Bỏ qua vấn đề về ý thức hệ, an ninh hay quan hệ truyền thống thì việc châu Âu liên thủ với Nga Trung để chống Mỹ vẫn là không khả thi.
Thứ nhất là nhóm đó sẽ không có người cầm đầu, ai cũng nghĩ là nên theo ý mình (vì kinh tế xã hội và trình độ phát triển rất khác nhau) nên rất khó thống nhất thành một khối (như kiểu BRICS hô hào nhiều nhưng kết nối kinh tế thực chất khá yếu). Trung Quốc tuy áp đảo các nước khác về kinh tế nhưng sẽ không đủ cho những đại ca như Nga chịu lép vế làm đệ. Hoặc Đức, Anh, Pháp cũng là những thằng rắn mặt không dễ để chịu làm đệ.
Thứ nhì là Âu Mỹ là một hệ sinh thái về khoa học kỹ thuật rồi. Nếu bỏ hết phần Mỹ ra thì chuỗi khoa học công nghệ của châu Âu sẽ đứt gãy, hầu như không có máy móc tiên tiến nào có thể xuất xưởng được (nhiều khi chỉ thiếu 1% nhưng 1% này lại phải có Mỹ). Phần này thì Nga Trung hiện tại chưa bù đắp cho châu Âu được. Tương lai thì có khi xảy ra nhưng tương lai đến lúc nào thì chưa biết.
Tôi nghĩ nếu cho TQ thêm 20 năm nữa phát triển tốc độ cao trên 8% thì mới có thể nghĩ tới khả năng thu phục châu Âu.
Bác nhận định khá đúng (theo suy nghĩ của em). TQ chưa đủ uy tín để đứng lên lãnh đạo toàn thế giới thời điểm này, họ cần 10++ năm nữa.
Tuy nhiên, thế giới sẽ phân cực, không còn có chuyện US và EU được quyền lực tuyệt đối trong việc "ban phát" cái họ gọi là Prosperity/Prosperite/Thịnh vượng cho các nước, một cách giả tạo, để đổi lại bằng việc tận dụng nguồn lực của các nước khác (nhân lực, tài nguyên...) làm giàu cho 1 nhóm người ở tầng lớp trên xã hội của họ. Nói đơn giản là buộc chấm dứt kiểu Đế quốc kiểu mới (New Capitalism).
Sự đứt gãy về các hệ thống liên minh cũ sẽ dẫn đến sự trỗi dậy của các thế lực quốc gia mới, với lợi thế về địa chính trị và nguồn lực lao động. Vì thế cơ hội của Việt Nam là khá rõ ràng trong các năm tiếp theo là đúng. Cá nhân em nghĩ thế giới sẽ dần vận hành tương tự như thời điểm trước CTTG thứ 1 (cuối TK19-đầu TK20), trong đó nhân tố chính là các nước khu vực châu Á như TQ, Ấn Độ, Hàn Quốc, khu vực ĐNA (đóng vai như các nước châu Âu trước khi nổ ra xung đột). Nhưng khác hơn là sự phát triển của châu Á sẽ bằng tích luỹ tự thân, không phải từ việc thực dân (colonization) như các nước châu Âu.