[Funland] Cổng tam quan cổ kính phía trước Nhà hát Hồ Gươm hiện đại nhất Việt Nam - một 'chứng nhân' lịch sử

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,645
Động cơ
267,989 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Nhà hát thì em kg bàn, nhưng việc trùng tu lại cái cổng trại lính khố xanh là hợp lý và cần thiết, vì dù sao nó cũng là công trình lịch sử hơn 100 năm rồi, ngày trước lâu rồi thỉnh thoảng qua đây làm hộ chiếu nhìn xuống cấp và nhếch nhác quá,
20230901_100845.jpg
Đúng là ngày trước cái cổng cổ nhưng bị cũ bẩn thật. Nay thì em thấy chỗ này quang đãng, sáng sủa hẳn ra.
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,346
Động cơ
550,603 Mã lực
Phá xừ đi thì hơn. Nhìn thấy lại căm thực dân.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,999
Động cơ
203,409 Mã lực
Tuổi
44
Dạ
Dân thường xây xong cái nhà đẹp có nhiều người cũng đề xuất quét vôi ve cho nhà hàng xóm để đẹp cùng
Nhiều người giàu hơn tý, làm xong nhà to đẹp họ cũng còn làm luôn đoạn đường trước mặt cho nhà họ đẹp hơn.
Không được/không dám phá cái nhếch nhác bên cạnh đi mà lại được sửa sang cho nó để tôn lái đẹp nhà mình thì chả sướng quá. Nhiều nhà còn năn nỉ hàng xóm mà hàng xóm vẫn ếc cho sửa.

Cái chuyện tu sửa này nó thường thôi chứ có gì là đã có công lao trùng tu đâu phải không ạ, nếu chưa xây nhà hát thì bao nhiêu năm có thằng nào trùng tu - dù ông Quốc bảo nó là di chứng quan trọng.
Đến nhà sử hoc-về lý là phải khách quan, có cái đầu lạnh không để cảm xúc chi phối mà cũng nói quá lên thế này thì còn tin được ai


Từ 1945 đến giờ nó cứ theo thời gian mà xuống cấp.
Giờ nhà hát mới xây to đẹp vậy mà để cái cổng này nằm ngay phía trước nhếch nhác thế nào được.
Chuẩn cụ ạ, trước đây khi cạnh nơi làm vc phòng/ban, cục/vụ của bên ANinh, hay lối ra vào của đài TH Biên Phòng j đó thì cái cổng để sập xệ bao năm chẳng thèm ngó ngàng...
H có cái nhà hát mới thì...kính thưa các thể loại "bảo tồn" ;))
Nhà hát thì em kg bàn, nhưng việc trùng tu lại cái cổng trại lính khố xanh là hợp lý và cần thiết, vì dù sao nó cũng là công trình lịch sử hơn 100 năm rồi, ngày trước lâu rồi thỉnh thoảng qua đây làm hộ chiếu nhìn xuống cấp và nhếch nhác quá,
20230901_100845.jpg
Đúng là ngày trước cái cổng cổ nhưng bị cũ bẩn thật. Nay thì em thấy chỗ này quang đãng, sáng sủa hẳn ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ông thợ cải chụp mấy cái ảnh nhìn tức mắt thế nhỉ, không hiểu có ác ý gì hay hắn mắt bị lé ???

Ngày nay mỗi lần đi qua Nhà hát Hồ Gươm hay trước kia là cổng cơ quan cục Chính trị bộ đội Biên Phòng em đều bị thu hút ánh nhìn vào chiếc cổng tam quan cổ kính này. Đọc được bài báo có nhiều thông tin về chiếc cổng tam quan này thấy thú vị nên em muốn chia sẻ với các cụ, các mợ. Chúc các cụ, các mợ một kỳ nghỉ lễ Quốc khánh an vui.

"
Một hình ảnh bất ngờ mà người đi ngang qua 40 Hàng Bài, Hà Nội dễ dàng nhận thấy đó là chiếc cổng tam quan cổ kính đứng cạnh Nhà hát Hồ Gươm mới tinh kiến trúc Tân cổ điển. Vì sao lại có sự kết hợp ‘lạ lùng’ này là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.


Cổng trại Bảo An Binh cổ kính đứng bên công trình Nhà hát Hồ Gươm hiện đại vừa được khánh thành - MINH KHÁNH

Nhà hát Hồ Gươm: cổng không phải là cổng

Văn phòng kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự đã thiết kế nhà hát gây chú ý trong mấy ngày qua. Nhưng ý tưởng trùng tu chiếc cổng tam quan cổ kính này về nguyên bản 78 năm trước, hồi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để đứng bên cạnh nhà hát hiện đại, là ý tưởng của chủ đầu tư công trình: Bộ Công an và UBND TP Hà Nội.

Nhà hát mới này, như một số nhà hát nổi tiếng ở Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp thuộc như Nhà hát lớn Hà Nội, rạp Công Nhân… được thiết kế không có tường rào, không cổng, mà mở thông với đường phố, kết nối trực tiếp, thân thiện với không gian xung quanh.

Không có cổng, nhưng cạnh nhà hát này lại có một chiếc cổng cổ kính vừa được hoàn thiện trùng tu cùng với việc khánh thành nhà hát, thoạt nhìn tưởng "lạc quẻ" với nhà hát hiện đại phía sau.

Tất nhiên chiếc cổng này với Nhà hát Hồ Gươm thì không có chức năng của cổng vào. Nó là dấu tích của một sự kiện lịch sử trong chuỗi sự kiện trọng đại Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - một người nhiều năm tâm huyết với ý tưởng cần bảo tồn chiếc cổng này, và cũng đã trực tiếp tham gia tư vấn giải pháp tu bổ cổng thời gian qua cho Bộ Công an và UBND TP Hà Nội - cho biết đây chính là chiếc cổng của trại lính khố xanh thời Pháp thuộc.

Ở phía trên của công trình ngày nay vẫn còn dòng chữ Garde Indigène, tên gọi của trại lính khố xanh, là lực lượng vũ trang của chế độ thực dân, chuyên trách công việc bảo vệ an ninh nội địa, theo cách nói của chúng ta hiện nay. Sau trùng tu, dòng chữ này vẫn được giữ nguyên.


Cổng trại Bảo An Binh trước khi trùng tu - Ảnh tư liệu



Những bức ảnh cổng trại lính khố xanh được người Pháp chụp những năm 20 của thế kỷ 20.

Dấu tích quan trọng của Cách mạng Tháng Tám

Ông Dương Trung Quốc kể: trại lính khố xanh được xây dựng từ thế kỷ thứ 19, cho đến ngày 9-3-1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố độc lập.

Lực lượng lính khố xanh chuyển sang bảo vệ an ninh trật tự của Hà Nội và khu vực, đổi tên thành trại Bảo An Binh. Nhưng số phận của chế độ Trần Trọng Kim rất ngắn ngủi, thậm chí chưa kịp thay biển tên Garde Indigène.

Từ ngày 15-8-1945, Nhật đã đầu hàng quân ta song vẫn án binh để chờ đồng minh đến tiếp quản. Chúng ta coi đó là một cơ hội giành độc lập, nên các lực lượng cách mạng đã nổi lên và ngày 19-8 diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, giành độc lập.

Tuy nhiên để đi đến thắng lợi đó thì cách mạng đã phải vượt qua vô vàn khó khăn. Trong đó có một yếu tố đe dọa thành công của cuộc khởi nghĩa đó là sự hiện diện của lực lượng vũ trang của chính quyền thân Nhật, cũng tức là lực lượng đồn trú trong trại Bảo An Binh.


Cổng trại Bảo An Binh vẫn giữ lại dòng tên tiếng Pháp của công trình trại lính khố xanh thời Pháp thuộc - Ảnh: MINH KHÁNH

Những nhà chỉ huy cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là ông Nguyễn Quyết (sau này là đại tướng, phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam, một trong những chứng nhân còn sống), dùng áp lực của quần chúng, thuyết phục để Nhật không can thiệp và lực lượng Bảo An Binh không cầm súng chống lại nhân dân, không ngăn cản phong trào cách mạng đang diễn ra. Những ai thuộc Bảo An Binh có thể tham gia cách mạng, còn số khác có thể về quê.

Trong đội ngũ Bảo An Binh đó có lực lượng quân nhạc do cụ Đinh Ngọc Liên chỉ huy, quyết định đi theo cách mạng và đã trở thành nòng nốt của lực lượng quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam sau đó.

Sau này khi thủ đô được tiếp quản, đây vẫn là địa điểm các bậc lão thành từng tham gia cách mạng tập hợp, coi đó như là chiến công của họ khi xưa bằng sức mạnh quần chúng, lý lẽ đánh thức lòng yêu nước trong lực lượng Bảo An Binh.

Trên cổng trại Bảo An Binh còn được gắn biển thông tin cho biết về lịch sử của nơi này - Ảnh: MINH KHÁNH

"Đây là dấu tích rất hiếm hoi của sự kiện Cách mạng Tháng Tám, song không được nhớ đến như Quảng trường Nhà hát lớn, nhà 101 Trần Hưng Đạo", ông Dương Trung Quốc nói.

Ông Quốc cùng Hội Sử học Việt Nam từng nhiều lần đề xuất ý kiến cần bảo tồn cổng trại Bảo An Binh như một dấu tích lịch sử quan trọng. Bởi lẽ, cổng tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô, nhưng lẻ loi cô độc và xuống cấp giữa những công trình kiến trúc mới.

Nay cổng đã được trùng tu cẩn trọng, bài bản, phục dựng lại diện mạo của kiến trúc này vào đúng thời điểm cách đây 78 năm, có thể "đối thoại" bình đẳng với Nhà hát Hồ Gươm hiện đại bên cạnh. Nó còn góp phần tôn thêm sự sang trọng và văn hóa của nhà hát mới này. Hơn ai hết, ông Dương Trung Quốc rất vui mừng.

"Việc Bộ Công an và UBND TP Hà Nội đã trùng tu cổng trại lần này cho thấy rõ ý thức, trách nhiệm của những người quản lý. Chúng ta không chỉ mải mê xây dựng cái mới mà còn chắt chiu, tập trung bảo vệ những giá trị truyền thống, giá trị lịch sử. Công trình tuy không lớn nhưng giá trị lịch sử rất cao", ông Quốc nói.
"
Nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-nha-hat-ho-guom-hien-dai-lai-co-chiec-cong-tam-quan-co-kinh-20230711173950332.htm
 

hth

Xe tải
Biển số
OF-38242
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
334
Động cơ
477,103 Mã lực
Đi sâu vào trong vẫn nguyên bản nhà 2 tầng của trại lính ngày xưa. Tường dày, sàn gỗ nguyên bản các cụ ạ!
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,667
Động cơ
723,162 Mã lực
Cổng trại lính khố xanh dưới thời Pháp thuộc hình như đều được xây dựng với kiến trúc gần giống nhau thì phải. Em thấy cổng trại lính khố xanh ở Thái Nguyên cũng gần giống thế này, chỉ khác nhau một chút ở phần mái.
Có form mà cụ, kể cả cổng doanh trại QĐND VN cũng được xây hao hao giống nhau, thấy bảo được xây theo mẫu cổng thành nào đấy
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,624 Mã lực
Mấy ông phê phán thì chỉ ra nguyên bản lúc mới xây nó như thế nào? Khác ngta phục chế lại ra sao? Toàn phê phán khơi khơi theo ý mình, lại giống cái biệt thự trc, cả đống xúm vào chửi sau ngta trưng cái ảnh ra y hệt màu sắc thế là lặn hết, xong 1 tgian lại ngoi lên tìm cái khác để chửi.
Vụ đó đâu phải chỉ cái màu. Màu thế nào thì sơn lại là đc, hoặc sau thời gian sẽ phai. Đây nó xoá tẩy phào chỉ, trang trí. Của 1 đồng tiền thuê bọn thầy/thợ vườn làm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top