Nói thật với cụ đây là xxx 113, chứ cụ gặp các xxx gt tại quận Hoàn Kiếm em đố cụ cãi được đấy, biết là trường hợp bất khả kháng, xe Cụ gặp sự cố nhưng công tâm mà nói nếu đoạn đường đó có biển cấm đỗ xe ( chứ không cấm dừng xe nhé) thì cụ vẫn đang vi phạm luật GTĐB, và gặp xxx cứng cụ phải xin chứ không phải mấy Bác trung cấp đeo lon Trung tá mà cụ dọạ đâu. Tương tự như trường hợp của em xe em bị cháy đèn khi đi buổi tối trở về từ sân Tennis, cũng là trường hợp bất khả kháng nhưng xxx vẫn đòi phạt vì ai quan tâm cháy lúc nào và cháy ở đâu, ở đây chỉ biết hành vi đang xảy ra là vi phạm luật thôi, các xxx thanh xuân hơi gà.
Kụ nói như thế mới đúng 50%, nghĩa là hành vi dừng đỗ xe, dù do có sự cố, đều có thể bị xem là hành vi vi phạm hành chính.
Cái 50% kụ sai, và xxx cũng sai, là theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính thì những hành vi vi phạm hành chính do bất ngờ, bất khả kháng đều không bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc này được nói trên OF nhiều rồi.
Trích Nghị định 128/2008 Hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh xử lý VPHC:
Điều 4. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính
Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
2. Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
3. Người thực hiện
hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.