[Thảo luận] Công tác xã hội & từ thiện của Hội CRC

Trạng thái
Thớt đang đóng

bmw1226

Xe tải
Biển số
OF-20452
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
392
Động cơ
503,890 Mã lực
Nơi ở
Thủ đô ngàn năm văn hiến
Hôm nay 15/6 tiểu ban 379 Hội CR-V đã lên đường đi Hưng Yên tiền trạm cho hoạt động từ thiện của hội. Thông tin cụ thể sẽ được VIT2000 cập nhật trong bản tin tối :-bd
 

VIT2000

Xe tăng
Biển số
OF-20271
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,440
Động cơ
512,050 Mã lực
Nơi ở
Ngã Ba Sung Sướng
Hôm nay 15/6 tiểu ban 379 Hội CR-V đã lên đường đi Hưng Yên tiền trạm cho hoạt động từ thiện của hội. Thông tin cụ thể sẽ được VIT2000 cập nhật trong bản tin tối :-bd
Về cơ bản thì cần phải có sự họp bàn của các lãnh đạo rồi có chủ trương, em ko quyết định được, còn với em, em đã được tiếp xúc với một môi trường người thật việc thật, riêng em trong điều kiện có thể sẽ trực tiếp tự đóng góp làm từ thiện nơi đây.
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Danh sách các trại trẻ mồ côi quanh Hà Nội:

Đây là danh sách các trại trẻ mồ côi và các trung tâm từ thiện quanh vùng Hà Nội, ở đây có rất nhiều các cảnh đời cần lòng hảo tâm cũng như tình yêu thương bao la của các tấm lòng thiện nguyện.




1.Trung tâm bảo trợ xã hội
Địa chỉ : Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
Giám đốc - Anh Hoàng - 0913551144 hoặc (04) 38391187 (Giờ hành chính )

2.Khu điều dưỡng tâm thần
Địa chỉ : Thụy An - Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc : Đào Chí Liên - (034) 863 088

3.Trung tâm trẻ mồ côi, suy dinh dưỡng
Địa chỉ : Thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm- Hà Nội
Giám đốc : Nguyễn Thị Thu Thủy - 091 356 7511

4.Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật
Địa chỉ : Thụy An - Ba Vì - Hà Nộ
Liên lạc : Nguyễn Trọng Phẩm (034) 863 087 - 091 329 714

5.Làng trẻ Hòa Bình
Điạ chỉ : 3D Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Liên lạc : Nguyễn Thị Thanh Phương - 5585093

6.Trung tâm bảo trợ xã hội I
Địa chỉ :Thôn Đồng Dầu, Xã Dục Tú, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Giám đốc : Trần Văn Minh - (04)8800052

7.Chùa Bồ Đề
Địa chỉ : Phú Viên - Long Biên - Hà Nội
Liên lạc : Thầy Thích Đàm Lan (Trụ trì ) - 0982 381 956

8.Trung tâm Sao Mai
Địa chỉ :Thanh Xuân - Hà Nội
Giám đốc : Bác sỹ Đỗ Thúy Lan - 04 557 2569
Đây là trường giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật

9.Hội người khuyết tật quận Ba Đình
Địa chỉ : D12,ngõ 172 đường Lạc Long Quân,Tây Hồ Hà N
Giám đốc : Cô Hiền - 0904446640 - (04) 7610 603

10.Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội
Địa chỉ : Số 8, ngách 6, Ngõ Giếng, Đông Các, Đống Đa, Hà Nội
Chủ tịch : Vũ Mạnh Hùng - 0904115137 Tel: 04 2751361
Hội là tập hợp của các tự lực của người khuyết tật Hà Nội, bao gồm 25 tổ chức thành viên. Từ năm 2007, Hội tập trung vào việc thành lập các chi hội theo đơn vị hành chính, quận, huyện.

11.Trung tâm bảo trợ xã hội 4Địa chỉ :xã Tây Đằng- Huyện Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc :Nguyễn Văn Thắng - (034)864190 - (034)863074 Mobile: 0913029076
TT4 trực thuộc sở LĐTBXH HN, bao gồm 2 cơ sở, thường thì các nhóm tập trung và hoạt động tại cơ sở chính. Cơ sở chính chia làm 2 khu: Khu A giành cho người già (chừng hơn 100 cụ) khu B dành cho trẻ em (Chừng 150 em - Trong đó 50 em là trẻ sơ sinh) Đối tượng chủ yếu là trẻ lang thang bị gom lại bởi các lực lượng đảm bảo trật tự xã hội
Toàn bộ trẻ tại đây đều là các em nhiễm chất độc màu da cam, khuyết tật, thần kinh, HIV. v.v... và những người già cô đơn không nơi nương tựa. nếu ai đã từng một lần tới đây thì sẽ thấy trong xã hội này còn quá nhiều những hoàn cảnh ( nói không quá là tận cùng đáy của xã hội ).

12.Làng Hữu Nghị ( Làng Canh)
Địa chỉ : Xã Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Liên lạc : Anh Bình - Bí thư Hội CCB - 0914755175
Nơi nuôi dưỡng các em nhỏ nhiễm chất độc da cam và nơi chữa bệnh của các CCB ( từ Quảng Trị ra phía bắc).Làng hiện có khoảng 120 em sống ở trong 6 khu nhà ( từ T1 - T6) và luân phiên 30-40 bác CCB tới điều trị.
Giám đốc làng: bác Vũ Hữu Dũng

13.Nhà trẻ Hữu Nghị
Địa chỉ : Cạnh UBND, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng Hà Nội ( ngõ 230 phố Lạc Trung - gần ĐTH kỹ thuật số VTC)
Nuôi dưỡng chừng 50 em là trẻ mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của quận Hai Bà Trưng

14.Trung tâm bảo trợ xã hội 2
Địa chỉ : Ngọc Sơn - Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc : Cô Phương
Đây là nơi nuôi dưỡng các em nhỏ có HIV .

15.Cô nhi viện Thánh An Bùi Chu
Địa chỉ : Xuân Trường - Nam Định
Giám đốc : Cha Oanh
Nuôi dưỡng chừng 100 em nhỏ độ tuổi từ 1 đến 18, mồ côi, khuyết tật

16. Trung tâm hy vọng Tiên Cầu
- Địa chỉ: Thôn Tiên Cầu- huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên
- Giám đốc: Nguyễn Trung Chắt 0903 443 907
Trung tâm hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng nghiệp cho 30 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của huyện Kim Động.

17. Trung tâm hy vọng Lộc Bình
-Địa chỉ: Thị trấn Lộc Bình, Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
- Giám đốc: Nguyễn Trung Chắt 0903 443 907
Trung tâm hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng nghiệp cho 40 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của huyện. Các em ở đây đều là người dân tộc Tày, Nùng, Sán chỉ.

18. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa chỉ: Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Liên hệ: anh Nam 0989 245 257

19. Ngôi nhà thứ 2
Bảo trợ, nuôi dưỡng các em nhỏ mồ côi và khuyết tật độ tuổi từ 7 - 13. Hiện tại ngôi nhà thứ 2 đang có 9 em.
- Địa chỉ: Số 42 ngõ 433 phố Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Do tổ chức phát triển cộng đồng Đức Việt bảo trợ.
Website: : http://www.gefor.org/
DT: 04.36364831

20. Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người già cô đơn Bồ Đề
- Địa chỉ : Thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm

21. Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông)
- Địa chỉ : Khu Cầu Đơ - TP Hà Đông - Hà Tây
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu

-Địa chỉ: thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
-Số điện thoại : 0321.825.014
- Phạm vi hoạt động: Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

1. Chức năng, nhiệm vụ
- Trung tâm Hy Vọng Tiên cầu là đơn vị sự nghiệp xã hội được thành lập theo quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP Ngày 31/5/2001 của chính phủ,Quyết định số 651/QĐ-UB ngày 21/5/2004 của UBND huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên .
- Mục đích hoạt động của TT: vì lợi ích công cộng và nhân đạo, từ thiện, không vì mục đích lợi nhuận.
- TT có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ của TT: Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, hỗ trợ phát triển về giáo dục và hướng nghiệp, dạy nghề cho đối tượng là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt không có người thân thích để nương tựa

2. Đối tượng được tiếp nhận vào TT và trở về cộng đồng
- Đối tượng trẻ em tiếp nhận vào TT là những trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, ko có nguồn nuôi dưỡng và người thân thích để nương tựa. Đối với trẻ em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, hoặc còn người thân thích nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ko có đủ khả năng nuôi dưỡng cũng sẽ đc xem xét tiếp nhận.
- Danh sách đối tượng tiếp nhận vào TT do phòng nội vụ lao động TBXH huyện Kim Động giới thiệu. Văn phòng IBRRD quyết định tiếp nhận theo quy định tại điều 15 của quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của TT.
- Hồ sơ và quản lý các đối tượng tiếp nhận vào TT thực hiện theo các quy định của Nhà nước ban hành
- Giám đốc TT quyết định đưa đối tượng ra khỏi TT theo quy định của quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội và hướng dẫn cả Bộ lao động và TBXH.

3. Quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng tại TT
- Được nuôi dưỡng,chăm sóc và cải thiện về điều kiện sống, được hỗ trợ phát triển về giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với khả năng của TT.
-Được chăm sóc sức khỏe, ko bị đối xử phân biệt, ko bị đánh đập, ko phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại.
- Được đóng góp ý kiến, nguyện vọng của mình về các hoạt động của TT.
- Được tham gia các hoạt động TDTT, văn hoá nghệ thuật, được tạo điều nkiện để phát triển lành mạnh về tinh thần, thể chất, trí tuệ, nhân cách, phát huy tối đa khả năng của mình, bình đẳng trong xã hội và hoà nhập cộng đồng.
- Đối tượng là trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc tại TT và đi học tại các trường phổ thông lân cận của địa phương, đến khi đủ 16 tuổi hoặc học hết chương trình THCS.
- Khi có các trẻ em đã học hết lớp 9 hoặc đủ 16 tuổi mà ko có điều kiện trở về cộng đồng, sẽ được TT tạo điều kiện ở lại tham gia làm việc hoặc được TT hỗ trợ 1 phần để tiếp tục đi học THPT và học nghề.

Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng 20 trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( từ 8 - 15 tuổi) trên địa bàn của huyện và có 03 Mẹ nuôi dưỡng chăm sóc hỗ trợ phát triển về giáo dục và dạy nghề,
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu - Nơi nuôi hy vọng cho trẻ mồ côi

http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/564889/Dong-hanh-cung-tre-ngheo-vui-xuan-Nham-Thin-tpov.html
TP - Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu (trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập) hiện là mái nhà chung cho những trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Giám đốc Nguyễn Trung Chắt và 3 em mồ côi trước khi tiếp nhận vào Trung tâm . Ăn cơm nhà, vác tù và…
Nghỉ công tác trong quân đội chưa được bao lâu, ông Nguyễn Trung Chắt (thôn Phú Cường, Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên) bắt tay thực hiện ước mơ của mình là vận động các tổ chức phi chính phủ tài trợ dự án thành lập Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu (Kim Động, Hưng Yên).
Trong 28 em nhỏ tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu, Phương Anh nhỏ tuổi nhất. Mẹ bị tâm thần, Phương Anh sinh ra không biết mặt bố, lúc Trung tâm nhận về (năm 2010) Phương Anh mới 15 ngày tuổi. Bất hạnh nhất là Đào Thị Luyến, bố mất từ lúc lên tám, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, Luyến cũng bị bệnh tim hành hạ.
Khi vào trung tâm, sức khỏe Luyến rất yếu, ông Chắt đã đi khắp nơi để xin tài trợ cho em được mổ tim. Tháng 11- 2011, Luyến ra viện sau ca phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Việt Đức.
“Trung tâm đã cho cháu cuộc sống lần thứ hai, điều mà trước khi vào đây, cháu không dám mơ đến. Cháu mong có thể học một nghề gì để tự nuôi mình và có tiền mua thuốc thang cho mẹ” - Luyến nói.
Trung tâm có những trẻ mồ côi là anh chị em ruột. Nguyễn Văn Cường (học lớp 9) và Nguyễn Văn Toàn (học lớp 7) ở xã Ngũ Lão (Kim Động) được nhận vào Trung tâm từ năm 2004. Bố của Cường và Toàn mất, mẹ bị bệnh.
Cùng cảnh ngộ là chị em Lê Thị Yến, Lê Thị Linh. Cả hai đều sinh ra trong gia đình có năm chị em gái ở xã Mai Động (Kim Động). Từ ngày được nhận vào Trung tâm, cả hai chị em Yến đều chăm ngoan, chịu khó, học giỏi. Yến và Linh nhiều năm liền là học sinh xuất sắc của trường THCS Phú Thịnh.
Tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Bình (thị trấn Kim Động) cùng con trai mang quà đến thăm các em tại đây. Chị cho biết: “Đến đây, mình vừa có thể thăm nom, động viên các cháu vừa giúp con có cơ hội thực tế, thay đổi tư duy nhận thức để cháu hiểu thêm được giá trị sống”.
Ông Nguyễn Trung Chắt-Giám đốc Trung tâm cho biết: “Không giống như nhiều nơi khác, tên Trung tâm, không đặt là trại trẻ mồ côi mà là Trung tâm Hy vọng để cho các cháu không cảm thấy mặc cảm, mà được sống trong môi trường bình đẳng và hi vọng về những điều tốt đẹp ở phía trước”.
Như tình mẫu tử
Những mẹ nuôi tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu đều đơn côi. Mẹ Ngô Thị Bình (56 tuổi) và mẹ Nguyễn Thị Với (52 tuổi) đều có chồng mất sớm. Cùng cảnh ngộ, được sống chung cùng mái nhà nên họ hiểu, thông cảm cho nhau. Các mẹ đều xem những đứa bé tại trung Tâm như con của mình.
“Các cháu ở nhà tự do đã quen, mỗi đứa một tính nên lúc đầu vào không dễ dạy. Khi đó, chúng tôi còn phải thay phiên đưa các cháu đến trường rồi lại đón về”, mẹ Hương nhớ lại.
Trong những đứa con ở Trung tâm, chăm sóc cháu Phương Anh là khó nhất. Lúc nhận về, cháu ngoan ngoãn nhưng từ đêm thứ hai, Phương Anh khóc từ sáng đến tối không chịu ăn uống. Mọi người gọi taxi đưa cháu đi viện khám mới biết cháu đang mọc răng.
Bảy năm qua các mẹ chưa một lần về nhà kể cả ngày lễ, tết, luôn tận tâm với công việc. “Hằng ngày nhìn các cháu khôn lớn, trưởng thành hơn và nhất là được các cháu ở đây gọi là mẹ thì còn có niềm hạnh phúc nào bằng”, mẹ Bình vừa chuẩn bị bữa trưa vừa tâm sự.

Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu thành lập ngày 21-5-2004. Trung tâm hoạt động không dùng ngân sách Nhà nước, hoạt động trong thời gian 35 năm. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm tiếp nhận 36 cháu, trong đó có 8 cháu sau khi học nghề được nhận vào làm việc tại các cơ sở, xí nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
( Theo Tien Phong On line - http://www.tienphong.vn/ban-doc/566975/Noi-nuoi-hy-vong-cho-tre-mo-coi-tpp.html )
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Người cha của trẻ mồ côi

60 tuổi là cái tuổi mà con người ta đã nghĩ đến sự nghỉ ngơi sau cả cuộc đời cống hiến cho gia đình và xã hội. Nhưng đối với ông Nguyễn Trung Chắt (thôn Phú Cường, xã Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên), thì dường như điều ấy là hoàn toàn xa lạ. Bởi gần 10 năm nay, một mình ông vẫn lái xe hàng trăm cây số từ Hưng Yên đi Lạng Sơn để làm một công việc không phải cho mình, đó là chở che và chăm sóc những đứa trẻ mồ côi tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu (Hưng Yên) và Trung tâm hy vọng Lộc Bình (Lạng Sơn). Nhiều người gọi ông là “người cha của những đứa trẻ mồ côi”.


“Bánh mỳ, nước lọc và lương khô” là tất cả những gì chuẩn bị cho chặng đường dài công tác từ Hưng Yên lên Lạng Sơn, cô Nguyễn Thị Với, phó giám đốc Trung tâm hy vọng Tiên Cầu chia sẻ với chúng tôi khi được hỏi về người giám đốc tận tụy của mình. Cô bảo: Đi công tác với “giám đốc” nhưng ít ai biết rằng bác lại tiết kiệm và dè sẻn đến thế. Cả chặng đường hàng trăm cây số mà rất ít khi được dừng xe để nghỉ ngơi. Bác bảo cần dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các cháu mồ côi. Bác thương chúng như con của mình vậy. Có lẽ vì thế mà gần 10 năm nay, mặc dù tuổi đã nhiều nhưng bác vẫn miệt mài, tận tụy với công tác xã hội, chăm lo cho mái ấm của những mảnh đời bất hạnh là Trung tâm hy vọng Tiên Cầu và Trung tâm hy vọng Lộc Bình. Cũng bởi vì thế mà các cô ở 2 trung tâm này gắn bó thiết tha với các em như ngôi nhà thứ 2 của mình. Nhiều người nhìn tấm gương của bác Chắt mà cố gắng, mà dốc lòng chăm sóc các em.




Tâm sự với chúng tôi, bác Chắt cho biết: Từng là người lính biên phòng, từng tham gia chiến đấu và công tác dọc tuyến biên giới Việt- Trung nên bản thân bác phần nào thấm thía hoàn cảnh khó khăn của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, nơi các em nhỏ phải đi bộ hàng chục cây số để học cái chữ, nhiều em phải bỏ học vì gia đình quá nghèo khó, hoặc mồ côi bố mẹ, không người chăm sóc. Từ đó ý nghĩ về việc xây dựng một môi trường tốt để giúp đỡ, chăm sóc, chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh như các em mồ côi luôn thôi thúc tâm trí bác. Khi nghỉ công tác, bác liền bắt tay thực hiện giấc mơ của mình thời trai trẻ, đó là vận động các tổ chức phi chính phủ tài trợ dự án thành lập “Trung tâm hy vọng Lộc Bình” (Lạng Sơn) và “Trung tâm hy vọng Tiên Cầu” (Hưng Yên). Từ khi thành lập hai trung tâm trên, bác Chắt bắt đầu cuộc sống xa gia đình, lặn lội khắp nơi để xin tài trợ cho các cháu. Khi thì tấm áo ấm, khi là những thùng mỳ tôm, những bao gạo, cá khô, nước mắm, xà phòng… tất cả những gì tốt nhất để bảo đảm cho cuộc sống hàng ngày và học tập của các cháu. Khi nhắc đến những kỷ niệm sâu sắc trong đời làm công tác từ thiện của mình, bác Chắt không khỏi xúc động nghẹn ngào trước những tấm lòng nhân ái đã thầm lặng hy sinh, giúp đỡ những số phận kém may mắn trên cả nước, những người cùng chung ý nguyện với bác là giúp các cháu mồ côi có được điều kiện học hành và phát triển bình đẳng, lành mạnh về thể chất, tinh thần và nhân cách như những đứa trẻ khác trong xã hội, đồng thời góp phần ngăn chặn những tệ nạn xã hội có thể đến với các cháu khi các cháu cô đơn không người chăm sóc, dạy dỗ… Trong buổi nói chuyện của bác với các em học sinh trường THPT Amsterdam (Hà Nội), bác đã chia sẻ những suy nghĩ của mình và kể về cuộc sống của các em mồ côi ở Hưng Yên, Lạng Sơn. Bác nói: Các cháu sống ở Hà Nội, nếu mỗi buổi sáng bố mẹ cho ăn một gói mỳ tôm pha nước sôi thì có thể đó là điều các cháu không mong muốn, nhưng với các em ở trung tâm, nếu mỗi ngày có một gói mỳ tôm nấu với rau xanh do mình tự trồng để ăn sáng trước khi đến trường thì đó là niềm vui, hạnh phúc… Ngay sau buổi nói chuyện của bác, hơn 2000 học sinh trường THPT Amsterdam đã phát động chương trình “Chia sẻ ước mơ” bớt đi một bữa ăn sáng để ủng hộ hơn 7 nghìn gói mỳ tôm và quần áo, sách vở… cho các bạn ở 2 trung tâm. Hội cha mẹ học sinh của trường cũng cử đại diện đến thăm và tặng các cháu tivi, đầu video và bộ ăng ten trị giá gần 10 triệu đồng.

Trong cái rét ngọt của ngày cuối năm, nhìn những đứa trẻ tại trung tâm Hy vọng Tiên Cầu đang cặm cụi ngồi học bài với những chiếc áo ấm, mũ len khoác lên mình, chúng tôi thấy ấm lòng hơn. Tình yêu thương của bác Chắt đã làm vơi đi những nỗi buồn, sự mặc cảm của các cháu, giúp các cháu nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, sống vui vẻ, hồn nhiên, yêu đời như chính lứa tuổi của mình. Nhìn các cháu hàng ngày lớn lên, chăm ngoan và học hành tiến bộ, như những mầm xanh mạnh khỏe, lòng người cha như bác chợt thấy thanh thản, quên hết những mệt nhọc của những ngày vun gốc trồng cây…

( Nguồn: http://baohungyen.vn/phong-su-ky-su/201101/Nguoi-cha-cua-tre-mo-coi-103652/ )
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Người tái sinh cuộc đời "những trái tim mồ côi" ở Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu 2

24/12/2012
Người thành lập trung tâm, ông Nguyễn Trung Chắt tâm sự: "Tôi muốn các em ở trung tâm sẽ có cảm giác như đang được sống trong một gia đình trọn vẹn".
Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ của thôn Phú Cường (Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên), trung tâm Hy vọng Tiên Cầu II từ lâu đã nhận và nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi. Bỏ đi những ký ức ám ảnh tuổi thơ, trung tâm như mái nhà thứ hai vun đắp cho các em một cuộc đời mới.
Nơi tái sinh của những trái tim mồ côi
Có ý tưởng xây dựng trung tâm từ năm 2002 nhưng mãi đến năm 2004, ý định của ông Chắt mới thành hiện thực. Mỗi người khi tuổi già đến đều có ý thức hướng về nguồn cội, có người góp tiền xây chùa, đúc tượng, có người làm từ thiện, còn ông Chắt thì biến mong muốn từ những ngày tuổi thanh niên thành sự thật.
Khi còn công tác trong các dự án dành cho trẻ mồ côi của UNESCO, ông được đi nhiều nơi, thăm nhiều trại trẻ mồ côi và thấy được những hạn chế của các trung tâm này. Ông chia sẻ: "Những nơi tôi đến cơ sở vật chất rất đầy đủ nhưng có nhiều người làm việc theo trách nhiệm mà thiếu đi tấm lòng.
Lúc ấy, tôi đã nghĩ, khi nào có điều kiện sẽ xây dựng nên một trung tâm mà ở đó các em có điều kiện sống như một gia đình bình thường, được quan tâm và lắng nghe về tình cảm. Như thế, tuổi thơ của các em sẽ bình yên và có một cuộc sống tốt hơn".
Khi nghỉ hưu vào năm 1995, có thời gian thực hiện mong muốn bấy lâu của mình, ông đã trình bày với chính quyền huyện Kim Động và được huyện cấp cho ông 3000m2 đất của trung tâm Giáo dục thường xuyên đang bỏ không.
Ngôi nhà khi ấy quá xuống cấp phải phá đi để xây lại. Ông huy động tất mọi nguồn để có kinh phí, từ tiền của gia đình, đi vay bạn bè đến việc xin trợ giúp của các cá nhân, tổ chức.
Qua bao khó khăn mới thành lập được trung tâm, đến lúc đặt tên để các em đỡ mặc cảm, ông lấy tên là trung tâm Hy vọng Tiên Cầu.
Ông kể: "Tôi dùng hai chữ Hy vọng để mong muốn cho các em có niềm tin vào cuộc đời mới. Ban đầu trung tâm nhận 24 em, em bé nhất là 5 tuổi. Các em sẽ sống ở trung tâm đến khi 18 tuổi là trung tâm đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ".
Trung tâm thành lập được một thời gian, ngày càng nhận được nhiều sự tham gia ủng hộ của mọi người. Cũng trong năm 2004, một người bạn Việt kiều của ông Chắt đang sinh sống ở Thái Lan ngỏ ý muốn cùng ông đóng góp nhưng lại muốn giúp đỡ cho các trẻ em ở miền núi.
Những năm còn đi bộ đội biên phòng, ông thấy được cuộc sống khó khăn của những người dân tộc thiểu số nơi đó, vậy là ông lên Lạng Sơn và xây dựng nên Trung tâm Hy vọng Lộc Bình. Kinh phí xây dựng khi ấy hết hơn 300 triệu đồng từ bạn của ông giúp đỡ.
Sau đi vào hoạt động, mỗi tháng người bạn trợ giúp trung tâm 15 triệu. Nhưng hoạt động được 3 năm, người bạn Việt kiều bị tai nạn qua đời. Khi ấy việc duy trì hoạt động của trung tâm rất khó khăn.
Vì sức lực của ông chỉ đủ lo cho trung tâm ở Hưng Yên, ông bàn với chính quyền địa phương đề nghị ông và huyện mỗi bên lo một nửa. Huyện đồng ý nhưng chỉ chu cấp được một thời gian vì không có kinh phí. Đứng trước nguy cơ giải tán, ông cố gắng vận động anh em, bạn bè và vượt qua được những khó khăn trước mắt.
Ông Chắt đang ăn cơm cùng với các em nhỏ ở trung tâm.
Một mình ông Chắt phải phân thân để lo cho hai trung tâm, một ở Hưng Yên, một ở Lạng Sơn. Mỗi tuần, ông về trung tâm ở Hưng Yên một lần, còn trung tâm ở Lạng Sơn cứ hai tuần một lần ông lại mua gạo chuyển lên cho các em.
Ông kể rằng, trung tâm Hy vọng Tiên Cầu vốn trước kia chỉ nằm ở một địa điểm. Khi mới xây, trung tâm có 6 phòng, ở được 40 cháu nhưng sau thấy ở chung không phù hợp nên ông tách thành ba nhà, trong mỗi nhà lại có một anh chị lớn bảo ban các em nhỏ hơn. Các em được phân theo khu vực.
Ông tâm sự: "Nếu cho các cháu ở tập trung lúc bé thì không sao nhưng đến 14 - 15 tuổi chúng sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn, tị nạnh nhau. Các cô mỗi người có một việc, người nấu ăn, người bảo ban học tập, người chăm sóc sinh hoạt. Khi có cô nào đi vắng thì lại không có ai bảo ban các cháu nên tôi quyết định chia nhà, cho các cháu ở riêng theo gia đình, lớn bé bảo ban nhau. Vài năm nay mới thành lập mô hình này nhưng tôi thấy tốt hơn".
Nói về kinh phí hoạt động của trung tâm, ông bảo mình có may mắn vì gia đình đã ổn định, vợ lại hết mực ủng hộ. Có nhà cho thuê, ông dành một phần lo cho gia đình, phần lớn còn lại để trung tâm hoạt động.
Ông thổ lộ: "Tôi để các con tự lập, giáo dục cho chúng ý thức biết quan tâm đến những người xung quanh. Tôi cũng cố gắng lo cho các cháu ở trung tâm đến nơi đến chốn".
Những tâm sự không nói thành lời
Những em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất cha hoặc mẹ đều là những đối tượng được trung tâm nhận nuôi. Những em nhỏ này khi không có sự quan tâm của người sinh thành thường hay mặc cảm về bản thân. Nhiều em còn không có chỗ nương thân phải đi bán báo, đánh giày, bán vé số để kiếm sống. Trung tâm nhận nuôi các em, lo cho các em trưởng thành với mong muốn giáo dục các em từ bé, trở thành người có ích cho xã hội.
Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu II rộng 2000m2 mà chúng tôi đến thăm được xây dựng trên mảnh đất của gia đình ông Chắt đang là nơi sinh sống của 8 em nhỏ, có một em đang đi học nghề. Trong nhà có một mẹ nuôi quản lý chăm sóc cho các em tất cả mọi việc từ lo ăn uống, trông nom, ốm đau, tăng gia sản xuất, đi họp phụ huynh để quan tâm từng em một kịp thời.
Khi mới vào trung tâm, mỗi sáng đi học bọn trẻ trong làng gọi các em là trẻ mồ côi khiến các em tự ti mà bỏ học. Ông đến trao đổi với nhà trường, rồi động viên trẻ em trong làng đến rủ các em đi học. Trung thu, trung tâm tổ chức cho tất cả trẻ em trong làng đến tham gia để tạo cho các em môi trường hoà đồng, vui vẻ.
Tổng cộng ba nhà của trung tâm Hy vọng Tiên Cầu có 28 em. Trung tâm chỉ nhận các em từ 5 tuổi trở lên vì không có điều kiện chăm sóc khi các em quá nhỏ. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là có cháu nhỏ có mẹ bị điên. Khi sinh ra có hơn một cân, nhiều người định xin cháu về nuôi nhưng lại sợ cháu sẽ mắc bệnh giống mẹ. Trung tâm đã nhận cháu bé về nuôi đến nay cháu đã được gần 3 tuổi và rất khoẻ mạnh.
Ban đầu theo Nghị định 67, các cháu được hỗ trợ 180 nghìn đồng/tháng. Lúc đầu khi các cháu sống ở trung tâm nguồn hỗ trợ này bị cắt vì cho rằng trung tâm đã nhận nuôi các cháu thì sẽ không có khoản kinh phí này, ông phải đi giải trình suốt 6 năm đến năm 2009 mới được cấp lại. Ông bảo mình mong muốn các cháu phải được hưởng chế độ đầy đủ, bình đẳng dù sống ở bất kỳ nơi đâu.
Bà Bình, người mẹ nuôi ở trung tâm chia sẻ: "Trong 13 khoản đóng góp, các cháu được miễn 3 khoản. Trung tâm phải đi vận động sự đóng góp của mọi người, lo gạo trước để đảm bảo mỗi cháu được 15kg một tháng. Tôi cũng chăn gà, vịt, trồng rau, nuôi cá để bớt chi phí".
Rất nhiều trường hợp các em ở trung tâm có hoàn cảnh éo le. Như em Đào Thị Luyến ở xã Ngọc Thanh. Trước đây, trung tâm có nhận nuôi em gái của Luyến.
Năm 2010, ông có đến thăm gia đình em mới được biết Luyến bị tim bẩm sinh và đã bỏ học từ lâu. Luyến được đón vào trung tâm chăm nuôi theo chế độ đặc biệt. Đến năm 2011, em được đưa đi mổ tim. Em phải trải qua hai ca phẫu thuật. Kinh phí phẫu thuật do sự gom góp của gia đình ông Chắt cộng với sự giúp đỡ của anh em bạn bè và một số tổ chức. Giờ, em đã khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Ông Chắt chia sẻ: "Trung tâm kêu gọi giúp đỡ và khơi dậy những tấm lòng. Tôi cũng vận động mọi người đến trung tâm vào dịp cuối năm để tổ chức liên hoan. Mọi người đến chung vui gói bánh trưng, mỗi người góp một thứ để các cháu thấy ấm áp, sẻ chia và được sống trong không khí của gia đình”.
Chia sẻ về trung tâm Hy vọng Lục Bình
Trung tâm có 50 em nhỏ, đa phần là người dân tộc thiểu số. Ở đây ông nhận cả các em có hoàn cảnh khó khăn. Có gia đình ông nhận đến bốn em. Ông tâm sự: "Nhà bốn em nhỏ đó cha đã mất, mẹ đi Trung Quốc buôn bán bỏ con lại bơ vơ, ông bà đã già, họ hàng hoàn cảnh đều khó khăn. Đón các em về, trung tâm tạo cho các cháu điều kiện để học hành, phát triển đến lúc trưởng thành và tự lo được cho mình. Hiện tại ở trung tâm có 2 em đã lập gia đình, 2 em đang học đại học, còn lại các em đều học cao đẳng và học nghề”.

(Nguồn: http://www.hungyentv.vn/90/14793/Xa-hoi/Nguoi-tai-sinh-cuoc-doi-nhung-trai-tim-mo-coi--o-Trung-tam-Hy-vong-Tien-Cau-2.htm )

Theo Người đưa tin
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,216
Động cơ
424,793 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Mục 1 của cụ thỏ là TTBTXH 3, chỗ đó em đến 2 lần rồi. Chỗ đó chăm sóc cả trẻ mồ côi, cả người già cô đơn. Có lần em đến, có 1 cụ mất, gọi người nhà chẳng ai ra. Cuối cùng TT làm hết.
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
Cập nhật danh sách đóng góp cho Quỹ Từ thiện của Hội CRC:

1. Thỏ Béo = 500K.
2. CoCo = 500K.
3. VIT2000 = 500K.
4. ducls = 500K.
5. caubevang06 = 200K.
6. lopkhongsam = 1.000K.
7. Tuan Can = 1.000K.
8. Bợm Nhậu = 1.000K.
9. cunfun = 1.000K.
10. rav4_2010 = 1.000K

Tổng cộng: 7.200.000 đ


Xin trân trọng cảm ơn lòng hảo tâm của các cụ trong Hội, kế hoạch từ thiện lần đầu tiên của Hội dự kiến là ngày 29/06/2013, nội dung sẽ được cập nhật ngay sau đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

bmw1226

Xe tải
Biển số
OF-20452
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
392
Động cơ
503,890 Mã lực
Nơi ở
Thủ đô ngàn năm văn hiến
Cụ Thỏ cứ yên tâm sẽ có nhiều người tham gia từ thiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuộc sống quanh ta có rất nhiều người cần được giúp đỡ. Chắc chắn các hội viên vẫn đang hàng ngày giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh đó dưới nhiều hình thức!
 

cunfun

Xe hơi
Biển số
OF-92533
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
157
Động cơ
404,782 Mã lực
Việc làm đầy ý nghĩa, Chúc CRVC phát triển cả về chất và lượng!
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,216
Động cơ
424,793 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Cập nhật danh sách đóng góp cho Quỹ Từ thiện của Hội CRC:

1. Thỏ Béo = 500K.
2. CoCo = 500K.
3. VIT2000 = 500K.
4. ducls = 500K.
5. caubevang06 = 200K.
6. lopkhongsam = 1.000K.
7. Tuan Can = 1.000K.
8. Bợm Nhậu = 1.000K.
9. cunfun = 1.000K.
10. rav4_2010 = 1.000K

Tổng cộng: 7.200.000 đ


Xin trân trọng cảm ơn lòng hảo tâm của các cụ trong Hội, kế hoạch từ thiện lần đầu tiên của Hội dự kiến là ngày 29/06/2013, nội dung sẽ được cập nhật ngay sau đây.
Thiếu cụ tua ce 5 loét kìa.
 

VIT2000

Xe tăng
Biển số
OF-20271
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,440
Động cơ
512,050 Mã lực
Nơi ở
Ngã Ba Sung Sướng
Cụ Thỏ cứ yên tâm sẽ có nhiều người tham gia từ thiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuộc sống quanh ta có rất nhiều người cần được giúp đỡ. Chắc chắn các hội viên vẫn đang hàng ngày giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh đó dưới nhiều hình thức!
Sao có nhiều người nói mà ko làm được thế nhỉ, hay làm từ thiện cũng phải xin vợ. =))
 

bmw1226

Xe tải
Biển số
OF-20452
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
392
Động cơ
503,890 Mã lực
Nơi ở
Thủ đô ngàn năm văn hiến
Sao có nhiều người nói mà ko làm được thế nhỉ, hay làm từ thiện cũng phải xin vợ. =))
Chú đừng mô kích vì anh ghét nhất những thằng mô kích đểu đấy! Ai làm thế nào kệ con mẹ người ta! Chú đừng học kiểu đâm bị thóc chọc bị gạo!
 

Tourcare

Xe tăng
Biển số
OF-7656
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
1,700
Động cơ
555,190 Mã lực
cụ Thỏ có tk vcb không e ck, hoặc hôm này gặp e gửi cash ;)
chả hiểu yêu gì e mà từ ds hội viên đến khoản góp gạo e đều không có tên :))
 

rabbit

Xe tải
Biển số
OF-13149
Ngày cấp bằng
14/2/08
Số km
335
Động cơ
522,510 Mã lực
cụ Thỏ có tk vcb không e ck, hoặc hôm này gặp e gửi cash ;)
chả hiểu yêu gì e mà từ ds hội viên đến khoản góp gạo e đều không có tên :))
Vấn đề là chưa gửi ấy chứ he he, chuyển khoản đê cho dễ nhớ, lại có bằng chứng ... Cash thì phải ký tên nhé ... Làm mình lục tung cả đống giấy tờ lẫn sao kê TK từ nãy tới giờ ...
À quên:

VCB Hội sở - L..C M.I.N.H H.O.À.N - 00-11-000-418612
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top