả (nghe thì mất quyền); nếu không nghe sẽ là vi mệnh (không nghe là chống lệnh), chịu sao nổi (không phải là kế hay). Viên Thiệu thì sao, nghĩ tới Hán Hiến đế là do Đổng Trác dựng nên (không phải ý Thiệu), trong lòng lại thấy bực, quên ngay ý nghĩ đó. Không thể bỏ lỡ thời cơ, thời cơ sẽ không đến lần thứ hai. Viên Thiệu do dự. Tào Tháo đã nẫng tay trên. Phen này đến lượt Viên Thiệu tròn xoe mắt kinh ngạc.

Sau khi Tào Tháo nghênh đón Hiến đế, dời đô về huyện Hứa, không những không mất đi một thứ gì hoặc bị người khác trói buộc, mà ngược lại còn thu được nhiều thứ. Tào Tháo được một vùng đất rộng ở phía nam Hoàng Hà, nhân dân vùng Quan Trung đua nhau theo về (nhận đất Hà Nam, Quan Trung theo về). Quan trọng hơn, Tào Tháo có được nguồn vốn chính trị to lớn, không chỉ trở thành anh hùng khôi phục Hán thất, có địa vị “Dưới một người trên vạn người” có thể đưa phái phản đối vào vị trí bất lợi trở thành những kẻ bất nhân bất nghĩa. Từ đó, mọi việc như bổ nhiệm quan lại, mở rộng địa bàn hoặc đánh những kẻ khác cánh, địch thủ về chính trị, Tào Tháo đều có thể lấy danh nghĩa của hoàng đế, việc làm bất nghĩa trờ thành việc làm chính nghĩa. Còn lũ đối thủ thì sao? Đều rất bị động. Phản đối Tào Tháo thật nguy hiểm, chẳng khác gì phản đối hoàng thượng. Dù có giương cao ngọn cờ “quét sạch lũ nịnh thần” thì cũng không bằng Tào Tháo trực tiếp dùng danh nghĩa hoàng đế để xuống chiếu vừa danh chính ngôn thuận vừa được lợi. Sau này, lúc Viên Thiệu muốn đánh Tào Tháo, Thư Thụ và Thôi Diễm đã nói “Thiên tử ở Hứa “, đánh Hứa là “phạm điều nghĩa”. Gia Cát Lượng cũng nói về Tào Tháo “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, thực không thể tranh cao thấp” Tào Tháo vào trước sẽ là chủ, được nhiều điều lợi. Viên Thiệu chịu nhiều thiệt thòi. Theo Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyện, Tào Tháo vừa nghênh đón hoàng đế về huyện Hứa, đã lập tức với danh nghĩa hoàng đế có một đạo chiếu thư cho Viên Thiệu, trách Thiệu “đất rộng quân đông, chi lo lập phe đảng”, không thấy ra quân cần vương, nay đánh người này, mai đánh người khác. Viên Thiệu tiếp chiếu, trong lòng giận sôi lên, nhưng đành phải nín nhịn, dâng thư giải trình. Viên Thiệu hối hận, liền nghĩ cách bổ cứu. Lấy lí do Hứa Đô là vùng đất trũng, Lạc Dương bị tàn phá, yêu cầu Tào Tháo dời hoàng đế về Quyển Thành (nay là huyện Quyển Thành, Sơn Đông) gần với chỗ của mình, mong được cùng Tào Tháo hưởng vương bài. Đúng là nằm mơ lấy được vợ. Tháo cười thầm, rồi cương quyết cự tuyệt. Lúc đó, mưu sĩ là Điền Phong nói với Thiệu, việc dời đô đã không thành, phải nhanh chóng đánh huyện Hứa (kế dời đô đã không thành, phải lấy Hứa để phụng nghênh thiên tử), nếu không lại không kịp. Viên Thiệu không theo. Thực tế, về việc này Tào Tháo đã cao hơn Viên Thiệu một cái đầu. Cao hơn ở chỗ nào? Cao ở cách điệu, cao ở phẩm vị. Nên nhớ, kiến nghị của Thư Thụ (Ép thiên tử để lệnh chư hầu) là khác với kiến nghị của Mao Giới (Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục). Ở tập trước đã nói: phụng là tôn phụng, ủng hộ, ép là ép buộc, lợi dụng. Mục đích của “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” là thực hiện thống nhất đất nước “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” mục đích là thực hiện dã tâm cá nhân. Một đường là quang minh, một đường là ma quỷ, sao có thể giống nhau? Mao Giới nói đúng “nghĩa quân sẽ thắng”. Về khí thế thì bất nghĩa là kém xa. Và dù Tào Tháo nghe theo Mao Giới nghênh phụng thiên tử không phải thực lòng muốn vực dậy Hán thất đã sụp đổ, mà chỉ coi hoàng đế là lá bài, thì về sách lược đã cao hơn Viên Thiệu. Bời vì hoàng đế không chỉ là lá bài, mà còn là lá bài rất tuyệt. Lá bài tuyệt ở chỗ vừa hư vừa thực. Nói là hư, vì lúc này hoàng đế, đừng nói tới “kiên cường độc đoán” mà ngay cả tự do về thân thể cũng chẳng có, hoàn toàn do người khác sắp đặt giống con rối đeo dây. Vì vậy, chỉ cần giơ tay ra là có lá bài đó. Nói là thực, vì mọi người đều biết hoàng đế là không thực, là vật để trang trí, nhưng liệu ai dám nói không, có thể không cần, chẳng ai dám nói hoàng đế cởi truồng như trong đồng thoại. Hoàng đế có dặn dò gì, có hiệu lệnh gì, mọi người đều phải ra vẻ phục tùng (Có một số việc phải làm theo), không dám giương mắt, há miệng nói ngược. Chỉ có thể là như vậy, khi hai bên đối địch, thì bên nào cũng nói được hoàng đế cho phép. Trong triều, buộc hoàng đế phải xuống chiếu, ờ nơi khác nói khống là mật chiếu của hoàng đế, có vậy thì hành động của mình mới đúng, mới chính nghĩa. Như vậy, hoàng đế là lá bài rất có ích, hơn nữa là vương bài thì kể gì từ đâu tới? Còn như nói, để hoàng đế ở cạnh rồi việc gì cũng phải thỉnh thị, chi bằng cứ xa ra, rồi muốn nghĩ gì thì nghĩ, muốn làm gì thì làm, đúng là ý nghĩ điển hình của lũ tướng cướp, đầu óc chính trị rỗng không. Trời thì cao hoàng đế thì xa, nếu vị hoàng đế này là con rối thì gần hơn một chút chẳng tiện hơn sao? Thỉnh thị hội báo, khấu đầu hành lễ đương nhiên là vẫn cần. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút cũng hiểu ngay đó là việc nhỏ. Tiểu hoàng đế lúc đó mới 16 tuổi, còn là một đứa trẻ. Lúc đầu nằm trong tay Đổng Trác, về sau lại rơi vào tay Vương Doãn và những người khác, chưa hề nắm quyền. Lý Thôi, Quách Dĩ cắn xé lẫn nhau quân binh gặp nhau ở thành Tràng An, hoàng đế cử người đến giảng hòa, nhưng chẳng ai chịu theo. Đường đường là thiên tử, chưa nói tới việc hiệu lệnh thiên hạ, một việc cỏn con như vậy cũng không hoàn thành. Hoàng đế đáng thương, đến chỗ Viên Thiệu thì còn gì là dáng vẻ một thiên tử, có thể không cùng sống được với Viên đại nhân? Đấu tranh chính trị và làm nghề buôn bán là giống nhau, phải chiếm được cơ hội buôn bán. Vương bài chỉ có một tấm, bạn không chiếm thì người khác sẽ chiếm. Thư Thụ từng nói: “Quyền không thể lỡ, cốt ở thần tốc”, “Nếu để chậm, sẽ có người lấy mất”. Tiếc là Viên Thiệu nghe không lọt tai.

Mới hay, việc nghênh phụng thiên tử cũng có hai cách nói. Mao Giới nói một cách, Thư Thụ nói một cách. Vậy, suy nghĩ thực của Tào Tháo là gì? Tháo muốn “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” hay muốn “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” đây? Rõ ràng các mưu sĩ của Tào Tháo chủ trương cách nói trước.

Quan điểm của Mao Giới và Tuân Úc là như vậy. Tuân Úc vốn là người của Viên Thiệu, nhưng Tuân Úc “đồ rằng Thiệu không thành được việc lớn”, nên ngay từ năm Sơ Bình thứ II (năm 191) thời Hán Hiến đế đã rời Viên Thiệu chạy đến với Tào Tháo, lúc đó chỉ là Thái thú Đông quận, Tào Tháo sung sướng nói, đây chính là Trương Lương của ta! Kiến An năm đầu (năm 196), lúc Tào Tháo quyết định nghênh đón thiên tử, nhiều người không tán thành (chư tướng còn nghi ngờ), Tuân Úc và Trình Dục ra sức ủng hộ. Chúng ta không sao hiểu được Trình Dục đã nói những gì, còn những điểu Tuân Úc nói đã được ghi trong Tam quốc chí. Tuân Úc truyện. Chúng ta xem Tuân Úc đã nói những gì. Tuân Úc nói, muốn đấu tranh chính trị, phải có chính nghĩa, ít ra cũng phải có một ngọn cờ chính nghĩa. Năm đó, Tấn Văn công nghênh đón Chu Tương vương, bị vương tử Đới đuổi cổ, về Vương Thành, kết quả các chư hầu đều hưởng ứng; Cao hoàng đế mặc áo gài chữ hiếu với Sở Hoài vương - bị Sở Bá vương sát hại, kết quả là thiên hạ đồng lòng. Đây chính là sức hiệu triệu của lá cờ chính nghĩa. Lúc Đổng Trác gây họa nạn cho đất nước, ngài là người đầu tiên giương cao ngọn cờ chính nghĩa đi dẹp loạn (kêu gọi nghĩa quân); lúc thiên tử lưu ly thất sở, chính ngài đã không quản nguy hiểm, phái cả sứ giả đi (thông sứ không kể nguy hiểm). Điều đó nói lên cái gì? Ngài từng giây từng phút nghĩ đến vương thất (lòng dạ luôn nghĩ tới vương thất), ngài luôn tâm nguyện khôi phục lại thiên hạ (tướng quân có chí khôi phục lại thiên hạ)! Lúc này thiên tử còn ngỡ ngàng (xa giá còn quẩn quanh), Lạc Dương hoang tàn (Đông Kinh cây cỏ mọc đầy), người trung nghĩa luôn hy vọng giữ được quốc bản (nghĩa sĩ muốn giữ được cái gốc), nhân dân càng thêm đau buồn khi nhớ lại những ngày huy hoàng của Đại Hán lúc trước (trăm họ nhớ cái cũ mà thêm đau). Vậy phải hành động ngay, làm những việc mà tướng quân muốn làm. Đế lỡ thời cơ, lòng người sẽ hỗn loạn. Chờ lúc mọi người chia cắt (bốn phương xâu xé), mới đứng ra lo liệu thì e đã muộn. Từ đó, Tuân Úc đưa ra ba cương lĩnh lớn cho Tào Tháo, thuận theo ý dân tôn phụng thiên tử (phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân), chí công vô tư để cường hào phải hàng phục (lấy chí công để thu phục hùng kiệt), đề cao chính nghĩa “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài” để chiêu mộ anh hùng. Tuân Úc nói: “Phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân” là xu thế lớn nhất hiện nay, là “đại thuận”; “Lấy chí công để thu phục hùng kiệt”, là chiến lược lớn nhất, “đại lược”; “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài”, là đức hạnh lớn nhất, là “đại đức'“. Đại thuận chí tôn, đại lược chí công, đại đức chí nghĩa. Có ba cương lĩnh lớn đó, thì đường đường chính chính, khí trùm sông núi, còn gì mà không thắng. Nếu có kẻ nào hô hào chống lại, gây rắc rối, thì cũng chỉ là bọ ngựa cản đường, châu chấu đá voi, chuốc lấy diệt vong. Lời nói của Tuân Úc thấm đậm điều đại nghĩa, Tào Tháo lấy làm kính phục. Nếu so sánh lời lẽ của Tuân Úc và Thư Thụ, thì trình độ, phẩm vị cao thấp khác nhau rõ ràng. Tuân Úc để tâm vào chữ “nghĩa”, Thư Thụ nhìn vào chữ “lợi”; Tuân Úc trước sau chi nghĩ tới một việc: Bảo vệ hoàng đế hiện nay cũng là bảo vệ sự thống nhất đất nước, đó là “đại nghĩa”. Thư Thụ nhắc đi nhắc lại lần nữa sách lược: nắm lấy hoàng đế hiện nay sẽ có vốn liếng về chính trị, đó là “lợi lớn”. Cho nên cả hai người đều cho là phải nắm lấy thời cơ, chỉ khác nhau về cách nhìn. Tuân Úc nói, chờ lúc mọi người chia cắt, mới đứng ra lo liệu e là đã muộn. Còn Thư Thụ, nếu không mạnh bạo ra tay trước, đế người khác cướp mất lá bài hoàng đế thì sẽ không còn kịp nữa. Đương nhiên, Thư Thụ nói “nay nghênh triều đình để giữ chữ nghĩa” nhưng giọng nói chẳng mặn mà gì. Nói chẳng mặn mà gì thật không giống với giọng điệu của Thư Thụ, mà hệt như giọng điệu của Viên Thiệu. Mưu sĩ muốn thuyết phục chủ của mình thì luôn phải nói theo sự suy nghĩ của chủ. Thư Thụ hiểu ra chữ “lợi” vì Viên Thiệu trọng “lợi”; Tuân Úc chọn chữ “nghĩa” vì Tào Tháo trọng “nghĩa”, chí ít thì vào năm 196, Tào Tháo cũng trọng “nghĩa” hoặc vờ như trọng “nghĩa”.
Dịch Trung Thiên
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,150
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
vùng Giang Đông lúc đó không trù phú như Cửu Giang, Lư Giang của Thuật được, hơn nữa phải chống chư hầu mạn Bắc chưa rảnh mà mở rộng xuống Giang Đông, Thuật cũng sai Tôn Sách đi khai phá thu phục vùng đó (lúc ấy Tôn Sách vẫn là tướng của Viên Thuật)
Đúng như Tháo nhận xét là Thuật nhỏ nhen không làm được việc lớn .
Việc xưng đế của Thuật là việc ngu ngốc nhất , hoàn toàn không cần thiết , xưng đế lên bị cô lập dẫn đến suy yếu và tan rã .
Nếu Thuật khôn thì từng bước chiếm Từ Châu thì có thể đua tranh với Tháo được
 

hoangtugio23

Xe tải
Biển số
OF-845892
Ngày cấp bằng
31/12/23
Số km
206
Động cơ
165,252 Mã lực
Tuổi
43
Vậy là các cụ không biết rằng Viên Thiệu định xây dựng triều đình ở Ye - Nghiệp quận bằng việc thuyết phục Lưu Ngu lên ngôi Hoàng đế và phế hoàn toàn triều đình ở Lạc Dương đang nằm trong tay Đổng - sau là Lý, Quách.
Có lẽ vì dự định ban đầu thế nên Viên Thiệu không mặn mà với việc đón Lưu Biện về Nghiệp quận.
Viên Thiệu là một gã ngốc, nhãn quan chính trị kém cỏi, vụ gọi Đổng Trác vào dẹp hoạn quan (trong khi chỉ cần vài tay sát thủ và lôi kéo được triều thần là đã xong việc) đã gây hoạ lớn cho Hán thất.

Vụ sử dụng con bài Hoàng Đế, Viên Thiệu không phải là không có mưu sĩ cao tay (Điền Phong, Thư Thụ), tiếc là cái tầm nhìn kém cỏi, không quyết ngay, để lỡ dở cơ hội, bị Tào Tháo hớt tay trên mất:

"Sau khi đến Lạc Dương gặp hoàng đế, Tào Tháo nghe theo kế của Đổng Chiêu, mời thiên tử về căn cứ địa của mình, từ đó dời đô về Hứa huyện. Nhiều người cho rằng Tào Tháo bắt đầu “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Nhưng phần trước chúng ta đã nói, cương lĩnh chính trị của Tào Tháo là “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục”, không phải “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Vậy, câu nói ‘Ép thiên tử để lệnh chư hầu” là từ đâu ra? Chính mưu sĩ của Viên Thiệu đã nói. Viên Thiệu có hai mưu sĩ đã nói câu này, một là Thư Thụ, Hai là Điền Phong. Thư Thụ nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục”, Điền Phong thì nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, chỉ cân chỉ tay là bốn biển yên bình”.

Ở lời chú dẫn Hiến đế Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ có ghi lời của Điền Phong, lời của Thư Thụ ghi trong lời chú dẫn “Hiến đế truyện” của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện. Lời Thư Thụ nói trước nói tường tận, chúng ta nói về Thư Thụ. Sau khi lừa lấy được Ký châu từ tay Hàn Phức, nhân tiện, Viên Thiệu nhận Thư Thụ làm mưu sĩ. Trình độ Viên Thiệu cao hơn Hàn Phức nhiều. Nên Thư Thụ bằng lòng làm việc cho Viên Thiệu. Theo Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, sau khi Thư Thụ về với Viên Thiệu, hai người đã có buổi trò chuyện. Giống như lời nói của Mao Giới có thể coi là “Long Trung đối” “Bản Viên Thiệu”, hết sức bóng bảy. Thư Thụ nói, tướng quân anh hùng cái thế, tuổi nhỏ tài cao tuấn tú. Tuổi trẻ mới vào triều đình mà tiếng tăm đã vang xa bốn biển “vừa đội mũ lên triều, nổi tiếng cả nước” trước Đổng Trác bạo hành phản nghịch, ngài biểu hiện đại nghĩa lẫm liệt (cạnh sự phế lập là trung nghĩa ngời ngời); một mình một ngựa phá vòng vây, Đổng Trác phải kinh hồn lạc phách (cưỡi ngựa thoát vây, Đổng Trác kinh hoàng); vượt Hoàng Hà nhận chức Bột Hải (dấy quân một trận) đã được cả Ký châu ủng hộ, thật là “uy trấn hải hà, danh cồn thiên hạ”! Lúc này thiên hạ còn chưa thái bình (Khăn Vàng quấy nhiễu, Hắc Sơn phá phách), nhưng liệu có ai dám ngăn cản bước tiến của ngài? Lúc này ngài “Cất quân về phía đông, sẽ lấy được Thanh châu; quay lại đánh Hắc Sơn, Trương Yên sẽ chết; đưa quân về phía bắc, Công Tôn tất bại; làm chấn động Nhung Địch, Hung Nô tất phải theo”, hoàn toàn có thể “Tung hoành phía bắc sông lớn, hợp cả bốn châu lại, thu nhận tài trí của anh hùng, quân sẽ có hàng trăm vạn” ngài sẽ trở thành anh hùng cứu thế giữ địa vị quan trọng. Bấy giờ ngài mời hoàng đế từ Tràng An về (nghênh giá từ Tây kinh), khôi phục xã tắc và tổ miếu ở Lạc Dương (Dựng lại tông miếu ở Lạc Ấp), sau đó “Hiệu lệnh thiên hạ, đánh kẻ chưa thần phục”. Tướng quân có ưu thế chính trị nhường ấy thì ai dám tranh cao thấp với tướng quân (từ đây tranh cao thấp ai địch nổi)? Chẳng bao lâu công lớn sẽ thành. Viên Thiệu nghe thấy mà nóng ran cả người, và biểu lộ “lời nói thực hợp lòng ta”, nhưng tiếc là chưa được thi hành.

Sau lần đó còn có thêm một lần trò chuyện nữa, lời nói càng rõ ràng hơn, thời gian là trước lúc Tào Tháo nghênh đón thiên tử không lâu. Theo chú dẫn Hiến đế truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, Thư Thụ nói, từ lúc Đổng Trác gây mầm họa lớn, thiên tử lưu ly thất sở, tông miếu bị hủy hoại, chư hầu với danh nghĩa là cất nghĩa quân, nhưng thực tế là tàn sát lẫn nhau (ngoài là nghĩa quân, trong là tàn sát), không ai tôn sùng thiên tử, nghĩ đến trăm họ (không biết tôn vua, thương dân). Bây giờ, về sơ bộ, tướng quân đã giữ yên được châu vực, nên nghênh đón thiên tử về định đô ở Nghiệp Thành rồi “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục” và còn ai địch nổi với ngài? Những lời đó, Viên Thiệu nghe rất lọt tai, nhưng tiếc thay những người khác lại phản đối. Hán Hiến đế nói người phản đối là Quách Đồ. Nhưng Tam quốc chí lại nói Quách Đồ là người tán thành và còn chủ trương “nghênh đón thiên tử và dời đô về Nghiệp Thành”. Chúng ta cũng chưa rõ về điểm này.

Có điều, những người bát nháo đã nói, vương triều Đại Hán sắp đi đứt rồi, chúng ta còn lo vực dậy há chẳng phải là mua việc hay sao? Lúc này mọi người đang muốn chiếm Trung Nguyên. Người ra tay trước là người mạnh, có thể là vương ngay. Nếu lại đưa bảo bối là hoàng đế đến bên mình, để ngày ngày phải thỉnh thị, việc việc phải hội ý, thực là phiền hà. Nếu nghe theo hoàng đế thì mình chẳng là gì cả (nghe thì mất quyền); nếu không nghe sẽ là vi mệnh (không nghe là chống lệnh), chịu sao nổi (không phải là kế hay). Viên Thiệu thì sao, nghĩ tới Hán Hiến đế là do Đổng Trác dựng nên (không phải ý Thiệu), trong lòng lại thấy bực, quên ngay ý nghĩ đó. Không thể bỏ lỡ thời cơ, thời cơ sẽ không đến lần thứ hai. Viên Thiệu do dự. Tào Tháo đã nẫng tay trên. Phen này đến lượt Viên Thiệu tròn xoe mắt kinh ngạc.

Sau khi Tào Tháo nghênh đón Hiến đế, dời đô về huyện Hứa, không những không mất đi một thứ gì hoặc bị người khác trói buộc, mà ngược lại còn thu được nhiều thứ. Tào Tháo được một vùng đất rộng ở phía nam Hoàng Hà, nhân dân vùng Quan Trung đua nhau theo về (nhận đất Hà Nam, Quan Trung theo về). Quan trọng hơn, Tào Tháo có được nguồn vốn chính trị to lớn, không chỉ trở thành anh hùng khôi phục Hán thất, có địa vị “Dưới một người trên vạn người” có thể đưa phái phản đối vào vị trí bất lợi trở thành những kẻ bất nhân bất nghĩa. Từ đó, mọi việc như bổ nhiệm quan lại, mở rộng địa bàn hoặc đánh những kẻ khác cánh, địch thủ về chính trị, Tào Tháo đều có thể lấy danh nghĩa của hoàng đế, việc làm bất nghĩa trờ thành việc làm chính nghĩa. Còn lũ đối thủ thì sao? Đều rất bị động. Phản đối Tào Tháo thật nguy hiểm, chẳng khác gì phản đối hoàng thượng. Dù có giương cao ngọn cờ “quét sạch lũ nịnh thần” thì cũng không bằng Tào Tháo trực tiếp dùng danh nghĩa hoàng đế để xuống chiếu vừa danh chính ngôn thuận vừa được lợi. Sau này, lúc Viên Thiệu muốn đánh Tào Tháo, Thư Thụ và Thôi Diễm đã nói “Thiên tử ở Hứa “, đánh Hứa là “phạm điều nghĩa”. Gia Cát Lượng cũng nói về Tào Tháo “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, thực không thể tranh cao thấp” Tào Tháo vào trước sẽ là chủ, được nhiều điều lợi. Viên Thiệu chịu nhiều thiệt thòi. Theo Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyện, Tào Tháo vừa nghênh đón hoàng đế về huyện Hứa, đã lập tức với danh nghĩa hoàng đế có một đạo chiếu thư cho Viên Thiệu, trách Thiệu “đất rộng quân đông, chi lo lập phe đảng”, không thấy ra quân cần vương, nay đánh người này, mai đánh người khác. Viên Thiệu tiếp chiếu, trong lòng giận sôi lên, nhưng đành phải nín nhịn, dâng thư giải trình. Viên Thiệu hối hận, liền nghĩ cách bổ cứu. Lấy lí do Hứa Đô là vùng đất trũng, Lạc Dương bị tàn phá, yêu cầu Tào Tháo dời hoàng đế về Quyển Thành (nay là huyện Quyển Thành, Sơn Đông) gần với chỗ của mình, mong được cùng Tào Tháo hưởng vương bài. Đúng là nằm mơ lấy được vợ. Tháo cười thầm, rồi cương quyết cự tuyệt. Lúc đó, mưu sĩ là Điền Phong nói với Thiệu, việc dời đô đã không thành, phải nhanh chóng đánh huyện Hứa (kế dời đô đã không thành, phải lấy Hứa để phụng nghênh thiên tử), nếu không lại không kịp. Viên Thiệu không theo. Thực tế, về việc này Tào Tháo đã cao hơn Viên Thiệu một cái đầu. Cao hơn ở chỗ nào? Cao ở cách điệu, cao ở phẩm vị. Nên nhớ, kiến nghị của Thư Thụ (Ép thiên tử để lệnh chư hầu) là khác với kiến nghị của Mao Giới (Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục). Ở tập trước đã nói: phụng là tôn phụng, ủng hộ, ép là ép buộc, lợi dụng. Mục đích của “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” là thực hiện thống nhất đất nước “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” mục đích là thực hiện dã tâm cá nhân. Một đường là quang minh, một đường là ma quỷ, sao có thể giống nhau? Mao Giới nói đúng “nghĩa quân sẽ thắng”. Về khí thế thì bất nghĩa là kém xa. Và dù Tào Tháo nghe theo Mao Giới nghênh phụng thiên tử không phải thực lòng muốn vực dậy Hán thất đã sụp đổ, mà chỉ coi hoàng đế là lá bài, thì về sách lược đã cao hơn Viên Thiệu. Bời vì hoàng đế không chỉ là lá bài, mà còn là lá bài rất tuyệt. Lá bài tuyệt ở chỗ vừa hư vừa thực. Nói là hư, vì lúc này hoàng đế, đừng nói tới “kiên cường độc đoán” mà ngay cả tự do về thân thể cũng chẳng có, hoàn toàn do người khác sắp đặt giống con rối đeo dây. Vì vậy, chỉ cần giơ tay ra là có lá bài đó. Nói là thực, vì mọi người đều biết hoàng đế là không thực, là vật để trang trí, nhưng liệu ai dám nói không, có thể không cần, chẳng ai dám nói hoàng đế cởi truồng như trong đồng thoại. Hoàng đế có dặn dò gì, có hiệu lệnh gì, mọi người đều phải ra vẻ phục tùng (Có một số việc phải làm theo), không dám giương mắt, há miệng nói ngược. Chỉ có thể là như vậy, khi hai bên đối địch, thì bên nào cũng nói được hoàng đế cho phép. Trong triều, buộc hoàng đế phải xuống chiếu, ờ nơi khác nói khống là mật chiếu của hoàng đế, có vậy thì hành động của mình mới đúng, mới chính nghĩa. Như vậy, hoàng đế là lá bài rất có ích, hơn nữa là vương bài thì kể gì từ đâu tới? Còn như nói, để hoàng đế ở cạnh rồi việc gì cũng phải thỉnh thị, chi bằng cứ xa ra, rồi muốn nghĩ gì thì nghĩ, muốn làm gì thì làm, đúng là ý nghĩ điển hình của lũ tướng cướp, đầu óc chính trị rỗng không. Trời thì cao hoàng đế thì xa, nếu vị hoàng đế này là con rối thì gần hơn một chút chẳng tiện hơn sao? Thỉnh thị hội báo, khấu đầu hành lễ đương nhiên là vẫn cần. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút cũng hiểu ngay đó là việc nhỏ. Tiểu hoàng đế lúc đó mới 16 tuổi, còn là một đứa trẻ. Lúc đầu nằm trong tay Đổng Trác, về sau lại rơi vào tay Vương Doãn và những người khác, chưa hề nắm quyền. Lý Thôi, Quách Dĩ cắn xé lẫn nhau quân binh gặp nhau ở thành Tràng An, hoàng đế cử người đến giảng hòa, nhưng chẳng ai chịu theo. Đường đường là thiên tử, chưa nói tới việc hiệu lệnh thiên hạ, một việc cỏn con như vậy cũng không hoàn thành. Hoàng đế đáng thương, đến chỗ Viên Thiệu thì còn gì là dáng vẻ một thiên tử, có thể không cùng sống được với Viên đại nhân? Đấu tranh chính trị và làm nghề buôn bán là giống nhau, phải chiếm được cơ hội buôn bán. Vương bài chỉ có một tấm, bạn không chiếm thì người khác sẽ chiếm. Thư Thụ từng nói: “Quyền không thể lỡ, cốt ở thần tốc”, “Nếu để chậm, sẽ có người lấy mất”. Tiếc là Viên Thiệu nghe không lọt tai.

Mới hay, việc nghênh phụng thiên tử cũng có hai cách nói. Mao Giới nói một cách, Thư Thụ nói một cách. Vậy, suy nghĩ thực của Tào Tháo là gì? Tháo muốn “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” hay muốn “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” đây? Rõ ràng các mưu sĩ của Tào Tháo chủ trương cách nói trước.

Quan điểm của Mao Giới và Tuân Úc là như vậy. Tuân Úc vốn là người của Viên Thiệu, nhưng Tuân Úc “đồ rằng Thiệu không thành được việc lớn”, nên ngay từ năm Sơ Bình thứ II (năm 191) thời Hán Hiến đế đã rời Viên Thiệu chạy đến với Tào Tháo, lúc đó chỉ là Thái thú Đông quận, Tào Tháo sung sướng nói, đây chính là Trương Lương của ta! Kiến An năm đầu (năm 196), lúc Tào Tháo quyết định nghênh đón thiên tử, nhiều người không tán thành (chư tướng còn nghi ngờ), Tuân Úc và Trình Dục ra sức ủng hộ. Chúng ta không sao hiểu được Trình Dục đã nói những gì, còn những điểu Tuân Úc nói đã được ghi trong Tam quốc chí. Tuân Úc truyện. Chúng ta xem Tuân Úc đã nói những gì. Tuân Úc nói, muốn đấu tranh chính trị, phải có chính nghĩa, ít ra cũng phải có một ngọn cờ chính nghĩa. Năm đó, Tấn Văn công nghênh đón Chu Tương vương, bị vương tử Đới đuổi cổ, về Vương Thành, kết quả các chư hầu đều hưởng ứng; Cao hoàng đế mặc áo gài chữ hiếu với Sở Hoài vương - bị Sở Bá vương sát hại, kết quả là thiên hạ đồng lòng. Đây chính là sức hiệu triệu của lá cờ chính nghĩa. Lúc Đổng Trác gây họa nạn cho đất nước, ngài là người đầu tiên giương cao ngọn cờ chính nghĩa đi dẹp loạn (kêu gọi nghĩa quân); lúc thiên tử lưu ly thất sở, chính ngài đã không quản nguy hiểm, phái cả sứ giả đi (thông sứ không kể nguy hiểm). Điều đó nói lên cái gì? Ngài từng giây từng phút nghĩ đến vương thất (lòng dạ luôn nghĩ tới vương thất), ngài luôn tâm nguyện khôi phục lại thiên hạ (tướng quân có chí khôi phục lại thiên hạ)! Lúc này thiên tử còn ngỡ ngàng (xa giá còn quẩn quanh), Lạc Dương hoang tàn (Đông Kinh cây cỏ mọc đầy), người trung nghĩa luôn hy vọng giữ được quốc bản (nghĩa sĩ muốn giữ được cái gốc), nhân dân càng thêm đau buồn khi nhớ lại những ngày huy hoàng của Đại Hán lúc trước (trăm họ nhớ cái cũ mà thêm đau). Vậy phải hành động ngay, làm những việc mà tướng quân muốn làm. Đế lỡ thời cơ, lòng người sẽ hỗn loạn. Chờ lúc mọi người chia cắt (bốn phương xâu xé), mới đứng ra lo liệu thì e đã muộn. Từ đó, Tuân Úc đưa ra ba cương lĩnh lớn cho Tào Tháo, thuận theo ý dân tôn phụng thiên tử (phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân), chí công vô tư để cường hào phải hàng phục (lấy chí công để thu phục hùng kiệt), đề cao chính nghĩa “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài” để chiêu mộ anh hùng. Tuân Úc nói: “Phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân” là xu thế lớn nhất hiện nay, là “đại thuận”; “Lấy chí công để thu phục hùng kiệt”, là chiến lược lớn nhất, “đại lược”; “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài”, là đức hạnh lớn nhất, là “đại đức'“. Đại thuận chí tôn, đại lược chí công, đại đức chí nghĩa. Có ba cương lĩnh lớn đó, thì đường đường chính chính, khí trùm sông núi, còn gì mà không thắng. Nếu có kẻ nào hô hào chống lại, gây rắc rối, thì cũng chỉ là bọ ngựa cản đường, châu chấu đá voi, chuốc lấy diệt vong. Lời nói của Tuân Úc thấm đậm điều đại nghĩa, Tào Tháo lấy làm kính phục. Nếu so sánh lời lẽ của Tuân Úc và Thư Thụ, thì trình độ, phẩm vị cao thấp khác nhau rõ ràng. Tuân Úc để tâm vào chữ “nghĩa”, Thư Thụ nhìn vào chữ “lợi”; Tuân Úc trước sau chi nghĩ tới một việc: Bảo vệ hoàng đế hiện nay cũng là bảo vệ sự thống nhất đất nước, đó là “đại nghĩa”. Thư Thụ nhắc đi nhắc lại lần nữa sách lược: nắm lấy hoàng đế hiện nay sẽ có vốn liếng về chính trị, đó là “lợi lớn”. Cho nên cả hai người đều cho là phải nắm lấy thời cơ, chỉ khác nhau về cách nhìn. Tuân Úc nói, chờ lúc mọi người chia cắt, mới đứng ra lo liệu e là đã muộn. Còn Thư Thụ, nếu không mạnh bạo ra tay trước, đế người khác cướp mất lá bài hoàng đế thì sẽ không còn kịp nữa. Đương nhiên, Thư Thụ nói “nay nghênh triều đình để giữ chữ nghĩa” nhưng giọng nói chẳng mặn mà gì. Nói chẳng mặn mà gì thật không giống với giọng điệu của Thư Thụ, mà hệt như giọng điệu của Viên Thiệu. Mưu sĩ muốn thuyết phục chủ của mình thì luôn phải nói theo sự suy nghĩ của chủ. Thư Thụ hiểu ra chữ “lợi” vì Viên Thiệu trọng “lợi”; Tuân Úc chọn chữ “nghĩa” vì Tào Tháo trọng “nghĩa”, chí ít thì vào năm 196, Tào Tháo cũng trọng “nghĩa” hoặc vờ như trọng “nghĩa”.
Dịch Trung Thiên
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Tôi đọc vài lần, sau xem thêm phim Quân sư liên minh (chỉ tập trung vô anh Tư Mã Ý), mới thấy những cái hay ho thâm thuý của tụi tàu khựa.

Ví dụ, vụ Tào Nhân giả vờ cố chết giữ Nam Quận để nhường lại cho anh Liu Bị - đúng ý của Tào Tháo, trong sách không thể hiện.

Ý nghĩa "luận đời", "luận thế nhân" thì quả là không cần.
Nhưng có thực tế là, cái cuốn Tam quốc này, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá xứ ta, từ đền chùa miếu mạo đến những câu thành ngữ trong cuộc sống, trước đây và bây giờ.

Tiên xư anh Tào Tháo.
Nhiều người ở VN ta còn thờ Quan vũ, trong nhà đặt tượng Quan Vũ ....Nhưng tôi lại thấy nhân vật này không có gì hay ho ngoài thói kiêu ngạo, tự phụ.
Quan Vũ đối ngoại rất thiếu khôn ngoan.
Quan Vũ thực sự đã thua Lữ Mông nhà Đông Ngô 1 cái đầu về sự khôn ngoan, biết người, biết ta...
Nếu Quan Vũ biết ứng xử đúng với nhà Đông Ngô thì có lẽ đã không chết lãng xẹt thế, và thé cục Tam Quốc đã khác. :))
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Chuyện Quan Vũ qua 5 ải chém 6 tướng của Tào Tháo là hoàn toàn hư cấu. 6 vị tướng mà La Quán Trung hư cấu ra cho Quan Vũ chém hoàn toàn khoing có thật trong sách chính sử....:))
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Sự kiện Triệu Tử Long 1 mình tả sung hữu đột trong vòng vây 10 vạn quân Tào, cứu được A Đẩu ( con trai Lưu Bị ) cũng là tình tiết hư cấu 100%, không hề có thật trong chính sử...:))
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Thật tiếc, ở VN thời loạn 12 xứ quân, không có 1 nhà văn nào sáng tác ra 1 pho tiểu thuyết giã sử. Tôi thiết nghĩ, nếu có nhà văn nào thời đó giỏi cỡ bằng 2/3 La Quán Trung là ngày nay chúng ta đã có 1 pho tiểu thuyết hay không kém Tam quốc diễn nghĩa đâu.
 

RX470_HN

Xe tăng
Biển số
OF-395289
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
1,103
Động cơ
249,761 Mã lực
Tuổi
35
kinh nghiệm xem phim đọc chuyện của em là Google bản đồ vẽ các đường tiến quân lui binh xem sẽ cuốn và thấy cái tài của các nhà Ngụy Thục Ngô.
Thấy a Tào chiếm nhẹ cái được luôn Kinh Châu. Rồi ae Thục Ngô vật vã chiếm lại chết từ Chu Du đến Quan Công...trong lúc đó Tào Lại chén nốt mấy vùng phía Bắc Phía Tây của Mã Đằng, Công Tôn Toản ngọt như mía.
Nhìn bản đồ a Viên Thuật chiếm được vùng đất bé tí lại xưng đế thảo nào a Tào cười không dứt bảo : thiên hạ chê Thuật ngu ta chưa tin nay thấy thì tin 10 lần đại khái thế .
Các cụ nên xem bộ 2010 hoặc đọc sách lại vài lần em thấy hay mỗi tuổi có 1 cảm nhận khác nhau
Tam_Quoc_208 (2).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top