- Biển số
- OF-296491
- Ngày cấp bằng
- 24/10/13
- Số km
- 6,108
- Động cơ
- 382,794 Mã lực
Cơ học Newton ko sai cụ an, chỉ là nó chỉ đúng trong 1 hệ khép kín. Ra đến hệ lớn như vũ trụ hoặc nhỏ như lượng tử thì nó ko đúng nữa
Chứ nếu nó “sai hoàn toàn” thì cái cân cụ dùng đo cân nặng cũng sai mất
Tôi ví dụ chỗ sai đơn giản cho 2 cụ hiểu. Cộng vận tốc của cơ học Newton là sai. Tức là nếu A1 chuyển động tương đối so với A2 vận tốc V, còn A2 chuyển động tương đối so với A3 vận tốc W, thì theo cơ học Newton: A1 chuyển động tương đối so với A3 là V+W . Công thức này là sai.Cơ học Newton sai chỗ nào?
Nếu người ta đã biết thế nào là sai, thì họ cũng biết thế nào là đúng, tại sao họ vẫn chưa có câu trả lời đúng?
Nhìn ngày thấy sai bới vì cộng vận tốc như vậy ánh sáng trong chân không sẽ chuyển động với vận tốc lớn hơn c và thay đổi trong các hệ quy chiếu khác nhau. Thực nghiệm đo chứng minh rõ ràng là sai.
Dĩ nhiên công thức cộng vận tốc của cơ học Newton là gần đúng khi các vận tốc là nhỏ so với vận tốc ánh sáng trong chân không. Nhưng cơ bản nó là công thức sai nếu vận tốc tương đối giữa các vật thể tăng lên.
Còn tại sao sai mà người ta vẫn dùng, đơn giản là trong cuộc sống thường ngày vận tốc đều nhỏ so với vận tốc ánh sáng trong chân không. 10 chữ số sau dấu phẩy không quan trọng với các ứng dụng bình thường. Tuy nhiên nếu quan tâm đến độ chính xác cao hơn, hoặc khi vận tốc tương đối cỡ trên 3,000 km/giây (khoảng 1/100 vận tốc ánh sáng trong chân không) thì cơ học Newton sẽ dẫn đến các kết quả sai đáng kể.